Chết ngượng vì những lần tham dự đám cưới cùng chồng
Tôi chỉ muốn chui xuống gầm bàn, coi như không quen biết chồng tôi.
Thú thật chứ tôi chẳng muốn đi đám cưới cùng chồng bao giờ, trừ khi bất đắc dĩ. (Ảnh minh họa)
Tôi lấy chồng cũng được gần 3 năm rồi. Chúng tôi có một con trai nhỏ 2 tuổi. Khi cưới về, hai bên gia đình gom góp tiền cho hai vợ chồng tôi mua một căn nhà nhỏ. Có nhà riêng, công việc ổn định, nói chung, hai chúng tôi sống khá thoải mái về tiền bạc.
Nhưng tính chồng tôi quái lắm. Đi ăn ở đâu anh cũng muốn đem thức ăn thừa về. Khi yêu, anh giấu nhẹm tính khí ấy đi. Vậy mà cưới về, anh bộc lộ ra khiến tôi xấu hổ đỏ tía mặt. Cuối tuần đầu sau cưới, chúng tôi cùng đi ăn nhà hàng cho lãng mạn. Lần đó, chúng tôi gọi bàn đồ ăn ngon, ăn no nên đến mức còn thừa lại đúng 3 con tôm hấp và vài miếng cánh gà. Chồng tôi gọi tiếp viên ra, tôi còn nghĩ anh tính tiền.
Nào ngờ, anh hỏi xin cái hộp nhựa để đem mấy con tôm và cánh gà đó về. Tôi cản lại thì anh xua xua tay bảo cô ấy đi đi. Một lát sau, tiếp viên ra, đem cho anh cái hộp nhỏ. Nhìn chồng thản nhiên gắp đồ ăn cho vào hộp, tự dưng tôi thấy xấu hổ không nói nên lời. Đã thế, mấy người ngồi bàn bên cạnh cứ nhìn chằm chằm càng làm tôi thêm ngại ngùng.
Trên đường về, tôi trách anh. Anh trả lời thế này: “Tiền mình bỏ ra mua. Mắc mớ gì để lại cho người khác ăn. Em có ngu cũng vừa vừa thôi”. Tôi hết biết nói gì.
Đó là chưa kể những lần đi ăn đám cưới. Thú thật chứ tôi chẳng muốn đi cùng chồng bao giờ, trừ khi bất đắc dĩ.
Video đang HOT
Lần nào đi, anh cũng cố vơ vét thức ăn thừa đem về. Mà đâu phải đem về để ăn, có khi đem về để hư thối ra đó chẳng đụng, nhưng nhất quyết không để lại.
Nhớ lần đầu đi đám cưới cùng anh, tôi mặc váy ngắn, trang điểm kĩ càng và đem theo túi xách hàng hiệu. Trước khi đi, chồng dúi vào túi tôi mấy cái túi nilon trắng, bảo tôi cứ bỏ trong đó, phòng khi có việc cần.
Khi đĩa gà mới đem ra, mọi người gắp được vài gắp, chồng tôi đã hỏi: “Ai ăn nữa không? Còn ai ăn nữa không? Ăn nhanh cho ra món mới đi chứ”. Nói rồi, tay anh gắp lia lại cho mỗi chén một miếng gà nữa. Tôi cũng hơi chột dạ vì thấy anh quá sốt sắng như vậy.
Quả đúng như tôi dự đoán, chồng tôi lấy túi xách rồi hiên ngang lấy cái túi nilon ra, trút hết thịt gà còn lại trong đĩa vào túi. Tôi cản lại thì anh nói chẳng ai ăn nữa, thì để làm gì cho chật bàn, lại lâu ra món mới.
Nghe thế, tôi đỏ bừng mặt vì xấu hổ. Chồng thì vẫn cười hơn hớn mời bia mọi người. Khi về, anh còn xách thêm một túi thức ăn “hổ lốn” về theo.
Vì chuyện này mà chúng tôi đã cãi nhau. Chồng tôi còn nói tôi phung phí, để thức ăn lại cũng bị đổ hết, chi bằng đem về, người không ăn được thì chó ăn. Tôi chào thua cách nghĩ của anh.
Chẳng lẽ cứ cãi nhau vì chuyện này hoài? (Ảnh minh họa)
Hôm qua, hai vợ chồng tôi lại đi đám cưới đứa em họ tôi. Tiệc đãi ở nhà hàng nên tương đối ngon miệng và nhiều thức ăn. Chúng tôi cũng dẫn thêm con trai đi cho vui.
Thế là chồng tôi mang con trai ra để làm bia đỡ cho việc lấy thức ăn của anh. Món gì mới ra, anh đã gắp đầy chén rồi bảo để con ăn. Mọi người thấy vậy cũng gắp thêm một ít cho cháu. Mà nó nhỏ, ăn được bao nhiêu. Món mới ra, anh lại trút hết món cũ vào túi, lại cười hề hề bảo: “Cháu nó không ăn, đổ đi thì mang tội với phí quá”. Mọi người ra vẻ thông cảm, nhưng tôi thì thừa biết cái mánh của anh.
Đến món tráng miệng là sữa chua thì tôi phát bực thật. Mười người mười hộp, thế nhưng chồng tôi cố vơ vét hết 5 hộp. Khi phát, người lớn tuổi nhất đưa cho vợ chồng 2 hộp theo phần. Anh đưa hết cho con trai cầm. Mà nó cầm là coi như khỏi lấy lại luôn.
Rồi anh lại than thở anh thèm. Một người thấy thế, đưa luôn hũ của anh ấy cho chồng tôi. Anh lại đưa cho con trai cầm. Cứ như vậy, anh xin được thêm 3 hũ nữa. Thành ra, khi về, anh vừa bế con, vừa &’tay xách nách mang’ nào thức ăn thừa, nào sữa chua đi về.
Tôi xấu hổ quá nên đi thật chậm phía sau. Đêm về, tôi cũng chẳng thèm nói chuyện với chồng. Chán ngán quá. Có ai không có sĩ diện và liêm sỉ như chồng tôi không? Chẳng lẽ cứ cãi nhau vì chuyện này hoài?.
Theo Afamily
GS Ngô Bảo Châu tham dự "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Giáo sư Ngô Bảo Châu và 6 giáo sư đoạt giải Nobel của thế giới sẽ tham gia chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ XII - năm 2016. Sự kiện dự kiến thu hút 250 đại biểu, gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ XII là một trong những hoạt động của Hội Gặp gỡ Việt Nam thành lập từ năm 2013 nhằm tham gia vào chương trình phát triển khoa học và giáo dục quốc gia. Cùng với chương trình nói trên, Hội Gặp gỡ Việt Nam có nhiều chương trình hoạt động khác tại Việt Nam như thành lập quỹ học bổng GGVN, phát học bổng Vallet-GGVN, sáng lập chương trình "Bàn tay nặn bột" ở Việt Nam, thành lập lớp dự bị (2 năm) dành cho sinh viên thi tuyển vào các trường kỹ sư khoa học ứng dụng quốc gia Pháp (INSA), giúp 3 làng trẻ em SOS Đà Lạt, SOS Đồng Hới, SOS Huế...
7 giáo sư đoạt giải Nobel và Field gồm Ngô Bảo Châu (Field 2010), David Gross (Nobel Vật lý 2004), Carlo Rubbia (Nobel Vật lý 1984), Jerome Fiedman (Nobel Vật lý 1990), Kurt Wuthrich (Nobel hóa học 2002), Finn Kydland (Nobel Kinh tế 2004) và Jean Jouzel (Nobel Hòa Bình 2007) sẽ cùng tham gia sự kiện chính của chương trình là hội thảo quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội", được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 8-7, tại Trung tâm Khoa học và Giáo dục liên ngành (Quy Nhơn, Bình Định).
Hội thảo có 12 hội nghị và 3 lớp học quốc tế chuyên đề về vật lý, được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa (UNESCO) bảo trợ, Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bình Đình, Hội Gặp gỡ Việt Nam tổ chức
Sự kiện này sẽ tạo cơ hội để các nhà khoa học tương tác, trao đổi với các nhà hoạch định chính sách và các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng của khoa học đối với sự phát triển của xã hội; đề xuất những vấn đề liên quan tới khoa học cơ bản và xã hội ở các nước châu Á nói chung và đặc biệt ở các nước đang phát triển xung quanh Việt Nam với những đặc thù của các đất nước này.
GS Ngô Bảo Châu là một trong bảy giáo sư sẽ tham dự chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016
Bên cạnh đó, chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016 sẽ có các buổi nói chuyện đại chúng tại Quy Nhơn với sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành. Cụ thể, giáo sư Kurt Wuthrich sẽ trò chuyện với chủ đề: "Cuộc đời khoa học của tôi - Từ Vật lý cộng hưởng từ hạt nhân đến protein và chẩn đoán y học" vào 15 giờ ngày 6/7.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (Đại học Virginia, Mỹ) sẽ nói chuyện với chủ đề "Con người và vũ trụ: Vũ trụ có ý nghĩa gì không?" vào 15 giờ ngày 8/7. Hai buổi nói chuyện này đều được tổ chức tại Hội trường Quang Trung (Nhà văn hóa trung tâm Bình Định).
Tại Hà Nội, giáo sư Kurt Wuthrich sẽ có cuộc trò chuyện tại Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) vào lúc 15 giờ ngày 15/7. Ngoài ra, giáo sư Finn Kydland sẽ nói chuyện với chủ đề Kinh tế học tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội vào lúc 15 giờ ngày 12/7.
Theo_An ninh thủ đô
Shangri-La 2016: Biển Đông sẽ tiếp tục nóng khi "quân nhân gặp quân nhân" Trong hội nghị đối thoại lần này, vân đê Biên Đông sẽ vẫn là điểm nóng bởi hiện nay Mỹ và Nhật Bản can thiệp ngày càng sâu vào vấn đề Biên Đông. Trung Quốc đã lần đầu tiên cử đoàn đại biểu quân đội do Tôn Kiến Quốc dẫn đầu tham dự hội nghị, được cho là một đoàn đại biểu "siêu...