Chết cười nghĩ chuyện bố vợ và con rể
Chưa có một nghiên cứu nào tỏ vẻ nghiêm túc về mối quan hệ giữa bố vợ và con rể, tuy nhiên có một thực tế nhiều người thừa nhận rằng, mối quan hệ này không nhiều sóng gió như cặp: Mẹ chồng- nàng dâu.
… Thậm chí mối quan hệ bố vợ, con rể còn chất chứa nhiều sự khăng khít, thủ thỉ bền chặt hơn rất nhiều.
Tại sao lại có sự khác biệt như thế? Nguyên nhân hẳn chịu khó cũng có thể tìm ra, trong đó nguyên nhân to nhất hẳn nằm ở mặt tính cách, một nguyên nhân khác không phổ biến nhưng cũng ít nhiều có sự liên quan ở những người đàn ông sợ vợ. Họ tự dưng đều bị đẩy vào một trạng thái cùng chung cảnh ngộ và tự khắc mà có sự sẻ chia.
Dù vậy, giai thoại về bố vợ chàng rể cũng không hề ít. Sự căng thẳng giữa bố vợ và chàng rể thường bắt nguồn từ những ngày lén lút hẹn hò, chàng rể thường xuyên bị bố vợ thử thách ngăn chặn mà trở nên ấp ủ sự thù địch.
Video đang HOT
Bố vợ và chàng rể thường rất hợp nhau trên bàn rượu. Mà thật ra đàn ông cơ bản đều dễ nói chuyện hơn trên bàn rượu. Thế mới có giai thoại, chàng rể nhậu với bố vợ, những chén đầu đều một tay nâng chén, một tay đỡ chén cung kính để ngang mặt nói: Con kính bố một chén ạ. Đến khi chuếnh choáng ngà ngà, từ con với bố danh xưng bỗng nhiên thay đổi như giá xăng, chàng rể ôm vai bố vợ như bạn hữu lâu năm khề khà: “Tôi nói cho ông biết, bố vợ thì cũng là một loại bố thôi, bố vợ mà sống không tốt ấy mà thì cũng thành bố láo thôi”. Bố vợ thấy con rể cầm chai như Lý Quỳ cầm chùy thì không khỏi lo cho an nguy của mình mà đáp lại: “Dạ, anh dạy chí phải”. Khi đã chính thức bước vào gia đoạn say, xưng hô của con rể từ bố con thành mày tao như thường.
Cái thời điện thoại di động chưa phổ biến như bây giờ, việc tiếp cận các cô gái để tán tỉnh hẹn hò luôn gặp rào cản bởi ông bố, vượt qua cửa ải này thật trập trùng gian nan vì phải gọi qua máy bàn. (ảnh minh họa)
Chàng nọ yêu nàng kia, phải nỗi chàng chưa có công ăn việc làm ổn định. Ngày chàng về ra mắt nhà nàng, bố nàng trân trọng hỏi: Anh bây giờ đang làm nghề gì? Chàng trân trọng đáp: Dạ, con đang trong giai đoạn quan sát việc người ta để tìm nghề phù hợp? Bố nàng chép miệng đon đả nói lại: Ừ, anh chắc là thành viên của tổ hợp: Cái bang liên tỉnh. Chàng hốt hoảng hỏi lại: Sao bố lại bảo thế ạ. Thì tôi thấy bọn đó nó cũng toàn quan sát việc người ta rồi lê lết trên đường kiếm cơm đấy thôi. Sau bữa đó, chàng hậm hực rút lui.
Cái thời điện thoại di động chưa phổ biến như bây giờ, việc tiếp cận các cô gái để tán tỉnh hẹn hò luôn gặp rào cản bởi ông bố, vượt qua cửa ải này thật trập trùng gian nan vì phải gọi qua máy bàn. Nam thanh niên nọ bao nhiêu lần gọi điện là bấy nhiêu lần bố nàng nhấc máy, những lúc đó nam thanh niên đành phải vội vàng nhấc máy. Có lần, sau nhiều đêm ủ mưu nam thanh niên mới gọi vào máy nhà nàng và cũng như mọi khi bố nàng nghe máy.
Thanh niên dõng dạc: A lô, nhà học sinh Nguyễn Thúy An phải không?
Bố nàng: Vâng, xin hỏi ai gọi đây?
“Tôi là thầy giáo chủ nhiệm của em An, tôi muốn trao đổi với em An một số công việc của lớp”, anh có thể chuyển máy của tôi đến cho em An được không ?
- Sau mấy giây im lặng, đầu dây bên kia hỏi lại: À, Thầy Hoàng chủ nhiệm đấy à. Thanh niên tự tin: Vâng, tôi Hoàng đây. Đáp lại, đầu dây bên kia là giọng bố nàng: Hoàng cái tiên sư mày, thầy giáo chủ nhiệm con tao tên là Hùng nhé, định lừa bố mày hả con, tí tuổi không lo học còn bày trò tán gái.
Khi đã chính thức trở thành người nhà với nhau, con rể thỉnh thoảng lại được bố vợ truyền đạt cho chuyên đề như: Nghệ thuật dạy vợ hiệu quả; Bí quyết làm chủ trong nhà; Kỹ năng ra quyết định; Làm gì để không sợ vợ… Tuy nhiên hầu hết các ông bố vợ khi dạy con rể thỉnh thoảng lại sợ sệt liếc xung quanh như sợ ai đó bất thình lình xuất hiện. Chàng rể lém lỉnh nói: Bố yên tâm, vợ con đưa mẹ đi mua sắm rồi, còn lâu mới về. Bố vợ ưỡn ngực đáp: Tao sợ gì mẹ mày, tao đang rình con chó nhà hàng xóm thôi í mà.
Theo Thinhho/Eva