Chết gục trên tàu điện ngầm New York
Hai người vô gia cư chết trên tàu điện ngầm ở New York, thành phố tâm dịch Covid-19 của Mỹ, làm dấy lên nhiều lo ngại.
“Tình hình người vô gia cư đang vượt khỏi tầm kiểm soát”, Eddie, một người điều khiển tàu phát hiện thi thể cuối tuần trước, nói. “Chúng tôi còn không rõ phải chăng người này chết vì nCoV”.
Thi thể đầu tiên là Dwayne Hill, một người đàn ông 56 tuổi, được nhân viên công ty vận hành tàu bang New York (MTA) phát hiện lúc 21h30 ngày 1/5 trên chuyến tàu C ở ga phố 168. Sau đó, người qua đường tìm thấy Robert Mangual, 61 tuổi, bất tỉnh và không có phản ứng trên chuyến tàu số 4 ở ga Đại lộ Utica tại Brooklyn lúc 8h20 ngày 2/5. Cảnh sát xác nhận cả hai đều là người vô gia cư. Sở Dịch vụ Xã hội New York hôm 4/5 xác nhận một người âm tính nCoV.
Thi thể đầu tiên được phát hiện tối 30/4. Ảnh: New York Post.
Cái chết của hai người làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của tàu điện ngầm, khi ngày càng nhiều người vô gia cư lên tàu còn người bình thường tránh trong nhà vì lệnh hạn chế.
“Hai xác trong vòng 24 giờ khiến chúng tôi lo lắng”, Yann Hicks, một người điều hành tàu kiêm đại diện công đoàn, nói. “Đã có hai sự cố xảy ra trong vài ngày qua, có thể sẽ còn nhiều hơn nữa”.
Video đang HOT
“Sẽ còn thêm chuyện gì nữa xảy ra với chúng tôi, vì sao họ chết? Vì nCoV hay sốc thuốc?” Hicks nói.
Tình hình còn tệ hơn vì nhân viên công ty vận hành tàu thậm chí không muốn đi làm.
“Tôi không muốn bắt tàu miễn phí nữa vì rất sợ”, ông giải thích. “Tàu toàn người vô gia cư và không lường trước được chuyện gì sẽ tới. Tôi phải đi xuống 7 – 10 toa tàu mới tìm được một toa trống và cách biệt với những người lang thang đang ngồi đầy trên ghế”.
Ít nhất 98 nhân viên MTA, đa số đến cơ quan bằng xe buýt và tàu điện ngầm, đã chết vì nCoV, trong khi nhiều người khác đổ bệnh.
Tuần trước, Thống đốc New York Andrew Cuomo tuyên bố mọi dịch vụ đường sắt sẽ dừng hoạt động từ 1h đến 5h bắt đầu từ 6/5 để dọn dẹp và khử trùng hàng ngày. Mọi người đi tàu sẽ phải rời khỏi ga khi tới giờ ngừng hoạt động.
Từ tháng 1 đến cuối tháng 4, đã có 26 ca tử vong trên hệ thống tàu điện ngầm của MTA, trong đó 11 ca do nguyên nhân tự nhiên. Con số này tăng 19 ca so với cùng kỳ năm ngoái, với 9 ca tử vong tự nhiên.
“Đây là những bi kịch đau lòng, chúng tôi đang hợp tác với cảnh sát New York để điều tra”, phát ngôn viên MTA Ken Lovett nói hôm 3/5. “Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh tàu điện ngầm không phải nơi thay thế cho chỗ tá túc. Nếu hai người này thật sự là người vô gia cư, chính quyền cần hành động nhiều hơn để đảm bảo mọi người New York đều được quyền tiếp cận dịch vụ và chỗ tá túc cần thiết”.
New York là tâm dịch nCoV ở Mỹ với 313.000 ca nhiễm và hơn 18.000 ca tử vong. Hệ thống y tế thành phố quá tải, nhà xác cũng quá tải, buộc chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp từ giữa tháng 3.
Nơi có 15 người chết vì Covid-19 vẫn cho y tá nhiễm bệnh làm việc
Các quan chức y tế New York vẫn cho phép các y tá nhiễm virus nCoV tiếp tục làm tại một viện dưỡng lão đã có 15 người chết vì Covid-19.
Mới đây, tờ New York Post phanh phui ra sự việc các nhân viên đang nhiễm Covid-19 của viện dưỡng lão Hornell Gardens (quận Steuben, New York) trở lại làm việc bình thường vào ngày 10/4.
Trước đó, 3 người trong viện đã chết và khoảng một phần ba số cụ già cùng các nhân viên ở đây bị nhiễm virus nCoV.
Nhà dưỡng lão Hornell Gardens (quận Steuben, New York)
Quyết định trên là vụ bê bối mới nhất của chính quyền bang New York trong cách phản ứng với tình trạng dịch bệnh lan tràn ở nhà dưỡng lão. Trước đó, các quan chức từ chối đề nghị di chuyển bệnh nhân tới một khu khác để cách ly.
Chính quyền quận Steuben đã lên án Sở Y tế bang không quan tâm tới những phản đối của quan chức địa phương.
Người đứng đầu quận Steuben, Jack Wheeler, cho hay: "Chúng tôi biết họ cho phép những nhân viên dương tính tới chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Chúng tôi bày tỏ sự lo ngại và phản đối việc này".
Các xét nghiệm vào ngày 8-9/4 cho thấy 46 trong tổng số 140 nhân viên và người sống trong nhà dưỡng lão trên bị nhiễm virus.
Ngày 11/4, quận Steuben nhận được nhiều cuộc gọi, email và tin nhắn mạng xã hội về sự việc này. Mối lo ngại gia tăng nên tới ngày 13/4, viện dưỡng lão bắt đầu cho những người khỏe mạnh rời khỏi đây.
Đã có 15 người chết kể từ khi đại dịch bùng nổ làm dấy lên câu hỏi liệu có thể tránh được một số sự mất mát không.
Sở Y tế New York khẳng định đã tuân theo chỉ dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
"Ngày 16/3, CDC thông báo các nhân viên y tế bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 có thể quay trở lại làm việc 3 ngày sau khi bình phục và ít nhất 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên", một thông báo viết.
"Sở Y tế New York đã mở rộng chính sách và áp dụng với cả những người không có triệu chứng bệnh. Sở sẽ chỉ cho phép các nhân viên nhiễm Covid-19 trở lại làm việc sau 14 ngày".
Thống đốc Cuomo rơi lệ sau khi New York được tặng 1 chiếc khẩu trang Bang New York là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 trên toàn nước Mỹ, và tất cả các sự giúp đỡ đều được trân trọng, dù chỉ là một chiếc khẩu trang đơn lẻ. Theo AP, một nông dân đã về hưu ở bang Kansas gửi chiếc khẩu trang N95 qua đường bưu điện tới Thống đốc New York Andrew...