Chi 18 tỷ biến phân gà thành phân bón, nhưng “tắc” vì quy định nhiêu khê
Các quy định về việc sản xuất, kinh doanh phân bón phải xây dựng nhà máy, nhà kho, hệ thống đóng gói, may bao bì… đang làm khó các trại chăn nuôi khi muốn xử lý phế thải sau chăn nuôi thành sản phẩm phân vi sinh, cải thiện giá thành sản xuất.
Ông Lâm Thanh Đức, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi Thanh Đức (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), đầu tư trang trại chăn nuôi gà với quy mô thuộc hàng lớn nhất khu vực miền Nam hiện nay.
Sản phẩm chính từ hoạt động chăn nuôi của Công ty Thanh Đức là trứng gà sạch thương phẩm, cung cấp hơn 160.000 quả trứng sạch ra thị trường mỗi ngày. Bên cạnh đó, để xử lý chất thải sau chăn nuôi, tạo ra thành phẩm là phân gà vi sinh hữu cơ, Thanh Đức đã chủ động tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm xử lý chất thải sau chăn nuôi tại Nhật Bản.
Trại gà Thanh Đức đầu tư hơn 18 tỷ đồng để xử lý chất thải sau chăn nuôi thành phân bón, tạo môi trường thông thoáng, sạch, an toàn.
Nhận thấy được hiệu quả của công nghệ này, năm 2016, Thanh Đức đã đầu tư nhập khẩu và đưa vào vận hành 2 máy xử lý phân bón công suất hoạt động sinh lý gần 30 tấn phân tươi mỗi ngày của Công ty Chubu Ecotech (Nhật Bản), trị giá hơn 18 tỷ đồng. Quá trình xử lý chất thải sau chăn nuôi bằng công nghệ Nhật Bản, môi trường chăn nuôi được xử lý triệt để, khu vực chăn nuôi sạch sẽ, không tồn đọng nước bẩn, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm nguồn không khí…
Bên cạnh đó, sản phẩm phân bón hữu cơ thu được giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời bảo vệ và cải tạo đất, là nguồn phân bón chất lượng cao phù hợp với tiêu chí mới của nền nông nghiệp đang chuyển đổi sang xu hướng xanh, sạch, bảo vệ môi trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình xin cấp phép lưu hành phân hữu cơ thì Thanh Đức gặp phải khó khăn là phải có đầy đủ nhà kho, hệ thống máy móc sàng lọc, cân, đóng gói và máy may bao bì, các tiêu chuẩn đánh giá ISO… thì mới đủ điều kiện cần cho việc xin cấp hợp quy giấy phép sản xuất phân bón. Đây là trở ngại cho Thanh Đức khi mục tiêu đầu tiên là cải thiện và xử lý tốt môi trường chăn nuôi, tận dụng phế thải sau chăn nuôi chứ không phải mục đích chính là việc thành lập cơ sở để sản xuất kinh doanh phân bón.
Ông Đức cho rằng, việc đầu tư hệ thống máy móc, nhà kho… nói trên chỉ nên áp dụng riêng cho các công ty sản xuất và kinh doanh phân bón, nếu áp dụng quy định này với các cơ sở là nhà chăn nuôi xử lý chất thải sau chăn nuôi là chưa phù hợp.
“Việc đầu tư nhà kho, máy móc làm tăng thêm giá trị đầu tư cũng như tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi và phân bón. Trong khi, kết quả phân tích sản phẩm phân bón của Thanh Đức đều đã đạt các yêu cầu về chất lượng. Hơn nữa, hiện công ty chỉ cung ứng sản phẩm phân bón này vào chuỗi liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lớn mà Thanh Đức sắp triển khai trong thời gian tới”, ông Đức cho biết.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam (bên trái) thăm trại gà Thanh Đức, tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Do vậy, ông Đức cho rằng, nên giảm bớt các khâu thủ tục áp dụng riêng cho các nhà máy, công ty trong lĩnh vực phân bón khi áp dụng đối với các trại chăn nuôi có xử lý chất thải sau chăn nuôi thành sản phẩm phân vi sinh hữu cơ. Một khi sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng phục vụ sản xuất thì chỉ cần đưa ra được các chỉ tiêu công bố chất lượng và chịu trách nhiệm trước việc công bố chất lượng, đóng gói để lưu hành sản phẩm trên thị trường.
“Chất thải trong chăn nuôi là vấn đề lớn của vùng chăn nuôi Đồng Nai hiện nay nói chung và cả ngành chăn nuôi trong nước nói riêng. Nếu xử lý được vấn đề này, vừa tạo ra môi trường chăn nuôi an toàn mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho trang trại”, ông Đức nhận định.
Dù phía Thanh Đức nhiều lần có ý kiến, nêu kiến nghị lên UBND tỉnh Đồng Nai và các sở – ngành liên quan, ông Trần Bình Minh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, cho rằng, Nghị định 108/2017/NĐ-CP về phân bón quy định, phân bón là sản phẩm hàng hóa số 2, kinh doanh có điều kiện được Cục BVTV công nhận lưu hành tại Việt Nam.Do đó, trại gà Thanh Đức phải đảm bảo các yêu cầu về sản phẩm hàng hóa kinh doanh có điều kiện và liên hệ Cục BVTV để được thực hiện việc công nhận lưu hành sản phẩm phân bón, dù là phân bón sản xuất từ phế phẩm sau chăn nuôi.
Theo Danviet
Cây trồng phát triển nhờ phân bón Văn Điển
Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học và qua tổng kết từ thực tế, Công ty cổ phần Lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra trên 60 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng bón cho từng cây và một số loại cây. Phân bón Văn Điển tạo sự khác biệt nhờ có đủ các chất trung, vi lượng.
Yêu cầu dinh dưỡng
Về yêu cầu dinh dưỡng các cây sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất sinh vật càng cao thì yêu cầu phân bón càng nhiều và ngược lại. Cây ngô, khoai tây, rau cần nhiều đạm; cây họ đậu cần nhiều lân, ít đạm; cây có củ cần nhiều kali... Mặt khác từng cây lại có nhu cầu đạm, lân, kali nhiều ít khác nhau, ví dụ nhóm cây có củ cần nhiều kali hơn các loại cây khác nhưng trong đó khoai tây lại cần nhiều kali nhất. Các loại cây trồng chia làm 2 giai đoạn: Sinh trưởng dinh dưỡng (phát triển rễ, thân, lá) và sinh trưởng sinh thực (hình thành và phát triển các cơ quan sinh dục như ra hoa, đậu quả). Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Cần nhiều lân và đạm để phát triển rễ, thân, lá. Giai đoạn sinh trưởng sinh thực cần nhiều kali giúp tổng hợp và vận chuyển các chất về quả, củ, hạt và trong từng giai đoạn sinh trưởng lại chia ra. Ví dụ, giai đoạn sinh trưởng của lúa gồm: thời kỳ mạ - đẻ nhánh - làm đòng - trổ, chín; giai đoạn sinh trưởng của các loại cây có củ gồm: Giai đoạn phát triển thân lá, hình thành củ, phát triển củ.
Công ty cổ phần Lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra trên 60 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng bón cho từng cây và một số loại cây. Ảnh: I.T
Nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn của từng cây cũng khác nhau. Như vậy, nhìn chung yêu cầu các chất đa lượng: Đạm, lân, kali theo tỷ lệ trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của từng cây khác nhau và từng giai đoạn sinh trưởng cũng khác nhau nên căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như trên, nhà sản xuất đã làm ra một số loại phân bón chuyên dùng cho một số loại cây như: Phân NPK chuyên dùng cho lúa, ngô, khoai tây, đậu, lạc, cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, chè... Phân chuyên dùng bón cho từng cây lại có phân chuyên dùng bón cho từng giai đoạn sinh trưởng như: Phân lót, phân bón thúc.
Cách bón phân Văn Điển
Tuy vậy, có một số cây trong cùng nhóm, cùng họ hoặc khác họ yêu cầu thành phần dinh dưỡng giống nhau nên cũng có một số loại phân NPK có thể sử dụng chung. Như phân NPK bón cho cây họ có múi: Bưởi, cam, quýt; phân NPK bón cho đậu, lạc; phân NPK bón cho rau...
Phân Văn Điển sẽ cung cấp đầy đủ 16 nguyên tố thiết yếu cho cây trồng với tỷ lệ cân đối, hợp lý, đáp ứng từng giai đoạn và suốt thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Các cây ăn quả: Nhãn, bưởi, mít, đu đủ bón lót phân đa yếu tố NPk 5-10-3 Văn Điển. Bón thúc phân đa yếu tố NPK 12-8-12 Văn Điển. Đối với cây bưởi trồng mới từ 1 đến 3 năm chưa cho thu hoạch quả: Bón lót mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ và 1-1,5kg lân Văn Điển, phủ kín đất, trồng cây. Bón thúc hàng năm bằng phân NPK 5-10-3 Văn Điển. Năm thứ nhất bón 1 gốc: 1-1,5kg; năm thứ hai: 1,5-2kg; số lượt phân bón thúc chia làm 4-5 lần mỗi năm. Thời kỳ kinh doanh bón loại phân NPK: 12-8-12 Văn Điển, mỗi gốc mỗi năm bón từ 1-3kg tùy theo tuổi cây và năng suất.
Đối với cây nhãn: Bón lót trước khi trồng mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ; 1,5-2kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển; cây từ 4 năm trở đi bón mỗi gốc từ 2-4kg NPK 12-8-12 Văn Điển; số lượng bón tùy theo tuổi cây và năng suất.
Đối với cây mít: Bón lót mỗi hố 15-20kg phân hữu cơ và 1,5-2kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển; cây từ 1 đến 3 năm bón mỗi gốc từ 1,5-2kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển; cây từ 4 năm trở đi trung bình mỗi năm bón từ 2-3kg phân NPK12-8-12 Văn Điển; chia đều làm 2 lần bón khi cây chuẩn bị ra trái và khi cây sau khi thu hoạch quả lứa đầu.
Đối với cây đu đủ: Bón lót mỗi hố 0,5-0,8kg phân NPK 5-10-3 Văn Điển. Bón thúc NPK 12-8-12 Văn Điển, 1-2kg mỗi cây; chia làm 3 lần: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 thúc quả lớn.
Theo Danviet
Cây ổi "vạn người mê", trả hơn 2 tỷ đồng chủ vẫn không bán Cây ổi hồng đào 75 năm tuổi cho ra quả chi chít, thế song hoành khiến nhiều người mê mẩn. Nhiều "đại gia" sẵn sàng xuống tay hơn 2 tỷ đồng để mua cây ổi nhưng chủ nhân quyết không bán. Cây ổi 75 năm tuổi, thế song hoành ở Hà Nội Đó là cây ổi của gia đình ông Phùng Anh Lê,...