Chỉ 135.000 đồng có bằng lái xe quốc tế sử dụng ở 85 nước
Sáng 3.11, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế cho công dân Việt Nam.
Người dân đến Tổng cục Đường bộ đổi giấy phép sáng nay – Ảnh: Việt Hùng
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, người dân có nhu cầu cấp giấy phép lái xe quốc tế chỉ cần làm đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế theo mẫu và mang giấy phép lái xe, hộ chiếu còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu, 2 ảnh 3 x 4 nền màu trắng đến các điểm cấp đổi làm thủ tục, nộp lệ phí.
Sau khoảng 5 ngày, người dân sẽ lấy được giấy phép lái xe quốc tế với thời hạn không quá 3 năm và được sử dụng tại 85 nước theo quy định của Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước về biển báo – tín hiệu đường bộ (Công ước Vienna).
Ông Quyền cho biết, hiện tại người dân mất khoảng 2 – 3 tiếng là có thể lấy được bằng lái xe quốc tế với mức lệ phí cấp là 135.000 đồng. Trong trường hợp không đợi lấy bằng thì lái xe có thể ủy quyền cho người khác lấy hoặc để lại địa chỉ và nộp phí để đơn vị cấp gửi qua đường bưu điện về nơi cú trú.
Video đang HOT
Hiện các Sở GTVT đã được tập huấn, chuyển giao công nghệ để chuẩn bị thiết bị, nguồn nhân lực. Nếu Sở GTVT nào chưa cấp được bằng lái xe quốc tế thì Sở chỉ cần tiếp nhận hồ sơ và truyền dữ liệu của người xin cấp bằng lái về Tổng cục để cấp. Tổng cục sẽ gửi trả lại bằng cho Sở để chuyển cho người dân có nhu cầu cấp bằng lái xe quốc tế. Người dân phải chi trả phí chuyển phát của Tổng cục, ông Quyền cho biết.
Mẫu giấy phép lái xe – Ảnh: Việt Hùng
Giấy phép lái xe quốc tế có hình dáng một quyển sổ có kích thước A6 (148 x 105cm) có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định. Các trang đầu ghi thông tin cơ bản, phạm vi sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các trang sau là phần khai về người lái và phân hạng xe bằng các thứ tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha.
Người có giấy phép lái xe quốc tế phải mang theo người khi lái xe và xuất trình cùng giấy phép lái xe quốc gia trên lãnh thổ của các nước tham gia Công ước Vienna đồng thời tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Giấy phép lái xe quốc tế có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn khi vi phạm quy định luật hiện hành nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.
Người có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Vienna cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển. Bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam do đã có bằng lái quốc gia.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Chưa chốt mức phí cấp bằng lái xe quốc tế
Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đang đề nghị Bộ GTVT và Bộ Tài chính cho phép tạm thu phí cấp giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế là 135.000 đồng.
Đây là mức phí được đề nghị tạm thu trong khi các cơ quan chức năng chưa thống nhất ban hành mức thu phí cấp GPLX quốc tế.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã xây dựng Đề án lệ phí cấp GPLX quốc tế và Dự thảo Thông tư quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp GPLX quốc tế.
Mẫu giấy phép lái xe quốc tế
Hiện Tổng cục Đường bộ đã có Tờ trình báo cáo Bộ GTVT xem xét thống nhất với Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí là 155.000 đồng/giấy. Tuy nhiên, Thông tư hiện chưa được ban hành.
Đây cũng là một trong những lý do khiến việc cấp GPLX quốc tế chưa thể tiến hành từ 1.10 theo như dự kiến. Bên cạnh đó, tiến độ cấp GPLX quốc tế bị chậm còn do loại GPLX này được thiết kế riêng biệt theo quy định tại Công ước về giao thông đường bộ năm 1968. Các yêu cầu về mặt công nghệ để in loại GPLX này đòi hỏi tính bảo mật cao.
Theo đó, GPLX quốc tế là một quyển sổ có kích thước 148mm x 105mm, có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám. Số GPLX gồm 3 số đầu là mã quốc gia (084), 12 số sau là số GPLX quốc gia. Các trang đầu ghi thông tin cơ bản, phạm vi sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các trang sau là phần khai về người lái và hạng xe bằng các thứ tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha và tương ứng với các hạng xe của GPLX quốc gia do Việt Nam cấp.
Trong thời gian chưa ban hành mức phí cấp GPLX quốc tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ GTVT xem xét thống nhất với Bộ Tài chính cho phép cơ quan cấp GPLX quốc tế được tạm thu lệ phí 135.000 đồng/GPLX.
Đây là mức lệ phí cấp GPLX tương đương với mức thu hiện đang áp dụng đối với bằng lái xe vật liệu PET đối với bằng lái trong nước.
Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu được cấp GPLX quốc tế của các cá nhân theo quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam dự kiến sẽ thực hiện thí điểm cấp GPLX quốc tế kể từ ngày 15.10. Sau khi Thông tư quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp GPLX quốc tế được ban hành sẽ tiến hành cấp trên toàn quốc.
Để được cấp đổi GPLX quốc tế, người dân chỉ cần làm đơn theo mẫu và mang GPLX, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị đến các điểm cấp đổi làm thủ tục, nộp lệ phí. Sau khoảng 5 ngày, người có nhu cầu sẽ được nhận GPLX quốc tế với thời hạn sử dụng không quá 3 năm và được sử dụng tại 73 nước theo quy định của Công ước Vienna.
Theo Danviet
Lùi thời hạn cấp giấy phép lái xe quốc tế Theo Thông tư 29 của Bộ GTVT, việc cấp và sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế - IDP sẽ có hiệu lực từ hôm nay 1.10. Tuy nhiên, ông Võ Minh Tuấn, Vụ phó Vụ Quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ VN), khẳng định việc cấp GPLX quốc tế - IDP chưa thể thực hiện...