“Chết cười” với màn duyệt nghi thức đội như nhảy hip hop
Mới đây, một đoạn clip duyệt nghi thức đội được một công chức tại xã Hoằng Xuyên ( Hoằng Hóa, Thanh Hóa) quay và đưa lên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng cười nghiêng ngả.
Điều làm nhiều người xem cảm thấy thích thú, lạ mắt là bởi màn duyệt nghi thức đội của địa phương này khá “phá cách”. Những thành viên trong đội tập duyệt nghi thức nhưng nhìn họ như đang nhảy hip hop sôi động, vừa tập duyệt vừa thở hổn hển khiến nhiều người bật cười.
Màn duyệt nghi thức đội khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Cắt từ clip
Nhiều người tỏ ra thích thú bởi clip tập nghi thức này khá vui mắt, nhưng cũng có những người cho rằng màn duyệt nghi thức đội này trông như một màn “lên đồng” của các em thiếu niên. “Xem hết video mà mệt không thở nổi”, bạn Hoàng Hương (Thanh Hóa) bày tỏ.
Bạn Đức Nguyên (sống tại Hà Nội) bình luận: “Cảm ơn em, anh rất thích video này vì nó làm anh nhớ lại tuổi thơ và quê hương”.
“Tác giả” clip, anh Phạm Văn Thành – công chức Hộ tịch xã Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chia sẻ, anh quay clip này ngày 23.7 trong đợt tập nghi thức đội của xã “hàng xóm” Hoằng Cát. Chia sẻ về ý kiến bình luận và góp ý của mọi người sau khi đăng tải clip, anh Thành cho biết: “Mặc dù duyệt nghi thức đội nhưng mỗi nơi có một các thể hiện biến tấu khác nhau dựa trên truyền thống của quê hương. Tôi quay lại clip chỉ với mục đích lưu giữ kỷ niệm cho những người đồng hương ở xa được xem”.
Video đang HOT
Anh Thành cho biết thêm, hàng năm, xã nào cũng tổ chức hoạt động hè cho thanh thiếu nhi có sân chơi. Ngoài phần tập, duyệt nghi thức đội, trại hè còn có các tiết mục văn nghệ, đá bóng, chơi kéo co…
Chia sẻ về phần thực hiện nghi thức đội, nguyên một cán bộ huyện đoàn Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết, về cơ bản màn duyệt nghi thức đội này không đúng chuẩn mực theo quy định về luyện tập nghi thức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay ở một số xã vẫn có cách thức tập, duyệt nghi thức đội theo lối “truyền thống” của địa phương. Nghi thức đội nhiều khi bị biến tấu cho sinh động, trẻ trung, nhằm thu hút sự tham gia, cổ vũ của thanh thiếu niên.
Theo Danviet
Đánh giá chính sách cho NCC: Trợ cấp thấp và còn nhiều thiếu sót
Nhiều hồ sơ người có công (NCC) tồn đọng chưa được giải quyết, vẫn còn tình trạng hưởng sai chế độ, chế độ trợ cấp cho NCC còn thấp... Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo "Hoàn thiện chính sách pháp luật, ưu đãi người có công" do Bộ LĐTBXH tổ chức ngày 17.7.
Mỗi tháng 10.000 đồng trợ cấp
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp chia sẻ: "Vấn đề gây trăn trở hiện nay chính là mức trợ cấp cho một số đối tượng còn thấp. Ví dụ trợ cấp một lần cho đối tượng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, vẫn áp dụng mức trợ cấp 120.000 đồng/năm" - ông Diệp nói thêm.
Chi trả trợ cấp cho NCC ở xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Ảnh: Minh Nguyệt
Nguyên nhân được chỉ ra là do những khó khăn về vấn đề kinh phí. Theo đó, hiện nay nguồn kinh phí chi trả cho NCC chủ yếu vẫn là từ ngân sách Nhà nước (mỗi năm ngân sách chi 29.000 tỷ đồng). Việc cấp kinh phí hàng năm vẫn trên cơ sở dự toán và cân đối ngân sách, do đó không ổn định.
Ông Nguyễn Hoàng Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội chỉ ra những hạn chế như: Chưa có chế độ bảo hiểm y tế cho thân nhân của cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa còn sống; chưa có quy định chế độ ưu đãi đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bị bắt và tù đày sau 30.4.1975; chưa có quy định việc giám định vết thương tái phát đối với người bị thương đã giám định, kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 21%.
Điểm lại chính sách ưu đãi NCC 70 năm qua, ông Diệp cho biết, cả nước có trên 9 triệu người NCC, thuộc 12 đối tượng. Các chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng được quy định ngày càng đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống...
Cả nước đã thực hiện tổng rà soát việc thực hiện chính sách NCC. Kết quả cho thấy, các địa phương đã thực hiện chính sách về cơ bản đạt yêu cầu, đúng đối tượng. Cụ thể, 95,75% đối tượng NCC đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước; 4,16% còn hưởng chưa đầy đủ và 0,09% hưởng sai chế độ, chính sách. Sau khi tập trung giải quyết, đến nay 4,16% đối tượng là NCC đã được hưởng chính sách.
"Dù là sửa pháp lệnh hay ban hành luật thì chúng ta cũng phải dựa trên 5 yếu tố: Tính đến độ bao phủ hết NCC; điều kiện hưởng; chính sách hưởng; nguồn lực và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, vì vậy phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học". Ông Đỗ Mạnh Hùng
Tuy nhiên, hiện cả nước còn trên 30.000 trường hợp kê khai nhưng chưa được xác nhận NCC, trong đó có 5.900 trường hợp liệt sĩ, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
Cần cải cách lại
Kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật cho NCC, ông Trần Hồng Nguyên - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: "Chính sách đãi ngộ phải phù hợp với khả năng ngân sách của Nhà nước, đặc biệt cần đảm bảo sự hài hoà, tránh bất hợp lý giữa các đối tượng như: Chính sách ưu đãi giữa thương binh với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học...".
Trong khi đó, ông Lưu Bình Nhưỡng (Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng, muốn cải cách toàn diện chính sách cho NCC cần phải đánh giá lại toàn diện chính sách để xây dựng ban hành thay thế Pháp lệnh ưu đãi NCC. Thực hiện hoàn thiện xét duyệt các hồ sơ tồn đọng, thất lạc giấy tờ và nhiều vấn đề khác.
Ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh, việc hoàn thiện pháp luật về chính sách NCC đang có hai ý kiến khác nhau, một là sửa đổi pháp lệnh, hai là xây dựng luật. Được biết, Ban Bí thư đã thảo luận và sắp tới sẽ ra chỉ thị về sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi NCC. Như vậy nhiệm vụ trước mắt là tập trung nghiên cứu, tham mưu để sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi NCC.
Ông Hùng cho biết đơn vị này đã tham khảo ý kiến một số đại biểu Quốc hội và mong muốn về lâu dài chúng ta sẽ xây dựng Luật về người có công.
Theo Danviet
Phụ huynh Trung Quốc chi nghìn USD cho trẻ mẫu giáo 'du học' ngắn hạn Dù con mới chỉ học mẫu giáo, nhiều phụ huynh Trung Quốc đã quyết định cho đi "du học" ngắn hạn để mở mang tầm mắt. Zhang Fei Yu chưa bước sang tuổi thứ 5. Em sẽ tìm hiểu về thế giới trong năm nay thông qua hoạt động ngày càng phổ biến dành cho trẻ trước tuổi đến trường: "Du học" ngắn...