Chỉ 1% công chức… không hoàn thành nhiệm vụ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết qua báo cáo bước đầu của các địa phương cho thấy chỉ có trên dưới 1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Công an xã ở H.Hải Lăng (Quảng Trị) tổ chức “giao lưu” trong giờ làm việc bị phóng viên QTV ghi hình lại giữa tháng 2.2013
Chiều qua, Ủy ban TVQH cho ý kiến về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trước khi bước vào phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải đánh giá đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) hiện nay đạt trình độ, hiệu quả làm việc như thế nào. “Dư luận nói 30% không đạt yêu cầu thì có đúng không?”, ông hỏi.
Từ khóa 9 đã nói “5 chạy”, trong đó có chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy ghế gì đó nữa, nhiều chạy lắm
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước
Đại diện cơ quan chủ trì giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay các địa phương nói đến nay chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá hiệu quả CBCC nên rất khó xác định được chính xác bao nhiêu phần trăm CBCC đáp ứng được yêu cầu công việc, bao nhiêu phần trăm không. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình bổ sung: Vừa rồi chưa có đầy đủ dữ liệu để đánh giá đúng và trúng trình độ, chất lượng đội ngũ CBCC các cấp nên chưa thể phân loại được CBCC. Sau khi một số cán bộ T.Ư và địa phương phát biểu về vấn đề này, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bộ Nội vụ cũng đã nêu vấn đề để tìm nguyên nhân. “Chúng tôi có đề nghị các bộ, địa phương có báo cáo phân tích chất lượng, số lượng CBCC tính đến 31.12.2012. Số liệu các địa phương tổng hợp gửi lên chưa đầy đủ nên chưa có số cuối cùng, nhưng qua tổng hợp sơ bộ, số không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ báo cáo.
Video đang HOT
Từ khóa 9 đã nói “5 chạy”
Ngay đầu phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng đã đề nghị phải làm rõ trong báo cáo giám sát này việc có hay không tiêu cực trong tuyển dụng và bổ nhiệm đội ngũ CBCC. Đây cũng là câu hỏi nhiều vị Ủy viên TVQH đặt ra khi góp ý về nội dung báo cáo. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng, giám sát lần này đáng lẽ phải nêu được vấn đề này, chỉ ra một số hiện tượng vượt quy định, vượt khung trong tuyển chọn, bổ nhiệm CBCC ở một số ngành, địa phương nào đấy, vì đó là nội dung dư luận không đồng tình, nghi ngờ trong công tác cán bộ có tiêu cực, tham nhũng.
“Từ khóa 9 (Trung ương Đảng khóa IX – PV) đã nói “5 chạy”, trong đó có chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy ghế gì đó nữa, nhiều chạy lắm, thế thì giám sát lần này phải thấy những việc không đúng theo quy định pháp luật để đặt vấn đề yêu cầu Chính phủ hoặc cơ quan đó, địa phương đó kiểm tra lại vấn đề dư luận nêu, như thế mới đầy đủ, ví như chuyện có người sau một năm được bổ nhiệm hay được phong tướng thì về hưu, không phải tất cả đều tiêu cực nhưng do cách làm của ta có sự bất nhất nên cần làm rõ thực chất là thế nào”, ông Ksor Phước gợi mở.
“Phê” luôn báo cáo giám sát tuy nêu tất cả vấn đề “nhưng đụng vào vấn đề nhạy cảm thì ta xuôi xuôi theo, không dám nói bật lên”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh: “Đảng dũng cảm đối mặt rồi thì QH cũng phải đối mặt với vấn đề này. Qua kết quả giám sát của QH để Đảng tiếp thu xem có sơ suất ở đâu, ở khâu nào trong bổ nhiệm cán bộ, đề ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới”.
Liên quan đến câu hỏi có hay không tiêu cực trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm CBCC mà Chủ tịch QH đặt ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, trong báo cáo của Chính phủ không thấy nêu vấn đề này. Đoàn giám sát có yêu cầu và Chính phủ có hứa sẽ cung cấp kết quả thanh kiểm tra và xử lý tiêu cực trong công tác thi tuyển, bổ nhiệm CBCC, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được báo cáo.
Gác cổng thế nào mà quá nhiều cấp phó ?
Trong 2 lần phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu thêm thực trạng: “Theo quy định về cấp phó thì mỗi bộ không quá 4 thứ trưởng nhưng đếm qua danh bạ điện thoại năm 2012 thấy có bộ tới 11 thứ trưởng. Quy định cấp tổng cục, cấp cục, cấp phó cũng không được quá 4 nhưng thực tế bây giờ có tổng cục có tới cả chục đồng chí cấp phó, trong khi thời tôi làm bộ trưởng quy định không quá 3, chỉ một số bộ đặc thù không quá 4. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc gác cổng cho Chính phủ về vấn đề này như thế nào?”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng phàn nàn về tình trạng có lắm cán bộ giữ chức vụ quá, thậm chí có những cơ quan số cán bộ có chức vụ đông hơn cả… nhân viên, và lo ngại tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chính sách về khoán lương cho mỗi cơ quan, đơn vị hiện nay.
Nhân nói về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc “phê” quy trình bổ nhiệm cán bộ từ 20 năm trước đến nay vẫn không thay đổi là bao. Chẳng hạn như việc bổ nhiệm một cán bộ cấp dưới của bộ trưởng thì đều phụ thuộc vào tỷ lệ phiếu bầu, và bản thân bộ trưởng cũng chỉ được thể hiện chính kiến bằng 1 phiếu. “Chính vì quy định này mà khi chia tay (khi nghỉ hưu theo chế độ – PV), Thủ tướng Phan Văn Khải nói công tác cán bộ thế này là rất khó, người đứng đầu không chịu trách nhiệm trực tiếp được và không quy được trách nhiệm cho người đứng đầu về việc anh bổ nhiệm, anh lựa chọn ai. Sau này họ không làm được thì không phê được, cũng không có cách nào kỷ luật được”, ông Ksor Phước đơn cử, và đề nghị, thông qua giám sát lần này phải đề xuất đổi mới được vấn đề gì về công tác cán bộ mà vẫn bảo đảm được vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác này.
Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm CBCC do Ủy ban Pháp luật của QH chủ trì thực hiện cho thấy, tính đến 31.12.2012, số lượng CBCC được tuyển dụng là 525.481 người, trong đó số lượng tiến sĩ là 2.209 người (0,4%), thạc sĩ là 19.665 người (3,7%), cử nhân ĐH là 275.616 người (52,5%). Về trình độ chuyên môn, có 64.584 CBCC chưa qua đào tạo, chiếm 12,3%; về trình độ lý luận chính trị, có 278.772 CBCC chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 53,1%. Đáng chú ý, CBCC cấp xã, tỷ lệ có trình độ dưới ĐH là 163.293 người (chiếm 75,2%); tỷ lệ chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước là 113.365 người (chiếm 52,2%).
Bảo Cầm
Theo TNO
30% công chức không hoàn thành nhiệm vụ?
Đó là câu hỏi được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra cho Đoàn giám sát và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khi thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiều 20-9.
Dư luận yêu cầu làm rõ có hay không tiêu cực trong tuyển dụng cán bộ, viên chức
(Ảnh minh họa)
Chỉ 1% ngồi chơi xơi nước?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày báo cáo giám sát nêu rõ, theo số liệu của các cơ quan, đơn vị đã gửi báo cáo (chưa đầy đủ), số lượng cán bộ công chức được tuyển dụng (đến hết ngày 31-12-2012) là 525.481 người, trong đó số lượng tiến sĩ chiếm 0,4%; thạc sĩ 3,7%; cử nhân đại học chiếm 52,5%. Đáng lưu ý, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã đã được nâng lên với 24,8% có trình độ đại học trở lên; tỷ lệ được đào tạo về quản lý Nhà nước chiếm 66%. Trong khi đó, đội ngũ viên chức (tính đến ngày 31-12-2012) khoảng 1,7 triệu người; với 0,7% tiến sĩ; 4,2% thạc sĩ; 43% cử nhân đại học. Tỷ lệ tuyển dụng tăng dần qua từng năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát lưu ý việc phân bố CBCC không đồng đều, cả về cơ cấu bậc, ngạch và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Số lượng CBCC ở các địa phương có sự chênh lệch khá lớn. Công tác quản lý Nhà nước về CBCC, viên chức cũng có những hạn chế nhất định. Việc thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên nên còn có những hiện tượng tiêu cực được dư luận, công luận phản ánh nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kỷ luật công chức, công vụ chưa nghiêm.
Cho ý kiến vào báo cáo giám sát, một số Ủy viên UBTVQH quan tâm tới việc dư luận phản ánh tình trạng 30% CBCC không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ "sáng cắp ô đi, tối cắp về". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn: "Tôi thấy dường như quy trình bổ nhiệm cán bộ năm 2013 vẫn chẳng khác gì năm 1993, liệu có phải 20 năm vẫn giữ một quy trình"? Trả lời những câu hỏi này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: "Đi đến đâu, Đoàn giám sát cũng yêu cầu cung cấp số liệu đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, nhưng đến nay chưa nhận được báo cáo. Các địa phương đều nói do thiếu tiêu chí cụ thể nên rất khó nói bao nhiêu phần trăm bảo đảm được tiêu chuẩn, bao nhiêu không". Ông Phan Trung Lý cũng công nhận, quy trình bổ nhiệm cán bộ "đúng là đã quá lạc hậu".
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình giải trình thêm: "Nhận định 30% CBCC không hoàn thành nhiệm vụ chỉ là dư luận bên lề chứ chưa có đánh giá chính thức nào. Theo số liệu địa phương gửi lên cho chúng tôi thì số CBCC không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%. Dư luận xã hội tạo áp lực rất nặng nề nên chúng tôi đã yêu cầu phải rà soát, báo cáo kỹ hơn".
Chưa làm rõ được tiêu cực
Chưa thể hài lòng với con số 1%, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển tiếp tục hỏi: "Có ý kiến 30% CBCC không làm được việc và có cắt giảm số này đi cũng không ảnh hưởng gì, Đoàn giám sát có đánh giá được không? Sáng 8h mới đến, rồi ăn sáng, cà phê, 10h mới ngồi vào làm việc, 16h đã vội về chơi thể thao thì lương được hưởng đã là quá cao, đừng đổ lương thấp. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm có thực chất hay chỉ là hình thức, nặng bằng cấp, nhẹ năng lực. Cán bộ đủ thứ bằng cấp, đủ thứ bồi dưỡng nhưng giao việc là chịu. Càng không làm được việc thì lại càng được cử đi học?". Ông Ksor Phước, Chủ tich Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bức xúc: "Dư luận phản ánh có nhiều thứ "chạy" lắm, từ chạy chức, chạy quyền tới chạy việc, chạy ghế... Giám sát phải làm rõ những việc này, nhất là việc bổ nhiệm không đúng quy định có tiêu cực hay không? Bổ nhiệm sai quy định đang làm xã hội nghi ngờ có tiêu cực, tham nhũng nên cần kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm khắc".
Trưởng Đoàn giám sát Phan Trung Lý cho biết: "Dư luận rất quan tâm việc phải làm rõ có tiêu cực hay không trong công tác cán bộ. Đoàn giám sát đã yêu cầu cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý, song đến nay, vẫn chưa nhận được báo cáo này." Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình phân trần: "Tiêu cực trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận. Ngành Nội vụ đã được giao xây dựng nghị định về phòng chống tiêu cực trong công tác cán bộ và thi đua khen thưởng. Văn bản này đang lấy ý kiến các bộ, ngành và có thể ban hành trong quý IV-2013".
Thành Nam
Theo ANTD
'Chỉ 1% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ' Theo Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, dù có nhiều dư luận về hiệu quả làm việc nhưng qua phân loại chỉ có khoảng 1% cán bộ, công chức không hoàn thành công viêc được giao. Báo cáo tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/9, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, một số lượng không...