Chết lặng khi chồng ăn nằm với bạn thân
Nếu tình nhân của chồng không phải là Hoa thì có lẽ tôi đã không xót xa tới mức này.
Toàn thân tôi rã rời, bởi sự thật khiến tôi quá bẽ bàng (Ảnh minh họa)
Tôi biết chồng mình có bồ từ cách đây chưa lâu, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều chị em khác, tôi phải “bắt tận tay” và cho cô bồ của chồng một bài học. Ấy vậy mà khi tận mắt chứng kiến cảnh chồng âu yếm cô bồ của anh ta, tôi không thốt lên lời. Toàn thân tôi rã rời, bởi sự thật khiến tôi quá bẽ bàng, một người là chồng từng yêu thương vợ con hết mực, người kia lại là cô bạn thân nhất của tôi. Nhiều ngày nay, tôi sống trong tâm trạng uất hận. Tôi không biết phải làm thế nào, tôi cần một lời khuyên bởi hiện tại tôi quá rối bời trước sự thật mà mình đã chứng kiến.
Tôi lập gia đình cách đây 6 năm, chồng tôi là người đàn ông thành đạt và yêu chiều vợ con hết mực. Cuộc sống viên mãn của tôi là niềm ghen tỵ của nhiều người. Hoa – cô bạn thân của tôi thường nói: “Cậu phải cố gắng mà giữ một người chồng tốt như thế, số tớ hẩm hiu, chồng bồ bịch, gia đình tan vỡ, con cái sống thiếu thốn tình cảm”.
Hoa là bạn thân của tôi từ thời còn đi học, cả hai thân nhau như hình với bóng. Bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng đều chia sẻ với nhau. Hoa lập gia đình khi tuổi đời còn khá trẻ, và là một cuộc tình chóng vánh với một người đàn ông già dặn, giàu có. Cuộc sống gia đình của Hoa kéo dài được 2 năm trước khi chồng bạn tôi cặp bồ và ly hôn với vợ.
Chứng kiến cô bạn thân đau khổ vì chuyện gia đình, tôi thường an ủi, trò chuyện và hẹn Hoa sang nhà chơi cho khuây khỏa nỗi buồn. Hoa thường qua nhà chúng tôi ăn cơm, con gái tôi cũng rất yêu quý Hoa. Con gái tôi gọi Hoa là mẹ, và con trai của Hoa cũng vậy.
Video đang HOT
Chồng tôi hiểu sự cô đơn và nỗi buồn của bạn nên cũng thường mời Hoa sang ăn cơm, đi chơi cùng vợ chồng tôi. Tôi với Hoa thân càng thêm thân, cô thường giúp tôi đón con, giúp tôi đi chợ trong lúc công việc của tôi bận rộn.
Nhiều khi vợ chồng tôi có những xích mích, chồng tôi muốn vợ bỏ bớt công việc để chăm sóc gia đình, chính Hoa là người an ủi, gàn gắn những cuộc chiến tranh lạnh của cả 2 người. Hoa cũng thường tâm sự, giúp tôi có cách ứng xử khéo léo hơn trong mọi chuyện. Và điều kỳ lạ hơn, Hoa còn hiểu tính cách, sở thích của chồng tôi hơn cả tôi nữa. Vừa thầm trách mình vô tâm, tôi vừa cảm ơn vì có một cô bạn tốt đến thế.
Cách đây khoảng 1 năm, khi tôi lên chức Trưởng phòng của công ty, công việc có phần bận rộn hơn trước, nên tôi nhờ hẳn Hoa thường đón con, đi chợ và chế biến sơ qua đồ ăn giúp tôi. Cô tận tình hơn khi nấu cơm và thường ở lại ăn cơm luôn với vợ chồng tôi. Tôi bàn với chồng muốn giới thiệu một anh chàng nào đó thật tốt cho bà mẹ đơn thân tốt bụng này.
Thời gian gần đây, tôi dù bận rộn nhưng cũng nhận ra chồng mình có nhiều biểu hiện khác lạ. Anh thường xuyên gọi điện, nhắn tin với một cô gái lạ, và nhiều lần mua những món đồ đắt tiền dành tặng cho phụ nữ. Nghi ngờ chồng có bồ, tôi có nói chuyện thẳng thắn thì nhận được sự khẳng định từ phía anh: Mua quà là việc nên làm cho đối tác nữ, em đừng suy diễn linh tinh. Anh đi làm cũng chỉ vì gia đình này, chẳng nhẽ 6 năm qua còn không đủ khẳng định điều đó?
Tôi im lặng và nghĩ: Phải chăng tôi đã quá đa nghi? Nhưng sự suy diễn không được quá lâu khi tôi nhận được quyết định đi công tác Sài Gòn 1 tháng. Lo công việc gia đình không được chu toàn, tôi đưa Hoa chìa khóa, nhờ cô thường sang chăm con và nấu cơm cho chồng và con giùm tôi.
Ở Sài Gòn, tôi vẫn thường gọi điện về nhà hỏi han chồng và con gái. Khoảng thời gian đi xa này khiến nỗi nhớ nhà càng trở nên cồn cào hơn. Tôi nhớ chồng và cô con gái yêu khủng khiếp, tôi nhận ra, công việc đã chiếm của tôi quá nhiều thời gian, và từ bao giờ, tôi đã không còn là người phụ nữ vì gia đình nữa.
Chưa hết chuyến công tác, trong lòng nóng như có lửa đốt, tôi xin về sớm hơn dự kiến. Vì muốn dành cho hai bố con một sự bất ngờ, tôi chuẩn bị quà và bí mật về nhà.
Một ngày thứ 6 trong tuần nắng oi ả, tôi về nhà với niềm vui chồng và con gái sẽ bất ngờ với món quà của mẹ, tôi sẽ dành cả chiều để chuẩn bị cơm tối cho cả gia đình. Tôi nhẹ nhàng mở khóa cửa, nhà cửa khá gọn gàng, sạch sẽ, cô bạn tốt chắc thường xuyên sang dọn dẹp giùm. Bỏ hành lý xuống, tôi muốn đi tắm và nằm nghỉ một giấc. Đẩy cánh cửa phòng ngủ, tôi không khỏi sốc khi nhìn cảnh chồng đang ôm một người phụ nữ nằm ngủ. Dường như quá bất ngờ với sự có mặt đột ngột của tôi, cả hai vùng dậy, không nói được câu nào. Còn tôi, càng sốc hơn khi tình nhân đang nằm trên giường với chồng lại chính là cô bạn thân.
Tôi bỏ chạy, mặc lời giải thích của chồng và Hoa. Những ngày sau đó, tôi dọn về nhà mẹ đẻ, mặc những cuộc điện thoại và tin nhắn hẹn gặp để nói cho rõ chuyện của hai con người phản bội tôi.
Nếu tình nhân của chồng không phải là Hoa thì có lẽ tôi đã không xót xa tới mức này. Bây giờ, tôi mới hiểu, sự nhiệt tình chăm lo từng bữa cơm cho gia đình tôi của Hoa là do đâu, vì sao cô ta và chồng tôi lại hiểu nhau đến vậy, vì sao cô ta thường xuyên khuyên tôi nên cố gắng giữ chồng.
Nhưng hiện tại, tôi không nghĩ được gì nhiều, tôi muốn ly dị người chồng bội bạc và cắt đứt tình bạn gần 20 năm với cô bạn “giả nhân, giả nghĩa” này, tôi phải làm gì để thoát khỏi những suy nghĩ rối bời này?
Theo VNE
Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Tư liệu lịch sử
Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Tài liệu cổ của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Các tài liệu do Việt Nam nắm giữ khẳng định sự hiểu biết từ lâu đời đối với hai quần đảo. Sự hiểu biết này đã chuyển hóa thành sự chiếm hữu thực sự từ thế kỷ XVIII. Theo đó, các đảo và quần đảo đã được đề cập từ rất lâu đời. Đó là các bản đồ có lẽ được lập từ cuối thế kỷ XV - thời vua Lê Trang Tông có nói đến quần đảo Hoàng Sa đã được Viện Nghiên cứu lịch sử in lại, cũng trong các tập Hồng Đức bản đồ được lưu trữ tại Nhật Bản niên đại từ thế kỷ XVII.
Trung Hoa Dân quốc tối tân địa đồ của Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch cũng không có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Những dấu vết đầu tiên khẳng định về một quyền đã xuất hiện trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, điều này đánh dấu niên đại của những dấu hiệu pháp lý chắc chắn đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm của nhà bách khoa với chức vụ Hiệp trấn, các quần đảo đã được mô tả (phải đi ba ngày đêm mới đến được, các quần đảo đã được xác định khá chính xác) và nói đến hoạt động khai thác có tổ chức của các chúa An Nam.
Người ta tìm thấy ở đây bản kê khai các tài nguyên thu lượm được việc khai thác này sau khi đã tham khảo các sổ đăng ký của chúa nhà Chúa có ghi ngày: "Tôi từng tra khảo số biên của cai đội Thuyên Đức Hầu ngày trước như sau: năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa thu lượm được 30 thỏi bạc; năm Giáp Thân (1704), thu lượm được 5.100 tấn thiếc; năm Ất Dậu (1705), thu lượm được 126 thỏi bạc. Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần chỉ lượm được mấy cái bát sành và hai khẩu súng đồng.
Cũng tác giả này đã thuật lại những sự kiện trước kia đã từng được các nhà sử học biết đến như một số trận đánh giữa hạm đội Hà Lan và thủy binh của các chúa Nguyễn 1643 - 1644. Các sự kiện này chứng tỏ các chúa An Nam đã có một lực lượng hải quân hiệu quả và rất chú ý tới việc kiểm soát trên biển. Điều này liệu có đưa đến việc nghĩ rằng việc khai thác có tổ chức có lẽ đã có từ lâu mà các cuốn sổ ghi chép chính xác này không nói đến? Không thể bảo vệ điều này vì không có đủ các bằng chứng trước đó.
Ngược lại, từ đầu thế kỷ XVIII, các bằng chứng về việc cai quản của chúa An Nam đã được xác lập tốt. Như vậy, khi ông Le Fol, Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ viết cho Toàn quyền Đông Dương ngày 22/1/1929 rằng "quần đảo (Hoàng Sa) dường như vẫn còn là res nullius (đất vô chủ) cho đến đầu thế kỷ trước" và cho biết trong văn kiện này các chỉ dẫn về hành vi cai quản các đảo được các triều đại trước đây thực hiện từ đầu thế kỷ XIX. Luận điểm này của ông Le Fol là của một con người đang đảm nhiệm chức vụ ở một miền của Việt Nam, trực tiếp liên quan đến khía cạnh lịch sử của các vấn đề đó, chắc hẳn là dựa trên sự hiểu biết nhất định về các hồ sơ. Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông không đủ để xác định ngày tháng của các hành vi cai quản của An Nam với tất cả các mức độ chính xác mà việc xem xét đầy đủ hồ sơ cho phép.
Đặt mình vào thế kỷ XVIII, người ta có thể bảo vệ được rằng cho tới thời điểm đó, sự tồn tại của các đảo Hoàng Sa đã được biết đến một cách rộng rãi, rằng Trung Quốc không thể viện dẫn bất kỳ sự chiếm hữu nào phù hợp với các tiêu chuẩn đã được nêu ở trên, rằng cuốn sách của Lê Quý Đôn ở Việt Nam là tư liệu đầu tiên nêu lên các hành vi tương ứng với một sự quản lý nhất định quần đảo, đó là sự quản lý có niên đại từ những năm đầu của thế kỷ XVIII. Đối với các đảo Trường Sa, sự tồn tại của chúng chắc chắn đã được biết đến cho dù còn chưa xác lập rõ sự khác biệt của chúng với quần đảo Hoàng Sa (trong các tài liệu được tiếp xúc). Không có gì cho phép khẳng định rằng Trung Quốc đã chiếm hữu các đảo này. Việc quản lý các đảo ở Trường Sa đồng thời với các đảo ở Hoàng Sa.
Theo Baotintuc.vn
Thế giới thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ra sao? Từ hơn 5 thế kỷ trước, Hoàng Sa, Trường Sa đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải... phương Tây thừa nhận. Phần 1: Bản đồ cổ thế giới thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Trong khi các bản đồ cổ về Trung Quốc do thế giới và chính Trung Quốc xuất bản trước thế kỷ...