Chết vì COVID-19: Indonesia xếp thứ hai châu Á, sau Trung Quốc
Với 170 người chết, Indonesia bỏ qua Hàn Quốc trở thành nước có nhiều người chết thứ hai châu Á, sau Trung Quốc.
Không còn là Hàn Quốc như thời gian qua, ngày 2-4, Indonesia đã trở thành nước có nhiều người chết vì COVID-19 thứ hai châu Á, sau Trung Quốc.
Số người chết vì COVID-19 tại Indonesia hiện đã lên tới 170 (trong 1.790 ca nhiễm), trong khi đó số người chết ở Hàn Quốc là 169 (trong 9.976 ca nhiễm) và Trung Quốc là 3.318 (trong 81.589 ca nhiễm), theo số liệu từ trang web thống kê Worldometer.
Đà xấu đi của dịch COVID-19 ở Indonesia diễn ra quá nhanh, khi nước này chỉ mới thông báo ca nhiễm đầu tiên một tháng trước.
Nhiều nhà nghiên cứu bệnh dịch lo ngại với thực tế xét nghiệm quy mô không nhiều như ở Indonesia thì số ca nhiễm không được phát hiện có thể còn rất nhiều. Theo tính toán của ĐH Oxford (Anh) thì số người nhiễm ở Indonesia có thể ở khoảng 80.000.
Xếp hàng nhận thực phẩm phát từ thiện từ một nhà hàng ở Jakarta (Indonesia) ngày 2-4. Ảnh: REUTERS
Một nỗi lo là dịch có nguy cơ bùng phát nguy hiểm hơn ở Indonesia với tháng lễ ăn kiêng Ramadan sắp tới của tín đồ đạo Hồi.
Hằng năm, cứ vào cuối tháng lễ Ramadan, hàng chục triệu người ở thủ đô Jakarta và các TP lớn ở Indonesia kéo nhau về lại quê hương để ăn mừng kết thúc tháng lễ với người thân. Và theo lịch thì năm nay kết thúc tháng lễ Ramadan là vào cuối tháng 5.
Jakarta đang là địa phương nhiều ca nhiễm nhất Indonesia. Ngày 2-4, chính phủ Indonesia thông báo sẽ phát tiền cho các gia đình nghèo để khuyến khích họ không rời Jakarta.
“Điều chúng tôi sẽ làm là cung cấp một chương trình cộng thêm để hạn chế đà lây lan bệnh từ những người về quê ăn mừng kết thúc tháng lễ Ramadan” – Reuters dẫn lời Bộ trưởng Các vấn đề xã hội Indonesia Juliari Batubara.
Nhiều quan chức Indonesia cũng nói người dân sẽ không bị cấm đi lại, nhưng sẽ bị yêu cầu kiểm tra y tế nếu muốn về quê ăn mừng kết thúc tháng lễ Ramadan.
Tổng thống Joko Widodo nói ông đang cân nhắc lên lịch một kỳ nghỉ quốc gia thời điểm cuối năm nay, để khuyến khích người dân hoãn đi lại, đợi tới kỳ nghỉ này.
Các biện pháp này không phải là điều các chuyên gia y tế kỳ vọng. Họ muốn chính phủ Indonesia cứng rắn ra lệnh cấm dân về quê cuối tháng lễ Ramadan.
Video đang HOT
Xếp hàng nhận thực phẩm phát từ thiện từ một nhà hàng ở Jakarta (Indonesia) ngày 2-4. Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, hiện nhiều chuyên gia và quan chức y tế Indonesia lo lắng về mức độ phản ứng của chính phủ với dịch. Thời điểm này Indonesia vẫn kiềm chế thực hiện các biện pháp mạnh tay mà nhiều nước đã thực hiện để kiềm chế đà lan của dịch.
Tổng thống Joko Widodo đến lúc này vẫn kiềm chế áp dụng lệnh phong tỏa như một số nước láng giềng Philippines, Malaysia đã thực hiện. Dù thế ngày 1-4 chính phủ trung ương có cho phép các chính quyền khu vực rộng quyền áp dụng nhiều lệnh cấm để ngăn COVID-19 lây lan (như đóng cửa trường học, ngưng các sự kiện tôn giáo).
Tuy nhiên, Thống đốc Jakarta – ông Anies Baswedan nói cần phải có nhiều lệnh cấm mạnh tay hơn nữa để ngăn chặn COVID-19, như siết chặt hơn đi lại ở thủ đô và các vùng lân cận.
THIÊN ÂN
Những ký ức tang thương sau 15 năm sóng thần Ấn Độ Dương
Những ký ức về trận sóng thần giết chết 230.000 người khắp nhiều nước châu Á năm 2004 vẫn còn là nỗi ám ảnh sau 15 năm.
Ngày 26/12 năm nay đánh dấu 15 năm kể từ khi một trận động đất 9,1 độ làm rung chuyển bờ biển tỉnh Aceh của Indonesia, gây ra trận sóng thần làm thiệt mạng hơn 230.000 người ở Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan và 9 nước khác.
Khi cơn địa chấn tạo ra một đứt gãy sâu dưới Ấn Độ Dương, từng đợt sóng cao đến gần 18 mét tràn vào bờ, cuốn trôi các khu dân cư chỉ trong vài giây.
Aceh, tỉnh tự trị nằm về phía bắc đảo Sumatra của Indonesia, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, với tổng cộng 128.858 người thiệt mạng, theo thống kê của chính phủ và các tổ chức cứu tế.
Số người chết tăng lên từng ngày. Thi thể nằm rải rác trên đường chờ được mang đi, trong khi xác các nạn nhân vẫn tiếp tục trôi dạt vào bờ và bắt đầu phân hủy.
Các bệnh viện và nhà xác chật vật chữa trị người bị thương cũng như xử lý số thi thể đang trương lên từng ngày.
Hơn 570.000 người mất nhà cửa và 179.000 ngôi nhà, cao ốc bị phá hủy tại Indonesia, khi con sóng tấn công một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển.
Sri Lanka là nơi chịu thiệt hại nặng nề thứ hai với khoảng 40.000 người chết.
Thái Lan, nơi sóng thần ập vào các thị trấn nghỉ mát ven biển phía nam, cũng có 5.400 người thiệt mạng, trong đó có nhiều du khách nước ngoài.
Tại Ấn Độ, gần 42.000 người, hay khoảng 10.000 gia đình, mất nhà cửa sau khi sóng thần tấn công các đảo ngoài khơi bờ biển phía đông.
Hơn 3.500 người đã thiệt mạng trên các đảo này, trong khi gần 9.000 người thiệt mạng trên đất liền Ấn Độ, chủ yếu ở bang Tamil Nadu.
Cộng đồng quốc tế đã thực hiện một chiến dịch cứu tế khổng lồ, với ước tính 13,6 tỷ USD viện trợ chính thức và quyên góp cá nhân.
Những người thiệt mạng trong thảm kịch 2004 đã không nhận được bất cứ cảnh báo nào từ chính quyền và gần như không có cơ hội thoát thân.
Từ đó, hàng triệu đô-la đã được đổ vào một mạng lưới trung tâm thông tin động đất, sóng thần rộng lớn, lắp đặt các thiết bị trên biển và bờ biển cũng như các tháp cảnh báo.
Hơn 400 triệu USD đã được chi ở 28 quốc gia cho hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm 101 máy đo mực nước biển, 148 máy đo địa chấn và 9 phao.
Dù vậy, vẫn còn những nghi ngờ về khả năng ứng phó thực sự của các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương nếu một trận sóng thần khác xảy ra.
Đông Phong
Ảnh: Reuters
Theo news.zing.vn
Nước lớn và cuộc chiến giành ngôi đầu Những ngày cuối cùng của năm 2019 đang dần khép lại với nhiều sự bất an. Trong một thế giới mà vai trò của các nước lớn ngày càng thể hiện tầm quan trọng, việc các nước này đưa ra những hoạch định chiến lược và thể hiện nó như thế nào đang nhận được sự quan tâm của cả thế giới, đặc...