Chết mê trước ảnh đáng yêu của thú nhỏ mới chào đời
Những con thú nhỏ mới chào đời trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu khiến ai cũng muốn ngắm nhìn.
(Nguồn: Daily Mail)
Chú hải cẩu bạch tạng ngơ ngác nhìn ống kính máy ảnh ở South Georgia, Nam Cực. Con t hú nhỏ mới chào đời này có lông màu trắng nhưng màu mũi và mắt vẫn bình thường như những con hải cẩu khác.
Loài cáo quý hiếm này chỉ được phát hiện trên sa mạc Sahara, Châu Phi. (Nguồn: Daily Mail)
Một chú hươu nhỏ mới chào đời ở Anh trong thời gian cuối xuân và đầu mùa hè. (Nguồn: Daily Mail)
Gà con đáng yêu tung tăng chạy trên đường. Bộ lông của nó sẽ thay đổi hoàn toàn khi trưởng thành. (Nguồn: Daily Mail)
Video đang HOT
Chồn đất thường có thói quen đứng bằng hai chân sau. Chúng sống tại các sa mạc khô cằn ở châu Phi. (Nguồn: Daily Mail)
Sư tử con nằm nghỉ ngơi trong một công viên động vật hoang dã ở Botswana. (Nguồn: Daily Mail)
Con Tatu nhỏ được chụp hình trong vườn thú ở thành phố Edinburgh, Anh. (Nguồn: Daily Mail)
Hình ảnh kangaroo con thò đầu ra khỏi túi của mẹ ở Australia. (Nguồn: Daily Mail)
Báo tuyết con khám phá môi trường xung quanh trong một vườn thú ở Basel, Thụy Sĩ. (Nguồn: Daily Mail)
Lợn con trông rất đáng yêu khi đi dạo trên đám cỏ xanh mướt. (Nguồn: Daily Mail)
Chim cánh cụt hoàng đế con chập chững bước đi trên tuyết ở vùng Nam Cực. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Gấu trúc con được chăm sóc tại trung tâm nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc Bifengxia ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Phát hiện chim cánh cụt màu vàng hiếm hoi dọc bờ biển Nam Cực
Khách du lịch trong chuyến hành trình đến Nam Cực vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một con chim cánh cụt vàng tuyệt đẹp ở giữa một đàn cánh cụt đen và trắng.
Thật đặc biệt vì chim cánh cụt màu vàng rất hiếm và hầu như chưa từng thấy trong tự nhiên. Chim cánh cụt lông vàng sống ở bờ biển Nam Thái Bình Dương và Nam Cực. Sinh vật đáng yêu này là loài chim đột biến gen, nên sắc tố lông của chúng bị giảm. Hiện tượng này không phổ biến ở động vật hoang dã vì nó làm chúng nổi bật hơn so với đồng loại và có thể khiến chúng bị kẻ thù tấn công.
Tuy nhiên, đột biến gen sẽ tạo ra những cá thể vô cùng đáng yêu, chẳng hạn như con hươu cao cổ trắng Omo được phát hiện gần đây ở Tanzania. Đặc biệt ở loài chim, tình trạng này được gọi là isabellinisim (thuật ngữ được sử dụng cho loại bệnh bạch tạng một phần, ở chứng bệnh này xảy ra hiện tượng làm sáng sắc tố đồng đều, dẫn đến màu vàng xám thay vì màu đen).
Mặc dù đồng loại dường như không để ý đến vẻ ngoài của chú chim nên nó không gặp khó khăn trong việc tìm bạn tình. Màu đen và trắng điển hình của một con chim cánh cụt giúp ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi và con mồi. Do đó, cuộc sống của chú chim cánh cụt kì lạ này rất dễ bị đe dọa.
Yến Phạm
Theodulich.petrotimes.vn
Bí ẩn sinh vật ra đời vào ngày thiên thạch tiêu diệt hết khủng long Trong "ngày tận thế" của khủng long 66 triệu năm về trước, một loài sinh vật bay to lớn đã từ bỏ bầu trời để... xuống biển sống, mở đầu cho sự ra đời của một giống loài hoàn toàn mới. Nghiên cứu mới từ Đại học Flinder (Úc) và Đại học Cantebury (New Zealand) đã trình bày phát hiện về sinh vật...