Chết sau khi CSGT đo nồng độ cồn: 3 đối tượng bị khởi tố là ai?
Công an TP HCM đang tiếp tục làm rõ hành vi từng đối tượng, những bức xúc của người nhà và bút tích của nạn nhân để lại
Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đã quyết định khởi tố bị can và tạm giam đối với 3 đối tượng về tội “Cố ý gây thương tích”, gồm: Nguyễn Minh Trung (SN 1991, ngụ quận Tân Phú, TP HCM), Ngô Thành Vương (SN 1996, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) và Phạm Thanh Kim Hạnh (giới tính nam, SN 1997, ngụ Đắk Nông). Đây là những đối tượng có liên quan đến cái chết của ông Nguyễn Văn Chín (SN 1970, ngụ phường 8, quận Gò Vấp, TP HCM) xảy ra vào đêm 25-6 mà báo đã nhiều lần thông tin.
Gia đình tổ chức đám tang cho nạn nhân Nguyễn Văn Chín Ảnh: TÂN TIẾN
Theo Công an TP HCM, khoảng 22 giờ ngày 25-6, một số CSGT tổ xử lý chuyên đề nồng độ cồn thuộc Đội CSGT quận Tân Bình đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Tân Kỳ Tân Quý và Trường Chinh (quận Tân Bình) thì phát hiện ông Chín chạy xe máy trong trạng thái chao đảo, có dấu hiệu đã sử dụng rượu bia nên yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong người ông Chín là 0,943 ml/lít khí thở, vượt quá quy định nên tổ xử lý lập biên bản tạm giữ xe máy và biên bản vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, ông Chín không ký vào 2 biên bản trên mà còn phản ứng, cự cãi và bỏ đi. Khoảng 15 phút sau, ông Chín quay lại ngã tư Tân Kỳ Tân Quý và Trường Chinh ngồi gục đầu tại nơi tổ xử lý đang làm nhiệm vụ. Các CSGT đã gọi taxi đưa ông Chín vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong vào rạng sáng hôm sau do viêm phúc mạc, thủng ruột non, thành bụng tụ máu.
Video đang HOT
Trước đó, Công an TP HCM khẳng định lời tường thuật của nạn nhân cho người thân là thiếu nhất quán do say rượu. Có nhân chứng cho rằng trước khi bị tổ CSGT yêu cầu dừng xe, ông Chín đã đôi co với 2 thanh niên đi xe máy cùng chiều. Ngoài ra, tài xế taxi chở ông Chín vào Bệnh viện Thống Nhất xác định người gọi xe là CSGT.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên , bà Dương Thị Thảo (SN 1970, vợ ông Chín) khẳng định trước khi được các bác sĩ đưa đi phẫu thuật, mặc dù vùng bụng đau quằn quại nhưng ông Chín vẫn đủ tỉnh táo để kể cho người thân toàn bộ sự việc. Theo đó, sau khi tổ CSGT đo nồng độ cồn, ông Chín đã yêu cầu cung cấp biên bản giữ xe nhằm có thông tin cũng như địa điểm nộp phạt và làm các thủ tục để lấy xe ra.
Tuy nhiên, tổ CSGT không giao biên bản và vẫn đưa xe máy của ông Chín đi. Trong lúc ông Chín đôi co với CSGT thì có 2 người mặc thường phục yêu cầu đi theo họ đến một điểm gần đấy để lấy biên bản. Khi đến chỗ khuất, gần nơi tổ CGST đứng, ông Chín bị 2 đối tượng này đánh bất tỉnh. Một lúc sau, khi tỉnh dậy, ông Chín cố gắng lết ra đường và gọi taxi đưa đến Bệnh viện Thống Nhất. Ngoài ra, bà Thảo còn cho biết trước khi được các bác sĩ phẫu thuật, ông Chín có để lại bút tích kể về việc bị đánh. Với những chứng cứ nêu trên, bà Thảo đã có đơn gửi các cơ quan nội chính trung ương và địa phương trình báo việc ông Chín bị chết oan và đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án “giết người”.
Theo một nguồn tin, Công an TP HCM đang tiếp tục làm rõ hành vi của từng đối tượng, những bức xúc của người nhà và bút tích của nạn nhân để lại.
Theo Người lao động
TP.HCM: Xử lý 'ma men' theo kiểu quốc tế
- Cách đo nồng độ cồn sẽ áp dụng theo hình thức tiên tiến của quốc tế: đặt biển báo nơi xử lý nồng độ cồn, thông qua nói chuyện thông thường để xác định người lái xe có uống bia hay không trước tiên.
Theo đó, thực hiện chương trình "Chính sách quốc gia phòng chống tác hại do lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020" của Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, PC 67 TP.HCM sẽ triển khai thí điểm trước tiên tại địa bàn của Đội CSGT An Lạc.Sáng 4/7, phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM (PC 67) cho biết: Kể từ 21h đêm ngày 3/7, PC 67 TP.HCM đã triển khai thí điểm hình thức đo nồng độ cồn theo hình thức mới.
Trước mắt, việc tuần tra, kiểm soát, xử lý đối với các tài xế vi phạm tại các tuyến đường trọng điểm, phức tạp, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng như: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Cách đo và xử lý vi phạm nồng độ cồn sẽ làm theo cách tiên tiến của quốc tế. Lực lượng mặc thường phục sẽ đi kiểm tra, nắm bắt tình hình xung quanh khu vực được kiểm tra nồng độ cồn, nếu phát hiện có tài xế say xỉn, sẽ báo cho CSGT đang chốt gần đó ra hiệu lệnh dừng xe, hướng dẫn phương tiện đến khu vực được đo nồng độ cồn.
TP.HCM sẽ áp dụng thí điểm hình thức đo nồng độ cồn theo hình thức tiên tiến của quốc tế (ảnh minh họa: N.D)
Tại khu vực này sẽ có bảng báo hiệu. Với quy trình mới này, lái xe ô tô từ 12 chỗ và xe tải từ 3,5 tấn trở xuống, thông qua hình thức nói chuyện thông thường, lực lượng thi hành nhiệm vụ sẽ xác định tài xế có sử dụng rượu bia hay không.
Nếu nhận định là đã có mùi rượu bia, CSGT mới sử dụng đến ống thổi để biết mức độ say xỉn của tài xế. Sau khi đo, kết quả cho thấy tài xế có nồng độ cồn ở mức cho phép, CSGT phải cho xe di chuyển bình thường, nói lời xin lỗi tài xế.
Lãnh đạo PC 67 TP.HCM thông tin: Việc xử lý vi phạm nồng độ cồn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm kéo giảm tối đa tai nạn giao thông. Mọi hành vi sai phạm trong nồng độ cồn đối với người điều khiển giao thông đường bộ sẽ bị nghiêm khắc theo Nghị định 171 của Chính phủ.
Trước mắt, việc triển khai thí điểm này sẽ làm trong vòng 1 tháng. Sau đó, PC 67 TP.HCM sẽ tham mưu cho lãnh đạo Công an TP.HCM, xem xét, triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn TP.
Phương Linh
Theo_VTC
Thu hồi thực phẩm chức năng Rockmen có nồng độ cồn cao Lô sản phẩm TPCN Rockmen bị thu hồi có nồng độ cồn tới 33%. Cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty này thu hồi tiêu hủy lô sản phẩm không đạt, tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định và phải cải chính trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An...