“Chết đứng” với lời đề nghị của chồng
Anh bảo mua nhà, cô cũng ậm ừ, vì tiền cô không nắm trong tay nên chẳng dám mạnh miệng. Nhưng lời đề nghị tiếp theo đã khiến cô sửng sốt không thôi…
Lời đề nghị của anh hôm qua thực sự khiến cô “chết đứng”. Hẹn với anh cho cô thời gian suy nghĩ mà từ lúc đó tới giờ, cô vẫn chưa nghĩ ra được mình nên quyết định thế nào, đồng ý, từ chối hay có cách xử lí khác với đề nghị của anh nữa.
Số là vợ chồng cô đang tính chuyện mua nhà. Cô thì là một công chức nhà nước, lương lậu chẳng có là bao, chi dùng cho cuộc sống hàng ngày, mua sắm đóng học cho con gái cũng gần như hết, làm gì có tích góp. Anh là người đề xướng chuyện mua nhà, cũng sẽ là người đầu tư tiền chủ yếu. Cô dự định nếu anh thiếu, cô sẽ lo xoay xở thêm, nhưng anh nói không cần, anh tiết kiệm đủ rồi. Trước nay nhà cô lương ai người nấy giữ, mỗi tháng anh đưa cô một khoản, thêm lương của cô nữa, cô tự cân đối để chi tiêu cho hợp lí. Còn lại anh tự giữ riêng, cô cũng chẳng hỏi đến, vì thế chồng mình có bao nhiêu tiền cô không hề biết.
Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Anh bảo mua nhà, cô cũng ậm ừ, vì tiền không có trong tay nên chẳng dám mạnh miệng. Nhưng lời đề nghị tiếp theo đã khiến cô sửng sốt không thôi. Anh đưa cho cô một bản cam kết đã viết sẵn bảo cô kí vào. Điều đáng nói là trên đó ghi rõ tiền mua ngôi nhà hoàn toàn là tiền của chồng cô, sau này có li hôn thì cô không được tranh chấp vì cô không đóng góp chút kinh phí nào. Cô ngạc nhiên đến sững sờ! Cô cố lục lại trí nhớ mình xem đã từng thấy người chồng nào làm chuyện tương tự như thế với vợ mình hay chưa, nhưng rõ ràng là cô có cố công tìm cũng chả có kết quả.
m thế? Em chẳng thấy ai làm như thế cả! Nếu có thì họ chỉ công chứng tài sản trước khi kết hôn thôi chứ” – cô cố đè nén những cảm xúc ngổn ngang trong lòng, bình tĩnh hỏi chồng. “Có gì mà lạ đâu em! Ai làm người đấy hưởng, làm được cái gì thì hưởng cái đó, chứ chả lẽ em muốn hưởng vào phần em không góp công? Xu thế hiện đại bây giờ là thế đấy em ạ, em lạc hậu quá rồi đấy! Phương Tây họ cũng toàn thế” – anh thản nhiên trả lời. Cô hoang mang. Chả lẽ thật sự cô quá lạc hậu rồi. Luật pháp phương Tây rất bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, kể cả người phụ nữ ở nhà nội trợ cũng sẽ không bao giờ phải tay trắng nếu li hôn. Nhưng trong trường hợp của cô, nếu 2 người li hôn thì cô chả ra đi tay trắng là gì! Đành rằng nếu đằng thẳng ra thì toàn bộ số tiền mua nhà đúng là do anh kiếm. Nhưng chả lẽ cô không góp chút công sức nào cho cái nhà này ư? Việc sinh đẻ và chăm sóc con, săn sóc chồng, việc nhà việc cửa, đối nội đối ngoại, không tới tay cô thì tới tay ai? Chưa nói tới, hàng tháng cô cũng cùng anh chia sẻ chi phí sinh hoạt cơ mà!
Càng nghĩ cô càng thất bất công và vô lí nhưng không muốn nói gì thêm, cô đề nghị chồng cho mình thời gian suy nghĩ. Càng nghĩ cô càng thấy buồn và thất vọng vì hóa ra anh tính toán rạch ròi cả với mình – vợ anh đến như vậy, vì hóa ra anh chả trân trọng công sức cô bỏ ra cho cái nhà này – dù đó không phải là tiền bạc, mà anh coi đó là việc đương nhiên.
Cõi lòng cô lạnh lẽo, được rồi, anh đã muốn tính thì cô sẽ tính cho anh xem. Sau 1 ngày đêm suy nghĩ, cô nói đồng ý với yêu cầu của anh, thấy anh mừng ra mặt, trưng ngay ra tờ cam kết để cô kí, trái tim cô lạnh thêm một phần. “Quyền lợi anh đã muốn riêng rẽ như thế thì nghĩa vụ và trách nhiệm cũng phải phân chia cho công bằng anh ạ. Việc nhà việc cửa, con cái, nội ngoại 2 bên – đó là việc chung trong gia đình, anh một là chia sẻ một nửa khối lượng công việc với em, 2 là nếu anh không đảm đương được em sẽ vẫn làm tất, nhưng anh phải trả phí cho em. Ngoài ra, em có một yêu cầu nữa, anh kí vào cam kết sẽ không giành quyền nuôi con với em nếu mình li hôn. Nếu anh chấp nhận như thế, em sẽ kí!” – cô bình tĩnh nói với chồng.
Anh hơi bất ngờ vì cô nói như vậy, cũng đáp luôn: “Việc nội trợ là của đàn bà, sao em lại kể công ở đây! Còn cam kết nhường em quyền nuôi con, anh đồng ý”. Cô cười buồn, thực ra cô chưa bao giờ muốn rạch ròi như thế trong 1 gia đình, vì anh đưa ra đề nghị ấy mới khiến cô uất ức mà ăn miếng trả miếng như vậy thôi. Giờ anh nói vậy, cô cũng chả thiết tha tranh cãi gì nữa, 2 người nhanh chóng kí vào cảm kết mỗi bên đưa ra, hoàn tất thương lượng.
Người ngoài nhìn vào thấy gia đình cô đã chuyển sang nhà mới to đẹp hơn, ai cũng xuýt xoa khen cô tốt số, có một người chồng giỏi kiếm tiền. Cô cười nhạt, nếu họ biết được sự thật, không biết họ sẽ sốc đến nhường nào. Còn cô, giờ đây cô có cảm giác mình đang đi ở nhờ, theo đó mà sự chăm sóc dành cho ngôi nhà ấy cũng giảm đi rất nhiều nhiệt thành. Còn cuộc hôn nhân này nữa, đối với cô, bản chất của nó hiện tại dường như là sự hợp tác giữa các đối tác làm ăn, rạch ròi, sòng phẳng, chứ không còn là sự san sẻ, nương tựa và yêu thương lẫn nhau của vợ – chồng nữa…
Theo Phamthi/Afamily
Chồng san sẻ việc nhà gia đình mới hạnh phúc
Muốn giữ được mái ấm gia đình lâu dài thì không chỉ có phụ nữ mà cả đàn ông cũng phải cùng chia sẻviệc nhà với vợ...
Bạn Quân chia sẻ có phần thiên nhiều về đồng tiền, tuy vậy cũng không phải là không có những ý đúng, có điều là tiền quan trọng thật nó đóng vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống. Tiền giúp ta dễ dàng trao đổi với các thứ hàng hóa cần thiết khác, giúp ta duy trì cuộc sống.
Nhưng nhìn rộng ra thì tiền không phải là tất cả, nó không thể mua được hạnh phúc gia đình. Một người chồng suốt ngày chỉ biết đến kiếm tiền về và cuối tháng đưa cho vợ một cục. Trong khi đó anh ta lại bỏ qua những yếu tố quan trọng khác. Có khi đi biền biệt hàng năm tháng chả thèm động vào người vợ đến một lần. Trong khi người vợ đang tuổi hồi xuân, được ăn mặc làm đẹp và nhu cầu sinh lý cũng vẫn còn rất khát khao, rực rỡ...
Ảnh minh họa
Điều đó lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng vợ thèm khát đàn ông và việc ra ngoài sa ngã vào lòng một gã trai khác là một điều hoàn toàn có thể xẩy ra. Hay như không chú ý đến tâm tư tình cảm, suy nghĩ của vợ, của những người trong gia đình thì hậu quả sớm muộn hạnh phúc gia đình đó cũng tan vỡ.
Một người đàn ông có thể kiếm được rất rất nhiều. Anh ta lại không thể về nhà ăn cơm chiều quây quần bên gia đình,không dành một chút thời gian nào để quan tâm đến việc nhà, hay chơi đùa cùng con cái. Để rồi mọi người trong gia đình sẽ dần dần xa lánh anh ta và rồi đến một ngày nào đó anh ta cảm thấy mình là người thừa trong gia đình, anh ta sẽ cảm thấy cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình.
Vậy nên đối với tôi muốn giữ được mái ấm gia đình lâu dài thì không chỉ có phụ nữ mà cả đàn ông cũng phải cùng chia sẻ việc nhà với vợ, cùng nhau vào bếp nấu những bữa cơm đầm ấm, sau đó cả gia đình quây quần quanh mâm cơm chiều, công sức của cả hai vợ chồng để tận hưởng, cảm nhận hương vị cuộc sống đó cũng là hạnh phúc.
Hạnh phúc không ở đâu xa, nó luôn hiện diện ngay trước mắt chúng ta. Có điều ta phải nhạy cảm mà nắm bắt lấy mà thôi. Hạnh phúc là điều giản dị nhất, có khi chỉ là cùng con nô đùa vui vẻ bên bãi cỏ, cùng con thả diều trong một buổi chiều lộng gió...
Theo Nguoiduatin
Chồng đảm quá, vợ hóa khổ! Tôi thường thấy mọi người ca thán các ông chồng lười, không biết san sẻ việc nhà. Vậy mà tôi thì khác. Ai cũng bảo tôi số sướng vì có chồng đảm, nhưng hỡi ôi, có "ở trong chăn mới biết chăn có rận". ảnh minh họa Hai vợ chồng tôi đều là cán bộ công chức nhà nước, có con trai được...