Chết trong trại tạm giam và mang án oan 40 năm: Gia đình được bồi thường hơn 1,6 tỉ
Chồng bị bắt oan, chết trong trại tạm giam và chịu án oan giết người gần 40 năm, gia đình đòi bồi thường 25 tỉ đồng nhưng chỉ được tòa chấp nhận hơn 1,6 tỉ đồng.
Toàn án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vừa mở phiên sơ thẩm, xét xử vụ án dân sự “yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự” và tuyên buộc Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng cho gia đình cụ ông chịu oan gần 40 về tội giết người.
Tâm sự cay đắng của “chủ mưu” vụ giết người được giải án oan sau 40 năm – Thực hiện năm 2019
Bà Thắm ôm di ảnh chồng trong buổi cải chính, xin lỗi công khai cho 3 người chịu án oan. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Trong vụ án này, nguyên đơn là bà Trần Thị Thắm (79 tuổi, trú xã Đồng Thịnh, H.Sông Lô, Vĩnh Phúc). Bà Thắm và gia đình kiện Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc, đòi bồi thường 25 tỉ đồng cho những tổn thất kinh tế, tinh thần gia đình phải gánh chịu sau khi ông Trần Trung Thám (sinh năm 1942, mất năm 1980; chồng bà Thắm) bị bắt oan, mất trong trại tạm giam và gần 40 chịu tiếng giết người.
Theo bà Thắm, sau khi xảy ra vụ bí thư chi bộ thôn bị sát hại vào năm 1980, chồng bà bất ngờ bị xác định là đồng phạm và bị khởi tố, bắt tạm giam. Gần 3 tháng bị bắt, gia đình nhận tin ông Thám tử vong, nguyên nhân do bệnh kiết lỵ.
Anh Trần Văn Mạnh, con trai ông Thám, cho biết gia đình sẽ kháng cáo, không chấp nhận số tiền bồi thường 1,6 tỉ đồng. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Từ khi ông Thám mất đi, một mình bà Thắm phải bươn chải nuôi các con trong sự ghẻ lạnh của hàng xóm vì chồng bà là “thằng giết người”. Sau hàng chục năm ròng rã kêu oan cho chồng, đến năm 2019, chính quyền mới tổ chức cải chính, xin lỗi công khai cho ông Thám và 2 người hàng xóm khác cũng bị bắt oan trong vụ án.
Tại phiên sơ thẩm diễn ra ngày 5.4, sau khi xem xét các tình tiết và căn cứ liên quan, tòa đã tuyên buộc Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc bồi thường hơn 1,676 tỉ đồng. Trước quyết định này, bà Thắm và gia đình bày tỏ sự bức xúc và cho rằng việc bồi thường như vậy là không thỏa đáng và sẽ kháng cáo tới tòa cấp cao.
Đã hơn 80 tuổi, ông Trần Ngọc Chinh vẫn mòn mỏi chờ bồi thường thỏa đáng. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Cụ ông 40 năm mang tiếng oan chủ mưu giết người mong ngóng đền bù – Thực hiện năm 2020
Theo hồ sơ vụ án, ngày 28.1.1980, ông Chu Văn Quản, Bí thư Chi bộ thôn Vạn Thắng (xã Đồng Thịnh, H.Sông Lô, Vĩnh Phú, nay thuộc Vĩnh Phúc), được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ trên đồi sắn, với nhiều tình tiết đáng ngờ.
Quá trình điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phú khi đó đã khởi tố, bắt giam 4 bị can, gồm: ông Thám, ông Trần Ngọc Chinh (81 tuổi, anh trai ông Thám); ông Khổng Văn Đệ và Nguyễn Đình Ký, đều trú tại xã Đồng Thịnh, để phục vụ điều tra.
Công an tỉnh Vĩnh Phú sau đó xác định ông Ký là thủ phạm và tuyên án chung thân đối với ông này vào ngày 15.6.1983; ông Chinh, ông Đệ được đình chỉ điều tra và trả tự do vào ngày 10.10.1982.
Ngày 18.10.1982, ông Thám cũng được đình chỉ điều tra vì không phạm tội, tuy nhiên, trong thời gian bị tạm giam, ông Thám đã qua đời.
Quyết định đình cứu, thả tự do cho ông Trần Ngọc Chinh. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Sau gần 40 năm, ngày 9.10.2019, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cơ quan có liên quan đã tổ chức buổi cải chính, xin lỗi công khai đối với 3 ông.
Sau đó, gia đình ông Chinh đã có đơn yêu cầu các cơ quan gây nên oan sai bồi thường 12,87 tỉ đồng, gia đình ông Trần Trung Thám đòi bồi thường 25 tỉ đồng và gia đình ông Khổng Văn Đệ yêu cầu bồi thường hơn 5 tỉ đồng.
Đến tháng 9.2020, trải qua nhiều lần thương lượng, gia đình ông Đệ đã chấp nhận khoản tiền bồi thường oan sai hơn 1,1 tỉ đồng từ Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc.
Gia đình ông Thám, ông Chinh không chấp nhận thương lượng, đã làm đơn khởi kiện Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 1.4 vừa qua, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã xét đơn kiện của ông Chinh và tuyên buộc Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc phải bồi thường số tiền 1,068 tỉ đồng. Tuy nhiên, gia đình ông Chinh cho biết, con số này là quá thấp, sẽ làm các thủ tục để kháng cáo lên TAND cấp cao.
Bị bắt oan 32 năm trước, nguyên Bí thư phường kiện đòi lại 59 giấy tờ "trị giá 90 tỉ"
Theo ông Ngừng, nếu cơ quan điều tra không tìm được giấy tờ để trả cho ông thì phải bồi thường tổng giá trị của 14 giấy tờ còn lại là trên 90 tỉ đồng.
Ông Châu Ngọc Ngừng (SN 1957, ngụ ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, TP Bến Tre) bị bắt oan vào tháng 12/1990, về tội "nhận hối lộ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa". Lúc đó ông là nguyên Bí thư, Chủ tịch HĐND phường 6, thị xã Bến Tre (nay là TP Bến Tre).
Sau 2 năm bị tạm giam, ông được cho tại ngoại. Tới tháng 11/1993, TAND tỉnh Bến Tre tuyên ông Ngừng không phạm hai tội danh trên.
Theo Tuổi trẻ, ông Ngừng sau đó có đơn yêu cầu Viện KSND tỉnh Bến Tre và cơ quan điều tra Công an tỉnh Bến Tre phải bồi thường oan sai cho mình.
Trong đơn khởi kiện, có nội dung ông đề nghị tòa tuyên buộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre phải bồi thường cho ông số tiền hơn 151 tỉ đồng, bởi khi bị bắt, ông bị cơ quan điều tra đã thu giữ giấy tờ có đánh số thứ tự từ 1 đến 59.
Trong đó có giấy tờ về việc ông mua bán, cho vay, góp vốn kinh doanh, chơi hụi... với nhiều người. Ngoài ra còn có cuốn sổ tiết kiệm của ông. Theo ông, nếu cơ quan điều tra không trả được giấy tờ và sổ tiết kiệm thì phải bồi thường cho ông. Số tiền hơn 151 tỉ đồng sau đó ông đã thay đổi xuống còn 90 tỉ đồng.
Nếu không trả giấy tờ, thì bồi thường cho tôi 90 tỉ
Theo báo Pháp luật TP.HCM, hôm qua (30/3), TAND TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ ông Châu Ngọc Ngừng kiện VKSND tỉnh Bến Tre đòi bồi thường oan. HĐXX đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Ngừng, buộc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre có trách nhiệm trả lại 59 giấy tờ đã thu giữ của ông từ năm 1990 trong lúc ông bị bắt oan.
Nguồn trên thuật lại, HĐXX cho rằng, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre yêu cầu cho thêm thời gian để tìm kiếm giấy tờ, nhưng không có thời gian cụ thể nên tòa không chấp nhận. Việc cơ quan điều tra chậm trả giấy tờ khiến ông Ngừng không thể thực hiện quyền khởi kiện đối với những người trước đây đã xác lập giao dịch với ông.
Ông Châu Ngọc Ngừng bày tỏ với Pháp luật TP.HCM, đã 32 năm từ ngày bị bắt oan, giấy tờ bị thu không được trả gây nhiều tổn thất cho ông. "Trong 26 giấy tờ còn lại chưa tìm được, tôi đã xóa 12 giấy tờ, chỉ yêu cầu trả cho tôi 14 giấy tờ đã thu giữ. Nếu CQĐT không tìm được để trả cho tôi thì phải bồi thường tổng giá trị của 14 giấy tờ này là trên 90 tỉ đồng", ông nói với nguồn này.
Theo TTXVN/Vietnam , tại tòa, ông Lê Ngọc Yên (Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bến Tre - đại diện ủy quyền người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan của Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bến Tre) xác nhận, cơ quan điều tra có thu giữ của ông Ngừng 59 giấy tờ năm 1990.
Số giấy tờ này phục vụ cho việc điều tra cho 3 vụ án, trong đó có vụ án Hồ Văn Hoàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng hồ sơ đang được lưu giữ tại Tòa án nhân dân Tối cao nên việc tìm kiếm gặp khó.
Trong số 59 giấy tờ, đơn vị liên quan đã tìm được 33 giấy tờ, còn lại 26 giấy tờ chưa tìm được. Theo ông Yên, Cơ quan điều tra cần có thêm thời gian để tiếp tục liên hệ tìm giấy tờ, khi nào tìm được sẽ trả cho ông Ngừng.
Ông Ngừng tại buổi xin lỗi công khai của VKSND Bến Tre. Ảnh: VOV
Từng bán nhà ở thành phố và 1 công đất để đi kêu oan
Chia sẻ trên Vietnamnet trước đó, ông Ngừng kể, lúc bị bắt mới hơn 30 tuổi và đang mua bán gỗ số lượng lớn với các đối tác ở tỉnh Bình Phước. Thời điểm đó, rất nhiều người đang nợ tiền vay của gia đình ông Tất cả hồ sơ giấy tờ ghi lại việc làm ăn, vay mượn này đều bị công an thu giữ.
"Năm 1990, tôi bị công an tỉnh khám xét nhà và tạm giữ tang vật là 1 quyển sổ tiết kiệm và nhiều hợp đồng kinh tế. Sau khi được cho tại ngoại, tôi đi khắp nơi khiếu kiện nhưng các cơ quan cứ đùn đẩy, phủi bỏ trách nhiệm khiến tôi vô cùng khổ sở", báo Vietnamnet dẫn lời ông Ngừng.
Mang án oan, giấy tờ bị thu, ông phải bán căn nhà ở trung tâm TP Bến Tre và hơn 1 công đất vườn để có tiền đi khiếu kiện. Đau buồn nối tiếp, năm 2010, trong một lần đi kêu oan, đòi bồi thường, ông không may bị tai nạn phải cưa mất một chân, mù một bên mắt. Vợ chồng ông cũng tan vỡ và một mình ông phải nuôi con.
Cho tới thời điểm 26 năm vụ án xảy ra - vào năm 2016, ông mới được cơ quan công tố xin lỗi công khai. Người mang án oan bày tỏ, trong ngần ấy năm ông ra đường không dám ngước mặt nhìn người khác, rồi bị người ta gọi là "thằng tù". "Nỗi oan sai này họ không thể đền hết cho tôi bằng tiền được...", ông bày tỏ với Vietnamnet thời điểm được xin lỗi công khai.
Ông từng chia sẻ trên Tuổi trẻ: "Những ngày tôi mới nộp đơn khiếu nại, công an và Viện Kiểm sát cứ chỉ tôi chạy tới chạy lui, cơ quan này nói trách nhiệm bồi thường thuộc cơ quan kia.
Tôi bị oan, tài sản bị thu giữ hết không còn gì, vậy mà đến nay các cơ quan vẫn không chịu trả lại cho tôi. Mất mát của cuộc đời tôi là vô cùng lớn. Tôi chỉ mong sớm được giải quyết để yên tâm dưỡng già".
"Nghịch tử" khai lý do dùng rựa đoạt mạng của bố ruột mình? Sau khi dùng rựa chém bố ruột tử vong, "nghịch tử" đã bỏ trốn vào rừng sâu, ẩn nấp trong các hang đá, suối hiểm trở nhằm tránh sự truy bắt của lực lượng công an; nhưng đã bị bắt giữ sau 4 ngày gây án. Ngày 4/3, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết các lực lượng thuộc đơn vị này đã...