Chết lặng khi biết chồng kiếm thêm bằng “nghề trai ôm”
Anh nói: “Thì cũng chẳng mất gì, đàn bà người ta còn chẳng sợ thì mình đàn ông đang ang ngại gì! Vợ biết thừa trong lòng anh chỉ có mình vợ thôi mà!”.
Tôi và chồng vừa mới cưới nhau được 4 tháng, chưa dám có con vì kinh tế còn eo hẹp. Hai đứa phải thuê trọ và lương bổng thì chỉ ở mức hạn hẹp. Hàng tháng cũng đủ cho sinh hoạt và chi trả tiền thuê nhà, cũng không để ra được là bao. Cuộc sống đúng là không đơn giản như tôi nghĩ ban đầu, không phải cứ yêu nhau hợp nhau, về ở với nhau rồi cùng nhau tu chí làm ăn là được.
Tôi là nhân viên hành chính ở một công ty nhỏ với mức lương 3 triệu đồng/tháng còn chồng làm cơ khí với tổng thu nhập 4 triệu đồng/tháng. Chỉ với 7 triệu chúng tôi phải chi trả tất cả trong đó đã phải trả gần 3 triệu tiền nhà, điện nước hàng tháng. Cưới xong muốn sinh con lắm nhưng cả 2 không dám vì chưa sẵn sàng kinh tế, sợ sinh con ra không lo được cho con thì cũng tội.
Là người đàn ông trong nhà ắt hẳn anh phải áp lực hơn tôi rất nhiều về cuộc sống hiện tại của 2 vợ chồng. Một hôm anh nói với tôi về việc anh sẽ chạy xe ôm thêm vào buổi tối. Lúc đầu tôi không đồng ý cho cái ý tưởng này vì sợ chồng đi làm cả ngày xong tối lại phải chạy xe, sức khỏe không được đảm bảo. Nhưng rồi nghe chồng thuyết phục tôi cũng đành đồng ý.
Vậy là cứ đều đặn sau giờ làm việc anh trở về tắm giặt ăn tối và ra khỏi nhà từ 7h tối cho tới khoảng 10, 11h đêm mới về. Tôi cũng chán cái cảnh lầm lũi 1 mình ở nhà chờ chồng đêm hôm lắm nhưng anh vẫn động viên cả 2 cùng phải cố gắng, để anh kiếm thêm chút tiền rồi sang năm còn sinh con nữ
Video đang HOT
Anh đi làm thêm nay đã được 5 tháng. Đúng là có thêm chút tiền thật nhưng tình cảm vợ chồng tôi càng ngày càng xa cách. Thời gian gần đây, tôi lại cảm nhận rõ nét tình cảm chồng dành cho mình thật nhạt nhẽo, bất thường. Nhưng cũng không nghi ngờ gì vì đơn giản nghĩ người hiền lành và yêu vợ như anh thì không thể có chuyện trai gái bên ngoài, mà chỉ là do anh đi làm vất vả nên mới thế.
Tôi vẫn chăm sóc và quan tâm tới chồng như thế cho tới một ngày tin sét đánh đến với tôi. Đang làm việc thì bạn tôi gửi biểu tượng mặt đỏ lên vì xấu hổ, tôi hỏi sao thế thì bạn tôi nói: “Vợ chồng nhà này đổi gió kinh quá! Hôm qua vào nhà nghỉ cơ đấy! Mà làm gì phải xấu hổ gục mặt giấu giếm thế? Đi với chồng chứ với ai mà phải sợ, phải như anh N (tên chồng tôi) ý, phong thái rất tự tin”.
Tôi mất vài giây định thần mọi việc, lăn chuột đọc lại 1 lượt những gì bạn vừa chat. Chẳng nhẽ chồng mình vào nhà nghỉ với gái lạ? Thật không thể tin nổi. Cho dù tin chồng đến mấy tôi vẫn có chút hoang mang với thông tin bạn vừa nói.
Vẫn như mọi ngày, anh về nhà ăn tối rồi lại đi, trong bữa cơm, tôi chỉ hỏi đùa kiểu thăm dò thông tin vì sợ nhỡ không đúng lại chạm vào lòng tự ái của chồng: “Tối qua kiểu gì mà cái H (tên bạn tôi) lại thấy anh vào nhà nghỉ nhỉ?”
Tưởng anh sẽ cười ha hả vì thông tin nhầm lẫn, vì tự tin là không có cái chuyện đó vậy mà nét mặt anh có chút thay đổi, lúng túng. Tôi bắt đầu chột dạ vì biểu hiện của anh.
Lấy lại bình tĩnh tôi hỏi lại lần nữa với hy vọng anh phủ nhận thông tin vậy mà ngoài sức tưởng tượng của tôi. Anh nói: “Thì cũng chẳng mất gì, đàn bà người ta còn chẳng sợ thì mình đàn ông đang ang ngại gì! Mấy bà thừa tiền, thiếu tình còn mình thiếu tiền và tình thì nhà trồng được, lo gì! Chỉ là trao đổi thôi mà, tội gì em! Vợ biết thừa trong lòng anh chỉ có mình vợ thôi mà!”. Tôi chết lặng với suy nghĩ của chồng.
Chẳng cần phải nói gì thêm, tôi đã hiểu mọi chuyện, chồng mình tìm việc làm thêm bấy lâu bằng nghề trai ôm – không hơn không kém! Tôi đau khổ và hụt hẫng hơn bao giờ hết. Lúc này, trong tôi không khỏi cảm giác tủi hổ vì cảnh kinh tế thiếu tốn để chồng phải kiếm thêm bằng chuyện ấy.
Trong tôi giờ là một mớ những hỗn độn: buồn chán có, hụt hẫng, đau khổ có và hơn hết là cảm thấy bị tổn thương và thất vọng vì chồng. Mặc dù bây giờ chồng có dừng lại việc kiếm thêm này, trong tôi vẫn có tổn thương khó xóa mờ – nói gì thì nói tôi vẫn là người bị chồng phản bội. Tôi phải làm sao đây?
Theo Doisongphapluat
NATO: Luẩn quẩn
Hội nghị mới rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ của ngoại trưởng các nước thành viên NATO lại một lần nữa cho thấy liên minh quân sự này đang lúng túng và bị động trong ứng phó với những biến động về chính trị an ninh ở nhiều khu vực trên thế giới.
Lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine - Ảnh: Reuters
Ngoài thông điệp ẩn chứa đằng sau việc chọn Thổ Nhĩ Kỳ làm địa điểm hội họp là coi trọng Ankara và quan tâm hơn đến các thành viên ở Nam Âu, NATO gần như chỉ nhắc lại những quan điểm lâu nay chứ chưa thấy có ý tưởng chính sách hay kiến giải gì mới. Người ngoài vẫn chỉ nghe thấy NATO nặng lời phê phán Nga về cuộc khủng hoảng Ukraine, và lời cảnh báo Moscow chớ có triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea.
Những thành viên ở khu vực Baltic và Đông Âu vẫn đề đạt mong muốn NATO có căn cứ quân sự và bố trí binh lính trên lãnh thổ của họ để răn đe Nga. Khối này vẫn loay hoay tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi rằng trách nhiệm phòng thủ tập thể có áp dụng đối với loại hình chiến tranh phi truyền thống hay không? NATO quyết định trụ lại lâu hơn ở Afghanistan nhưng lại không có được quyết sách gì mới về phương diện đối phó với những lực lượng và tổ chức Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Xem ra NATO vẫn như đang ở trong cuộc khủng hoảng về mục đích tồn tại và hành động. Mỹ và EU hiện không thiếu thách thức trực diện về chính trị an ninh, quân sự và quốc phòng. Thế nhưng NATO không chỉ hụt hơi đối với diễn biến tình hình ở châu Âu, châu Phi và vùng Vịnh mà còn có chiều hướng bất lực trước những thách thức ấy và cứ luẩn quẩn mãi trong những chuyện đã trở thành cũ.
La Phù
Theo Thanhnien
Hai nơi cùng một chuyện Ở cả châu Âu lẫn khu vực Đông Nam Á hiện đều đang sôi động vấn đề người tị nạn. Người Rohingya (nhóm người thiểu số theo đạo Hồi ở Myanmar) tị nạn xếp hàng lấy thức ăn tại một trại tạm cư ở làng Kuala Cangkoi, tỉnh Aceh, Indonesia - Ảnh: Reuters Ở châu Âu, chuyện này động chạm tới không chỉ...