Chết vì không được chẩn đúng bệnh kịp thời
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) hôm nay (1.11) cho biết mặc dù đã được nỗ lực cứu chữa nhưng một bệnh nhân nam đã tử vong do nhập viện trễ, bệnh sốt xuất huyết đã chuyển biến qua giai đoạn quá nặng.
Các bệnh nhân sốt xuất huyết người lớn được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới – Ảnh: Nguyên Mi
Bệnh nhân L.B.Đ. (25 tuổi, quê Sóc Trăng, đang làm việc tại một xưởng bánh bao ở phường An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy kiệt, toàn thân tím tái, tiểu ra máu.
Tại đây, bác sĩ Dương Bích Thủy (Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và Chống độc người lớn) cho biết chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết đã đến tình trạng nguy kịch, mạch huyết áp không đo được. Các kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã bị tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu, hôn mê.
Hỏi ra mới biết, bệnh đã diễn biến đến ngày thứ 6 mà không được can thiệp điều trị đúng bệnh.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, khoảng một tuần trước khi nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân có biểu hiện sốt liên miên, bỏ ăn dù đã uống thuốc tự mua. Thấy tình trạng sức khỏe không cải thiện, bệnh nhân đến khám tại bệnh xá phường An Lạc (Q.Bình Tân). Tại đây, bệnh nhân được truyền nước biển và cho thuốc về nhà uống. Tuy nhiên, diễn tiến bệnh vẫn trở nặng.
Video đang HOT
Sau đó, gia đình đưa bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Q.Bình Tân, thì được chẩn đoán là sốt, đau họng, và được cho thuốc về nhà uống.
Ít ngày sau, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt, cơ thể tím tái nên được người thân chuyển vào Bệnh viện Q.6 cấp cứu và ngay lập tức, được chuyển tiếp lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tình trạng nguy kịch trên.
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã điều trị tích cực cho bệnh nhân thở máy, truyền máu và chế phẩm từ máu đồng thời lọc máu liên tục. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.
Được biết, đây là trường hợp thứ tử vong thứ 5 do sốt xuất huyết ở người lớn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ đầu năm đến nay.
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm trong năm. Để hạn chế nguy cơ bị muỗi gây bệnh tấn công người dân phải thường xuyên ngủ mùng, giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng, khơi thông áo tù nước đọng, phát quang bụi rậm quanh nhà để muỗi không còn nơi sinh sống.
Theo TNO
Ngành y phẫn nộ chuyện bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân xuống sông
Nhiều bác sĩ, nhà quản lý y tế đã sốc và bức xúc trước sự việc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Cơ sở Cát Tường làm chết người rồi vứt xác xuống sông phi tang.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (giữa) được công an dẫn giải đến tái diễn hiện trường vụ ném xác, phi tang tại cầu Thanh Trì - Ảnh: Minh Sang
"Điên quá rồi! Tôi nghe mà còn choáng, sốc đây", thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM, bàng hoàng thốt nên khi được hỏi về vụ việc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người rồi vứt xác phi tang.
Theo bác sĩ Quang, cả chục năm làm giám định tâm thần tội phạm, tiếp xúc với nhiều đối tượng phạm tội, nhiều hành vi rất dã man nhưng chưa bao giờ gặp trường hợp bác sĩ làm chết bệnh nhân rồi vứt xác phi tang như thế.
Với hành vi vứt xác phi tang, về mặt tâm thần học, bác sĩ Quang phân tích, đối tượng thực hiện hành vi trên có thể do rơi vào cơn hoảng loạn không nhận thức. Khi gây ra việc sai trái lớn, đối tượng e sợ bị trả giá và muốn giấu giếm mọi việc. Từ đó, rơi vào cơn cuồng loạn, không có nhận thức hành động và thực hiện hành vi mù quáng, điên rồ.
"Là người làm trong ngành y, nghe câu chuyện này tôi thật sự sốc. Đây là hành động vô nhân đạo. Đáng bị lên án. Thật bàng hoàng! Là tội phạm rồi", ông Quang bức xúc.
Trong khi đó, theo Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lê Hành, Chủ tịch Hội Phẫu Thuật Thẩm mỹ TP.HCM, nguyên Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), việc làm trên là không thể chấp nhận được, phạm tội và không còn đạo đức nghề y.
Bác sĩ Hành đánh giá: "Hiện nay nhiều trung tâm thẩm mỹ rầm rộ mở ra. Trong đó, vì tiền nhiều, lợi nhuận nên nhiều đơn vị hành nghề bất chấp sức khỏe của người đi phẫu thuật thẩm mỹ, làm phẫu thuật không đúng quy trình, chuyên môn để xảy ra rất nhiều tai biến".
Một bác sĩ phụ trách Khoa Tạo hình thẩm mỹ của một bệnh viện ngoại khoa lớn, tuyến cuối của TP.HCM thì bàng hoàng: "Đọc thông tin trên (vụ bác sĩ vứt xác phi tang) cả đêm tôi không thể nào ngủ được. Không thể tin nổi. Bác sĩ là chữa bệnh, làm giảm nỗi đau của người dân, bác sĩ thẩm mỹ bên cạnh đó còn là nghề làm đẹp. Những người làm phẫu thuật thẩm mỹ hành nghề phải có bằng cấp, đào tạo chuyên môn đàng hoàng. Không phải cứ bác sĩ ngoại khoa là phẫu thuật thẩm mỹ được. Là bác sĩ thẩm mỹ, tôi thật sự buồn và bức xúc với hành vi một người tự xưng là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ gây tiếng xấu cho ngành như thế".
Trong khi đó, tối 22.10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã thay mặt ngành y tế đã gửi lời chia buồn sâu sắc với gia đình nạn nhân bị bác sĩ thẩm mỹ làm chết và vứt xác phi tang. Bộ Y tế đồng thời cũng gửi lời xin lỗi đến toàn thể người dân vì đã để xảy ra sự việc nghiêm trọng này.
Thứ trưởng Xuyên đã yêu cầu các cơ quan quản lý y tế có liên quan xử lý nghiêm và phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an điều tra làm rõ vụ việc.
Phẫu thuật thẩm mỹ không có chuyên môn gây tai biến là điều chắc chắn Theo Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lê Hành, Chủ tịch Hội Phẫu Thuật Thẩm mỹ TP.HCM, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM: Trong phẫu thuật thẩm mỹ có khả năng xảy ra hai loại biến chứng là biến chứng thẩm mỹ và biến chứng y khoa. Biến chứng thẩm mỹ là vết mổ bị tụ máu, sưng, mủ và xấu. Còn biến chứng y khoa có thể xảy ra với bất kỳ phẫu thuật nào. Các biến chứng này thường do sốc thuốc, dịch truyền, kháng sinh, trúng độc thuốc tê, sai sót trong gây mê. Đặc biệt đối với bệnh nhân có sẵn các bệnh lý nền như cao huyết áp, suyễn, các bệnh liên quan đến tim mạch,... thì tỉ lệ biến chứng, tử vong trên bàn mổ càng cao. Vì vậy, người đi làm phẫu thuật thẩm mỹ cần biết mình có bệnh gì và khai báo rõ ràng bệnh sử, đặc biệt là các bệnh mãn tính, cho bác sĩ biết. Cũng như các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật thẩm mỹ phải do bác sĩ có trình độ, chuyên môn thực hiện. Bác sĩ cần khám, xét nghiệm để sàng lọc bệnh, cũng như bắt buộc bệnh nhân phải khai bệnh sử trước khi thực hiện phẫu thuật. Như vậy mới có thể kiểm soát việc phẫu thuật cho an toàn, có hướng xử lý, hạn chế tối đa biến chứng. Hiện nay, có rất nhiều thẩm mỹ viện lơ mơ, hoạt động chui, không có giấy phép hoặc phẫu thuật thẩm mỹ vượt quá chức năng của một trung tâm chăm sóc sắc đẹp. Có những nơi phẫu thuật thẩm mỹ nhưng không có bác sĩ, không có phương tiện phẫu thuật, điều kiện cấp cứu. Nhiều nơi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tùy tiện, không tuân thủ quy định, quy trình y tế. Ở những thẩm mỹ viện không có đủ điều kiện chuyên môn, hành nghề như thế thì không sớm thì muộn, không nhiều thì ít, tai biến xảy ra là điều chắc chắn không thể tránh khỏi.
Theo TNO
Gần 200 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm Tính đến hơn 14 giờ chiều nay (18.10), có gần 200 công nhân của Công ty giày da xuất khẩu Liên Phát (phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã lần lượt nhập viện cấp cứu với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Được biết, sự việc bắt đầu xảy ra từ khoảng 9 giờ sáng. Sau khi vào...