Chết sau khi bơm thuốc cản quang để chụp CT
“Sau khi bơm thuốc cản quang cho bệnh nhân khoảng 1 phút thì bệnh nhân giơ tay lên. Tôi ngưng chụp, chạy ra kiểm tra thì thấy bệnh nhân có biểu hiện tím tái, gọi hỏi không trả lời, tiếp theo sùi bọt mép và đại tiện không tự chủ trên bàn chụp”.
Người thân gia đình anh Ngô Hoài Sơn kể lại nội dung sự việc – Ảnh: THÁI THỊNH
Những ngày qua, gia đình bệnh nhân Ngô Hoài Sơn (31 tuổi, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đã liên tục gửi đơn kiến nghị và tố cáo tới lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa, Công an tỉnh Khánh Hoà yêu cầu giải thích thoả đáng về cái chết của anh Sơn.
Tử vong “chớp nhoáng”
Theo gia đình anh Sơn, vào mùng 2 tết (ngày 6-2), anh Sơn đau bụng và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà. Tại đây, anh được y bác sĩ cho uống 1 viên thuốc và chích 1 mũi thuốc, nhập viện tại phòng 14 tầng 5.
“Được chẩn đoán là viêm tủy cấp nên cháu Sơn được chuyển lên phòng 6 tầng 6. Tại đây, bác sĩ dặn gia đình không cho ăn uống gì để truyền dịch. Lúc này, gia đình hai bên có đến thăm và được biết là cháu Sơn đã đỡ nhiều. Cháu Sơn vẫn cười nói với gia đình bình thường” – người thân gia đình anh Sơn cho biết.
Cũng theo gia đình anh Sơn, đến tối mùng 4 tết (ngày 8-2), anh Sơn nói đau bụng, khó thở. Vợ anh Sơn báo cho y bác sĩ.
Sau đó, được bác sĩ đến khám và đưa anh Sơn đi chụp CT.
Một tiếng sau, bác sĩ bảo vợ anh Sơn (chị Linh) ký vào tờ giấy để đi chụp CT chứ không giải thích gì thêm rồi đưa vào phòng chụp.
Theo gia đình anh Sơn, 5 phút sau, họ đưa anh Sơn ra ngoài phòng chụp CT thì gia đình thấy người anh tím đen, hấp hối, không nói được lời nào.
Sau đó, bác sĩ đưa anh Sơn vào phòng hồi sức, không cho người nhà vào.
Video đang HOT
Sau đó, gia đình xông vào thì phát hiện anh Sơn đã chết.
Do choáng phản vệ mức độ 4
BS Trần Bảo Anh, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, giải thích về việc anh Sơn tử vong sáng 19-2 – Ảnh: THÁI THỊNH
Sáng 19-2, bác sĩ Trần Bảo Anh, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hoà, cho biết bệnh nhân Sơn nhập viện lúc 8h56 ngày 6-2 với lý do sau khi uống rượu 1 ngày thì đau thượng vị, nôn ói và tiêu chảy.
Anh Sơn được xác định bị viêm tuỷ cấp. Sau khi được xử trí ban đầu thì được chuyển đến khoa nội tổng hợp – thần kinh để điều trị.
Đến 22h30 ngày 8-2, anh Sơn có biểu hiện đau bụng, căng trướng bụng lên nên được chuyển xuống khoa chẩn đoán hình ảnh.
Việc chụp CT là để xem bệnh nhân có biến chứng trên nền viêm tủy cấp hay không.
Theo tường trình “Về việc xử trí sốc bệnh nhân Ngô Hoài Sơn ngày 8-2″ của khoa chẩn đoán hình ảnh, ngày 8-2, lãnh đạo khoa chẩn đoán hình ảnh đã phân công bác sĩ Phùng Thiện Thanh Toàn trực cùng kỹ thuật viên Huỳnh Thái Hưng.
Theo tường trình của bác sĩ Toàn, “lúc 23h40 ngày 8-2, tôi tiếp nhận một bệnh nhân từ khoa nội tổng hợp – thần kinh, có chỉ định chụp CT-scanner bụng có bơm thuốc cản quang.
Sau khi giải thích và cho người nhà viết giấy cam đoan ký tên xong, tôi tiến hành thực hiện kỹ thuật chụp CT-scanner bụng có thuốc cản quang cho bệnh nhân. Sau khi bơm thuốc cho bệnh nhân xong khoảng 1 phút thì bệnh nhân giơ tay lên.
Tôi ngưng chụp, chạy ra kiểm tra thì thấy bệnh nhân có biểu hiện tím tái, gọi hỏi không trả lời, tiếp theo sùi bọt mép và đại tiện không tự chủ trên bàn chụp.
Lúc đó, tôi phối hợp với điều dưỡng Hoà xử trí cho bệnh nhân. Điều dưỡng Nguyễn Quốc Hoà bẻ 1 ống adrenalin pha nước cất 9ml tiêm tĩnh mạch 1ml x 3 lần, ép tim, bóp bóng có mask vẫn thấy bệnh nhân không có tiến triển. Tôi cùng điều dưỡng Nguyễn Quốc Hoà chuyển bệnh nhân nhanh ra cấp cứu để xử trí tiếp” .
Anh Sơn sau đó đã được chuyển xuống khoa hồi sức tích cực và chống độc, rồi tử vong vào 0h45 ngày 9-2.
Theo bác sĩ Trần Bảo Anh, hội đồng chuyên môn đã họp và kết luận về chẩn đoán tử vong của bệnh nhân Sơn là choáng phản vệ mức độ 4 (mức độ nặng nhất theo phân đồ của Bộ Y tế) trên nền bệnh viêm tuỷ cấp.
“Việc sốc thuốc cản quang như trường hợp của anh Sơn là rất hiếm” – BS Bảo Anh nói.
BS Bảo Anh khẳng định: “Các y bác sĩ ở bệnh viện đã làm hết trách nhiệm, điều trị đúng theo phác đồ. Không có việc y bác sĩ hạch sách, vô cảm với bệnh nhân như người thân gia đình anh Sơn nói. Trong tuần này, bệnh viện sẽ mời người nhà anh Sơn đến để giải thích rõ hơn”.
THÁI THỊNH
Theo tuoitre
Để mặc con khóc mà không dỗ, ông bố Hà Nội suýt mất con vì bé khóc đến co giật và bất tỉnh
Sau khi khóc đòi mẹ trong khoảng 5-7 phút mà không ai dỗ, cậu bé bắt đầu rơi vào trạng thái co giật, bất tỉnh.
Việc dạy con bằng đòn roi hay để mặc con khóc hờn, la hét một mình vẫn thường xảy ra trong nhiều gia đình mà bố mẹ chưa lường hết trước được hậu quả. Thế nhưng sự việc mới đây của anh Thành Long (32 tuổi, hiện đang sống tại Hà Nội) suýt mất cậu con trai Nhật Nam (2,5 tuổi) sau một lần để con tự khóc, đã góp thêm một tiếng nói cảnh tỉnh mạnh mẽ đến các gia đình khác. Trải nghiệm kinh hoàng của anh Thành Long khi kể lại trên trang cá nhân đã thu hút hơn 11.000 lượt thích, 13.000 lượt chia sẻ chỉ sau vài ngày đăng tải.
Bé Nhật Nam khi nằm tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Xanh Pôn.
Anh Thành Long chia sẻ: "Mình chưa bao giờ phải trải qua cảm giác tồi tệ, nghẹt thở đến thế. Buổi trưa ngày 15/9, khi đang nấu cơm thì con trai chạy ra mách bố bị ông trêu. Mình đang bận nên bảo: "Sao con suốt ngày khóc thế, hư bố không bênh đâu!". Thế là con lủi thủi xuống nhà cùng chị, tiếp tục khóc gọi: "Mẹ ơi!", cứ vừa khóc vừa hét đòi mẹ trong khoảng 5-7 phút nhưng không ai dỗ. Rồi chị cháu hốt hoảng chạy lên gọi: "Bố ơi! Em làm sao ý!". Mình chạy xuống thì đã thấy con đang co giật, sùi bọt mép, mặt dần chuyển sang tím ngắt dưới sàn. Một hình ảnh thật sự ám ảnh, kiểu như nhìn con đang chất dần ngay trước mắt mà mình không biết phải làm gì...".
Khi đó, cả ông bà và bố chỉ biết gọi: "Con ơi!", lay con theo bản năng. Rồi bố bé mới vội vàng chạy gọi cấp cứu và ra đường cầu cứu các xe ngoài đường mong đưa con đi viện sớm. Đến cổng viện, bé Nhật Nam vẫn trong trạng thái lịm ngắt, bố gọi không biết gì. Trước đó, khi con ngủ bình thường, nếu gọi con sẽ khó chịu hoặc khóc. Nhưng trong lần này, bé không hề phản ứng lại, hàm răng cắn chặt ngón tay bố rồi hơi thở yếu dần, mắt hé nhỏ, chỉ thấy lòng trắng. Mẹ bé đã vội vàng chạy về với con, đứng chờ sẵn ở cổng, bế con từ cổng Bệnh viện Xanh Pôn lên khoa cấp cứu, gọi con liên hồi nhưng con không tỉnh dậy.
Bé Nhật Nam và chị gái.
Bất ngờ là lên đến khoa cấp cứu một lúc, chưa có can thiệp gì, Nhật Nam đã tự tỉnh lại, khóc gọi mẹ. Lúc này, bác sĩ mới qua và thăm khám, lấy máu xét nghiệm, truyền dịch trong suốt cả ngày hôm đó. "Cả buổi chiều truyền dịch, có lúc con ngủ thiếp đi, có lúc lại tỉnh dậy khóc hờn. Đến tối, khi truyền hết dịch, bác sĩ kiểm tra lại, thông báo thêm về kết quả xét nghiệm không có gì bất thường nên con được cho về nhà theo dõi. Về nhà, con lại tỉnh táo vui chơi như thường. Hai ngày sau đó, con được đưa đi kiểm tra điện não đồ nhưng cũng không có gì bất ổn. Cả nhà mới có thể thở phào nhẹ nhõm".
"Khi ra về, bác sĩ có dặn cần theo dõi và tuyệt đối tránh gây xúc động mạnh cho con. Nếu gặp trường hợp co giật tương tự, hãy bình tĩnh để con nằm nghiêng về bên trái, cho con co giật bình thường hết cơn. Không nên giữ chặt tay chân, tránh sái/gãy chân tay trẻ. Cho con nằm nghiêng để nếu con có trớ ra đờm hay bất cứ thứ gì cũng sẽ giúp trẻ không bị sặc và dễ thở. Ngoài ra, kinh nghiệm của mình là nên quay lại ngay clip lúc con co giật và đưa con đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Bởi clip đấy rất quan trọng, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tình con sớm hơn, đưa ra hướng điều trị sớm nhất, tốt nhất cho con".
Bé Nhật Nam nay đã hoạt bát, vui vẻ trở lại.
Chia sẻ lại câu chuyện của mình, anh Thành Long thật lòng mong muốn góp thêm một tiếng nói cảnh tỉnh đến các bố mẹ khác, rằng đừng nên dạy con bằng cách để mặc con khóc hờn, bởi điều đó có thể khiến con bị xúc động mạnh và nguy hiểm đến tính mạng. "Mình thấy có nhiều bố mẹ khi con quấy quá, bất lực sẽ có suy nghĩ thôi kệ, để con khóc hết rồi trước sau cũng sẽ qua cơn. Thế nhưng sau sự việc tồi tệ vừa trải qua, mình đã nghĩ khác. Phải biết khéo léo dỗ dành, vỗ về con đúng lúc đúng chỗ. Con có thể khóc, nhưng đừng để con hờn. Đừng khiến con tủi thân, cô đơn cực độ dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra như trường hợp của con mình".
Cũng theo lời kể của anh Thành Long, bé Nam bình thường rất được cưng chiều, vì vốn là cháu trai út nên được cả nhà yêu thương vỗ về. Con vốn đã quen với kiểu người này mắng người kia dỗ dành ngay. Nhưng hôm đó khi con tìm sự dỗ dành của bố mà không được, con khóc không ai dỗ, dẫn đến hụt hẫng, xúc động mạnh, đè nén đến tận cùng nên cuối cùng đã bị lịm đi và ngất. Cho đến bây giờ, anh Thành Long vẫn tin việc con tỉnh lại là rất thần kỳ và mong muốn góp thêm tiếng nói để không có gia đình nào phải trải qua những điều khủng khiếp tương tự.
Theo Helino
Nghệ An: Đi tảo mộ, hàng chục người dân bị ong rừng đốt Trong lúc đi tảo mộ ngày rằm tháng giêng, hàng chục người dân ở xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) bất ngờ bị đàn ong rừng vỡ tổ bay ra đốt. Sự việc khiến nhiều người phải đến cơ sở y tế để cấp cứu. Nhiều người được đưa đến Trạm y tế để truyền dịch, giải độc sau khi bị...