‘Chỉ 10% ngân sách quốc phòng thế giới cũng đủ xóa nghèo đói’
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ( SIPRI) ngày 5.4 cho biết chỉ cần 10% trong tổng chi tiêu ngân sách quốc phòng thế giới năm 2015 có thể giúp xóa nghèo đói trong 15 năm tới.
Thế giới chỉ cần giảm 10% chi tiêu quốc phòng là có thể xóa nghèo đói trong vòng 15 năm tới – Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lại báo cáo thường niên của SIPRI cho biết chi tiêu quốc phòng thế giới trong năm 2015 tăng 1% so với năm 2014 và cũng là lần tăng đầu tiên kể từ năm 2011.
Chi tiêu quốc phòng tăng ở châu Á, Trung – Đông Âu và Trung Đông, nhưng giảm ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Mỹ Latin, châu Phi và vùng Caribê.
Cũng theo báo cáo của SIPRI, tổng chi tiêu quốc phòng thế giới tăng lên đến 1,7 nghìn tỉ USD trong năm 2015, với Mỹ đứng đầu danh sách mặc dù giảm chi tiêu quốc phòng 2,4% xuống còn 596 tỉ USD.
Trung Quốc là quốc gia chi tiêu ngân sách quốc phòng đứng thứ 2 thế giới trong hai năm liền 2014, 2015; trong năm 2015 nước này tăng chi tiêu quốc phòng 7,4%, lên 215 tỉ USD. Ả Rập Xê Út vượt qua Nga đứng hàng thứ 3, Nga thứ 4 và Anh thứ 5.
SIPRI cho biết tổng chi tiêu ngân sách quốc phòng thế giới năm 2015 chiếm 2,3% tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu và chỉ cần 10% tổng chi tiêu quốc phòng thế giới là đủ gây quỹ cho những chương trình của Liên Hiệp Quốc để từ nay đến năm 2030 có thể chấm dứt nghèo đói.
Các thống kê của Liên Hiệp Quốc ước tính có 800 triệu người trên thế giới sống trong nghèo đói, và những quốc gia có xung đột thì có tỉ lệ nghèo đói cao nhất.
Phúc Duy
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Xung đột Azerbaijan - Armenia: Thổ Nhĩ Kỳ ném đá
Azerbaijan quyết tâm dùng giải pháp quân sự sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ như một sự thách thức với Nga.
Azerbaijan quyết tâm
Đại sứ Azerbaijan tại Nga, ông Polad Bulbuloglu ngày 2/4 nói rằng nước này đã sẵn sàng cho một giải pháp quân sự đối với tình hình ở khu vực Nagorny Karabakh.
Theo ông Bulbuloglu, suốt 22 năm qua, các nỗ lực giải quyết hòa bình vấn đề đã không đem lại kết quả dù Azerbaijan sẵn sàng giải quyết vấn đề theo cách hòa bình.
Đại sứ Polad Bulbuloglu cho biết thêm: "Nếu không giải quyết được theo cách hòa bình, chúng tôi sẽ giải quyết bằng con đường quân sự".
Ông Bulbuloglu cho rằng thỏa hiệp của Azerbaijan là quân đội Armenia phải rời khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp. Sau đó nguyên thủ quốc gia hai nước sẽ đàm phán thảo luận việc hai dân tộc cùng chung sống trên khu vực Nagorny Karabakh.
Một trực thăng Mi-24 của Azerbaijan bị bắn hạ
Giao tranh trên diện rộng ở khu vực Nagorny Karabakh đã bùng phát trở lại đêm rạng sáng 2/4. Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết họ đã phản công để đáp lại hành động khiêu khích của Armenia.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, quân đội Azerbaijan đã chiếm một số điểm cao và điểm dân cư chiến lược, cũng như phá hủy 6 xe tăng, 15 pháo và các lô cốt, giết và làm bị thương 100 tay súng đối phương.
Ngoài ra, Baku cũng thừa nhận có 12 binh sĩ thiệt mạng, mất 1 trực thăng Mi-24 và một xe tăng bị hư hỏng.
Trong khi đó, Armenia bác bỏ những tuyên bố trên. Theo đó, quân Azerbaijan đã bị đẩy trở lại vị trí ban đầu và hứng chịu tổn thất.
Tại cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia, Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan ngày 2/4 đã đề xuất soạn thảo Hiệp định hỗ trợ quân sự song phương với Cộng hòa Nagorny Karabakh (NKR) tự xưng. Theo ông, văn kiện này sẽ được trình lên Quốc hội xem xét.
Hiện hai bên đều đổ lỗi cho nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đạt được từ tháng 5/1994. Tuy nhiên, có thể thấy sự chủ động và thái độ tự tin từ phía Azerbaijan, nhất là theo tuyên bố mới nhất của ông Đại sứ nước này tại Nga.
Azerbaijan tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và công khai dùng giải pháp quân sự với vấn đề Nagaorny-Karabakh
Từ lâu, Azerbaijan đã tỏ rõ ý định sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Nagorny-Karabakh. Với nguồn thu khổng lồ từ dầu khí, chi tiêu quốc phòng của nước này trong năm 2015 lên tới gần 4 tỷ USD, lớn hơn toàn bộ ngân sách của Armenia.
Tốc độ tăng ngân sách quốc phòng của Azerbaijan nhanh chóng mặt, từ mức 175 triệu USD khi Tổng thống Ilham Aliyev lên nắm quyền vào năm 2004. Hồi năm 2011, chính ông Aliyev tuyên bố ngân sách quốc phòng của Azerbaijan đạt 3,1 tỷ USD, nhiều hơn toàn bộ ngân sách của Armenia khi đó là 2,8 tỷ USD. Dự kiến ngân sách quốc phòng của Armenia trong năm 2016 chỉ ở mức 433 triệu USD.
Thổ Nhĩ Kỳ ném đá
Sự tự tin và quyết tâm của Azerbaijan nhằm giành lại Nagorny-Karabakh đã âm ỉ trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt khi nước này tăng mạnh chi tiêu quốc phòng nhờ nguồn thu cực lớn nhờ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, một yếu tố tác động ít được chú ý là sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngay sau khi bùng phát xung đột đêm rạng sáng 2/4, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev.
Trong cuộc điện đàm, ông Erdogan đã "chia sẻ mất mát" với thân nhân những binh sĩ Azerbaijan bị thiệt mạng trong cuộc đụng độ mới đây ở khu vực Nagorny Karabakh.
Thông báo của Văn phòng Tổng thống Azerbaijan cho biết: "Tổng thống Erdogan đã bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết của Thổ Nhĩ Kỳ về các sự kiện liên quan tới Azerbaijan và Armenia, đồng thời nhấn mạnh rằng người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ luôn luôn sát cánh với người dân Azerbaijan".
Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới và nhiều mâu thuẫn lịch sử với Armenia
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng thảo luận về những sự kiện xảy ra vừa qua ở khu vực Nagorny Karabakh. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz cũng bày tỏ sự ủng hộ tối đa cho Azerbaijan.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên án Armenia về các vụ tấn công tại khu vực Nagorny Karabakh, đồng thời hối thúc Yerevan thực thi đầy đủ lệnh ngừng bắn.
Hồi tháng 12/2015, ít ngày sau khi bắn hạ máy bay Su-24 của Nga ở khu vực biên giới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã sắp xếp các chuyến thăm của Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu và sau đó là Thủ tướng Ahmet Davutoglu tới Azerbaijan.
Theo_Báo Đất Việt
Nga muốn đưa Yak-130 tới Mỹ Latin Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Liên bang Nga ông Anatoly Punchuk cho biết, nước này đang hy vọng sẽ quảng bá thành công máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 tại thị trường Mỹ Latin. "Chúng tôi hy vọng các nước Mỹ Latin đang có kế hoạch thay thế phi đội máy bay quân sự của...