Chết sớm vì tiếng ồn
Trong 7 triệu người khắp châu Âu chết mỗi năm vì bệnh tim, số ca tử vong vì phải gánh chịu tiếng ồn quá mức là 210.000 người
Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra chứng giảm thính lực và bệnh tim mạch
Ô nhiễm tiếng ồn được xác định là sự xâm nhập của những âm thanh thừa thãi, vô ích vào đời sống thường ngày của con người. Ngày nay, có nhiều âm thanh xảy ra cùng lúc hơn bao giờ hết, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thính lực của con người.
Ngày càng nhiều người than phiền về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, xuất phát từ hàng xóm đến xe cộ và những tụ điểm giải trí, vui chơi vào ban đêm. Theo tạp chí New Scientist, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định tiếng ồn “góp phần” đáng kể vào những ca tử vong sớm do tai nạn, bệnh tật và nguyên nhân cơ bản của 3% bệnh nhân tim ở châu Âu, điển hình là đột quỵ và cơn đau tim. Thậm chí, một nghiên cứu còn cho rằng hàng ngàn người ở Anh đang chết dần chết mòn do thiếu sự yên tĩnh.
Báo The Telegraph phân tích: Trong 7 triệu người khắp châu Âu chết mỗi năm vì bệnh tim, số ca tử vong vì phải gánh chịu tiếng ồn quá mức là 210.000 người. Riêng ở Anh, bệnh tim cướp đi mạng sống của 110.000 người mỗi năm nên con số tử vong liên quan đến tiếng ồn có thể là 3.300 người. Ông Deepak Prasher, GS thính học Trường ĐH London, cho biết dữ liệu mới thu thập được và sẽ công bố vào cuối năm nay cho thấy có những người chết sớm vì tiếng ồn. “Cho đến nay, con người vẫn không nhận thức được tiếng ồn có ảnh hưởng đến sức khỏe của mình” – ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tiếng ồn gắn liền với cơn đau tim và đột quỵ bởi vì nó tạo ra sự căng thẳng thần kinh mãn tính khiến cơ thể chúng ta ở trong tình trạng báo động thường xuyên. Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Môi trường Liên bang Đức khẳng định thậm chí khi ngủ, tai, não và cơ thể chúng ta vẫn tiếp tục phản ứng với các âm thanh, làm gia tăng mức độ hoóc-môn stress. Nếu các hoóc-môn stress thường xuyên luân chuyển thì có thể gây ra những thay đổi lâu dài về sinh lý, đe dọa đến tính mạng con người.
Theo TS Rokho Kim, Trung tâm Môi trường và Sức khỏe EURO (WHO), có bằng chứng cho thấy tình trạng mất yên tĩnh quấy rầy giấc ngủ liên quan đến hiện tượng tai nạn gia tăng ở trẻ em và tai nạn giao thông gia tăng. Ngoài ra, tiếng ồn còn có ảnh hưởng đáng kể đến việc học. Cụ thể, chịu đựng thường xuyên tiếng ồn máy bay làm sút kém khả năng đọc hiểu và trí nhớ. GS Stephen Stansfeld nói thêm rằng chịu đựng tiếng ồn máy bay tăng thêm 5 dB trong vòng 2 tháng cũng làm chậm khả năng đọc.
Các số liệu mới công bố của WHO còn cho thấy 2% người dân châu Âu phải chịu đựng tình trạng giấc ngủ bị ô nhiễm tiếng ồn quấy rầy nghiêm trọng. WHO đã tiến hành nhiều cuộc điều tra một phần do ngày càng nhận được nhiều lời ta thán về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Văn phòng Thống kê quốc gia Anh cho biết số trường hợp than phiền về tiếng ồn đã tăng lên 5 lần trong vòng 20 năm qua. Theo quy định của Liên hiệp châu Âu (EU), đến cuối năm nay, các thành phố có số dân vượt quá 250.000 người sẽ phải lập ra bản đồ số hóa tiếng ồn để công bố những điểm nóng – nơi có tiếng ồn lớn nhất.
Càng ồn càng bệnh
Nếu sống trong một khu vực thường xuyên bị ô nhiễm tiếng ồn thì có thể mắc nhiễm những chứng bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của con người như mất ngủ, giảm thính lực và các vấn đề về tim mạch. Người ta có thể bị giảm thính lực do phải chịu đựng tiếng ồn trên 70 dB trong một thời gian dài. Thêm vào đó, tiếng ồn trong khoảng 120-140 dB có thể gây chứng đau tai.
Ở Mỹ, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn được cả chính quyền địa phương và bang xử lý. Nếu muốn bảo vệ ngôi nhà mình khỏi bị ô nhiễm tiếng ồn, người dân có thể liên hệ với chính quyền địa phương. Hầu hết các thành phố và bang ở nước này, chẳng hạn như nhiều khu vực ở Washington, đều quy định những giờ yên tĩnh, thường từ 22h đến 7h; trong khoảng thời gian này, không được phép gây ồn ào.
Theo website About.com, 2 công trình nghiên cứu mới công bố trên tạp chí y khoa Anh British Medical Journal tháng 10/2013 đã phát hiện mối liên hệ giữa tiếng ồn và bệnh tim mạch. Theo cuộc nghiên cứu thứ nhất, những người sống trong khu vực tiếng ồn lớn, như gần sân bay Heathrow ở London, có nguy cơ bị đột quỵ và bệnh về động mạch vành cao hơn những người sống trong khu vực khác. Cuộc nghiên cứu thứ hai – theo dõi 6 triệu người từ 65 tuổi trở lên sống gần 89 sân bay ở Mỹ – phát hiện sống càng gần sân bay, người ta phải nhập viện vì bệnh tim mạch thường xuyên hơn. Mức độ tiếng ồn tăng thêm 10 dB thì có thêm 3,5% số người nhập viện vì tim mạch. Nguy cơ càng cao đối với những người phải nghe tiếng ồn ở mức độ càng cao. Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu khác phát hiện rằng tiếng ồn tại 60 địa điểm ở Manhattan thuộc thành phố New York – Mỹ vào ban ngày hầu như đều vượt qua 70 dB, mức độ có thể gây ra chứng giảm thính lực.
Ngồi tù vì chơi piano quá mức Theo đài BBC, gần đây, các công tố viên Tây Ban Nha đã buộc tội nhạc sĩ piano Laia Martin với mức án 20 tháng tù giam sau khi một người hàng xóm đâm đơn kiện chị gây ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài ra, các công tố viên còn yêu cầu tòa cấm nữ nhạc sĩ 27 tuổi này chơi piano ở cấp độ chuyên nghiệp trong vòng 6 tháng. Theo đơn kiện, trong khoảng thời gian từ năm 2003-2007, khi còn là sinh viên, nhạc sĩ này đã tập piano mỗi ngày 8 giờ, mỗi tuần 5 ngày, gây ô nhiễm tiếng ồn với hàng xóm. Nguyên đơn cho biết bà có một ấn tượng kinh khủng với chiếc đàn piano và không dám nhìn chúng trên phim ảnh. Còn luật sư nguyên đơn khẳng định thân chủ của mình đã rất khổ sở khi bị tra tấn bằng âm thanh suốt 4 năm trời.
Theo Xahoi
Điếc sớm
Tuổi già đi đôi với việc mắt mờ, tai điếc, nhưng ngày nay không ít người lại nghễnh ngãng, trông gà hóa cuốc... khi còn rất trẻ.
Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân khiến tai hoạt động kém đi. Ví dụ, lối sống không lành mạnh ảnh hưởng lớn đến thính lực; thú vui bia, rượu, hút thuốc lá khiến xơ cứng mạch máu toàn thân, trong đó có cả mạch máu nuôi tai. Những người không hút thuốc nhưng phải hít khói thuốc, khói xe, khói nhà máy, khói bếp... cũng lãnh hậu quả tương tự.
Việc ăn uống không khoa học sẽ làm cho thính giác sớm nói lời chia ly. Trong đó, ăn các loại thực phẩm (cá mập, cá mặt quỷ, tôm alaska...) tẩm ướp nhiều gia vị, dầu mỡ, bơ, phô mai, margarine và cả hóa chất độc hại dẫn đến máu có mỡ, di chuyển chậm, gây xơ vữa mạch máu nhiều vùng trong cơ thể, trong đó có mạch máu nuôi tai.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại cũng là một trong những yếu tố gây điếc sớm. Cụ thể, "tám" liên tu bất tận qua điện thoại là một nguyên nhân. Khi lao động quá sức, tai cũng "lên tiếng" bằng các triệu chứng khó chịu như rát, ù... nhưng hầu hết các dấu hiệu này đều bị bỏ qua. Chưa hết, tai còn bị "vắt" kiệt bằng những âm thanh qua tai nghe: học ngoại ngữ, nghe nhạc liên tục, khiến tai bị quá tải tiếng ồn. BS Đỗ Hồng Giang - Khoa Thính học BV Tai - Mũi - Họng TP.HCM nhắc nhở: "Tiếng ồn quá lớn, nghe liên tục hai giờ mỗi ngày, 10 năm mới thấy rõ hậu quả".
Điều ít ai ngờ là khi bị một căn bệnh nào đó, không phải ở tai cũng khiến cho thính giác bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như khi nhiễm siêu vi, viêm họng, nhiễm trùng, bị bệnh kéo dài đến cuối đời (tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, suy thận, suy gan...) lại uống thường xuyên một loại thuốc làm ảnh hưởng cơ quan thính giác (gan thận lọc không tốt nên chất độc gây "liệt" cơ quan thính giác).
Phát hiện sớm
Khi thính giác có vấn đề, tai sẽ có "báo cáo" đầy đủ, nhưng đôi khi lời kêu cứu này lại rơi vào "im lặng đáng sợ". Chẳng hạn như bệnh điếc đột ngột. Điếc đột ngột có thể coi như "đột quỵ" vùng thính giác do mạch máu nuôi thần kinh tai trong bị hẹp dẫn đến thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Song, bệnh nhân thường coi thường, bỏ qua vì cho rằng không quan trọng, tai này nghe không rõ, ù, lùng bùng thì... còn tai kia. Nhưng, nếu không chữa trị thì chỉ vài ba tháng sau là trở thành người tàn tật vì việc điều trị không còn hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân gây điếc đột ngột: viêm, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, rối loạn tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, nhiễm độc, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài... Tình trạng trên cần được điều trị sớm bằng các loại thuốc giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, kháng viêm, kháng dị ứng... để giúp tai phục hồi. Khi có triệu chứng ù tai, nghe không rõ... phải đến chuyên khoa tai - mũi họng trong 24 - 48 tiếng đồng hồ.
Đối với trẻ em, việc phát hiện sớm bệnh điếc sẽ giúp bé thoát cảnh tàn tật. Bé bình thường khoảng hai-ba tháng tuổi đã biết ngoái đầu tìm tiếng kêu, sáu tháng tuổi đã "hóng hớt" muốn nói. Từ bảy-chín tháng thích các đồ chơi có tiếng động như: lắc trống, gõ thùng... Bé từ mười tháng trở đi đã hiểu được lời nói đơn giản, phát âm được âm: ba, má... Câm là hậu quả của chứng điếc sớm. Bé bị điếc sau khi sinh không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói. Theo BS Đỗ Hồng Giang: "Hệ thần kinh của bé giai đoạn này phát triển nhanh, vì thế phát hiện điếc càng trễ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phát hiện khoảng sáu tháng tuổi thì việc điều trị đạt kết quả tốt, trẻ sẽ phát triển bình thường...".
Phương Nam
Theo PNO
Thần dược Viagra có thể gây điếc Thần dược chăn gối Viagra "có thể khiến bạn nghễnh ngãng hoặc điếc" là cụm từ được báo chí nước ngoài loan tin gần đây. Các tác dụng phụ của thần dược Viagra kể từ khi nó xuất hiện cách đây 10 năm được ghi nhận ngày càng nhiều và tình trạng hệ thống thính giác quý ông và một số quý bà...