Chết cô độc ở thành phố đông đúc nhất thế giới

Theo dõi VGT trên

Mùi xác phân hủy xộc vào mũi Hidemitsu Ohshima khi anh bước vào căn hộ nhỏ ở Tokyo, nơi một người đàn ông đã chết được ba tuần.

Chết cô độc ở thành phố đông đúc nhất thế giới - Hình 1

Ohshima trong căn nhà có người chết một mình nhiều tuần lễ. Ảnh: AFP.

Người chết trong độ tuổi 50. Trong thành phố có hàng chục triệu dân này, không ai biết về ông, khiến người quá cố trở thành nạn nhân mới nhất của “ kodokushi” ( chết cô độc), xu hướng đang phát triển gần đây ở Nhật Bản, quốc gia có dân số già hóa, theo AFP.

Ohshima mặc áo bảo hộ trắng, đeo găng tay. Anh lật tấm chiếu phủ thi thể lên, phát hiện giòi bọ đã bu đầy.

“Ca này thật nghiêm trọng”, anh nói. “Phải mặc đồ bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi bọ, loài truyền nhiễm có thể mang mầm bệnh”.

Kodokushi đang gia tăng ở Nhật Bản, nơi 27,7% dân số trên 65 tuổi và nhiều người trung niên không tìm bạn đời mà chọn cách sống đơn độc. Các chuyên gianhận định các yếu tố văn hóa, xã hội và nhân khẩu học của Nhật Bản kết hợp đã làm vấn đề thêm phức tạp.

Chết cô độc

Hiện không có con số chính xác về số người chết cô độc, những người qua đời nhiều ngày hay nhiều tuần mà không ai hay biết. Các chuyên gia ước tính khoảng 30.000 người mỗi năm.

Yoshinori Ishimi, người điều hành dịch vụ Anshin Net, chuyên dọn dẹp nhà cửa tại nhà có người chết, tin rằng con số thực “gấp hai tới ba lần”.

Nhật Bản đã trải qua những thay đổi sâu rộng về văn hóa và kinh tế trong những thập niên gần đây nhưng các nhà nhân khẩu học cho rằng mạng lưới an sinh xã hội không bắt kịp, khó khăn nhất là chăm sóc người cao tuổi.

“Ở Nhật, gia đình lâu nay là nền tảng vững chức cho mọi hình thức hỗ trợ xã hội”, Katsuhiko Fujimori, một chuyên gia nổi tiếng về phúc lợi xã hội bày tỏ.

“Nhưng giờ mọi thứ đang thay đổi, số người độc thân gia tăng, quy mô gia đình nhỏ lại”, Fujimori nói. Ông là nghiên cứu viên trưởng của Viện nghiên cứu và thông tin Mizuho.

Chết cô độc ở thành phố đông đúc nhất thế giới - Hình 2

Căn phòng chẳng có nhiều đồ đạc, ngoài chồng đĩa CD và DVD. Ảnh: AFP.

30 năm qua, tỷ lệ hộ gia đình đơn thân đã tăng gấp đôi, chiếm 14,5% tổng dân số, với chủ hộ đa số là đàn ông trong độ tuổi 50, phụ nữ trong độ tuổi 80 hoặc già hơn. Tỷ lệ kết hôn giảm, do đàn ông sợ công việc quá bấp bênh để kết hôn và chu cấp cho gia đình, còn phụ nữ đi làm nhiều hơn và không cần lấy chồng để được chu cấp.

Ở Nhật Bản hiện nay, cứ 4 người đàn ông 50 tuổi thì có một người chưa kết hôn. Tới năm 2030, con số này ước tính tăng 30%.

Cô lập

Vấn đề càng trầm trọng hơn bởi Nhật Bản có xu hướng văn hóa chia sẻ với gia đình hơn là hàng xóm khi gặp rắc rối. Theo đánh giá của Fujimori, người Nhật lớn tuổi ngại làm phiền hàng xóm, ngay cả chuyện nhỏ nhất cũng không muốn nhờ vả, dẫn tới việc thiếu giao lưu và cô lập.

Khoảng 15% người cao tuổi Nhật Bản sống một mình, chỉ chuyện trò với người khác một tuần một lần, so với tỷ lệ 5% ở Thụy Điển, 6% ở Mỹ và 8% ở Đức. Các con cháu họ cũng sống xa nhà, hoặc không đủ nguồn lực để giúp đỡ trong thời buổi kinh tế khó khăn.

Fujimori ủng hộ tăng thuế để cung cấp an sinh xã hội tốt hơn cho người già, hỗ trợ tài chính cho gia đình cần nuôi dạy, cho phép người lớn tuổi quay lại làm việc.

Video đang HOT

“Nếu gia đình không thể đảm nhận đúng vai trò của nó, xã hội phải xây dựng khuôn khổ đáp ứng nhu cầu đó”, Fujimori nói. “Nếu không, sẽ còn nhiều người chết cô độc hơn nữa”.

Không ảnh, không thư từ

Ngoài việc thân nhân người chết đau khổ khi nhận ra người nhà qua đời một mình nhiều ngày trong nhà, một yếu tố thực tế khác là những vụ thế này khiến giá nhà giảm xuống.

Ông chủ công ty dọn vệ sinh Ishimi cho rằng Nhật Bản cần giáo dục thanh niên về vấn đề này,

“Có ai muốn chết cô độc đâu chứ? Toàn xã hội phải suy nghĩ về vấn đề này”, Ishimi nói.

Quay lại với căn hộ ở Tokyo, Ohshima và đồng nghiệp đóng cửa sổ lại, tránh cho mùi lan ra ngoài khu vực đông dân cư.

Chết cô độc ở thành phố đông đúc nhất thế giới - Hình 3

Đồng hồ, một trong những vật dụng có giá trị trong căn hộ của người chết. Ảnh: AFP.

Căn phòng đầy dấu hiệu của một người yêu âm nhạc và điện ảnh thích sống giản dị, với đầy đĩa CD và DVD trong nhà, ngoài ra chẳng có mấy đồ đạc. Không có bức ảnh hay bức thư nào trong nhà.

Đa số sẽ bị bỏ đi nhưng Ohshima và hai đồng nghiệp vẫn giữ lại vật tùy thân có giá trị, đề phòng có thân nhân người chết tới nhận.

“Cảnh sát vẫn đang tìm người nhà ông ấy”, Ohshima nói. “Nhưng tới nay vẫn chưa có tin tức gì”.

Theo Danviet

Lao động nhập cư muốn phá vỡ quan niệm 'quốc gia thuần chủng' của Nhật

Lao động nhập cư tới Nhật Bản muốn tìm việc ổn định nhưng gặp khó khăn bởi thiếu tay nghề và chính sách hỗ trợ dài hạn.

Lao động nhập cư muốn phá vỡ quan niệm quốc gia thuần chủng của Nhật - Hình 1

Ông Aoki (trái) nghỉ giải lao trong lúc phá dỡ một ngôi nhà ở Saitama. Ảnh: CNN.

Ông Yuichi Aoki, một công nhân phá dỡ nhà cau mày khi nói về tương lai Nhật Bản.

"Tôi đã xin nghỉ việc trong ngành IT khi 55 tuổi", ông Aoki, 59 tuổi, nói trong lúc nghỉ giải lao ở một công trường tại Saitama, Nhật Bản. "Bây giờ tôi đã gần 60, vẫn phải tiếp tục làm việc. Tôi lo lắng cho con cháu khi chúng nó phải đối mặt với dân số già ngày một tăng ở Nhật".

Lớn tuổi hơn đa số đồng nghiệp, ông Aoki là một trong số ít nhân viên người Nhật làm việc cho công ty phá dỡ nhà do một người Kurd làm chủ ở Saitama.

Đa số công nhân trong công ty đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và châu Phi. Công ty này có thể coi là số hiếm ở Nhật Bản, nơi tỷ lệ người nước ngoài trên tổng dân số chỉ chiếm 1,6%.

Mehmet Yucel, 28 tuổi, là người điều hành. Công ty phát triển trong lĩnh vực phá dỡ và xây dựng, ngành nghề ít người Nhật muốn làm trong tình trạng thiếu hụt lao động chung trên toàn quốc.

Kể từ lúc thành lập công ty năm 2016, Yucel cho biết ngày nào cũng nhận được điện thoại của người nhập cư muốn tìm việc. Một số người có giấy phép lao động, một số người thì không.

"Nhật đang nhắm mắt cho qua những công nhân này bởi cần họ, nhưng lại không đưa ra chiến lược lâu dài phù hợp cho những người này", Yucel nói.

Công ty của anh nằm ở rìa thủ đô Tokyo. Yucel tới Nhật 12 năm trước để trốn tránh cuộc xung đột sắc tộc trong nước. Anh lấy vợ Nhật và đủ tư cách xin thường trú.

Yucel luôn coi mình là người may mắn trong số 2,23 triệu người nhập cư ở Nhật. Dù Nhật Bản là nhà tài trợ lớn thứ 4 cho Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), nhưng năm 2016, quốc gia này chỉ chấp thuận 21 trong số 10.901 đơn xin tị nạn.

Lao động nhập cư muốn phá vỡ quan niệm quốc gia thuần chủng của Nhật - Hình 2

Yucel nhận điện thoại của một người nhập cư xin tìm việc. Ảnh: CNN.

Dân số già hóa

Nhật Bản được coi là quốc gia "siêu già", nơi có 20% dân số trên 65 tuổi và tỷ lệ sinh thấp kỷ lục. Theo dự báo của Bộ Y tế, tới năm 2060, dân số Nhật sẽ giảm 40 triệu người so với năm 2010, xuống còn 86,74 triệu người.

Với tình trạng tiền đóng thuế ít đi do số người lao động giảm, trong khi nhu cầu lương hưu và bảo hiểm y tế cho dân số già ngày một tăng, nền kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với thách thức chưa từng có. Năm 2017, tình trạng thiếu lao động ở Nhật đạt mức cao nhất trong 40 năm qua. Các nhà phân tích dự đoán tình trạng thiếu hụt này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Các nhà quan sát cho rằng tăng số lượng người nhập cư sẽ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng lao động ở Nhật Bản và vấn đề nhân khẩu học. Năm 2005, giám đốc cục xuất nhập cảnh Tokyo Hidenori Sakanaka đã đề xuất kế hoạch tiếp nhận 10 triệu lao động nhập cư trong thời gian 50 năm. Tuy nhiên, rất ít chính trị gia ủng hộ ý tưởng này và cuối cùng, đề xuất bị gác lại.

"Nhật Bản không có chính sách nhập cư, đây là điều các chính trị gia quán triệt", Chris Burgess, một nghiên cứu viên về nhập cư và giảng viên ngành Nhật học ở đại học Tsuda Juku, Tokyo, nhận định.

"Nhiều người Nhật tin rằng hòa bình và hòa hợp của đất nước dựa trên một quốc gia thuần chủng, nơi có rất ít người nước ngoài", Burgess nói. "Lối nghĩ đó bao trùm nhiều khía cạnh xã hội và là nền tảng của nguyên tắc không nhập cư".

Đóng cửa

Nhật Bản từng có giai đoạn lịch sử đóng cửa với nước ngoài. Trong thời kỳ tự cô lập năm 1641 - 1853, Nhật Bản cấm công dân rời khỏi đất nước và cấm người nước ngoài nhập cảnh. Chỉ những thương gia người Trung Quốc và Hà Lan mới được phép cập cảng Nagasaki ở đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản.

Nước Nhật cũng không dựa vào lao động nước ngoài trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế vượt bậc từ năm 1955 tới 1973. Theo ông Atsushi Kondo, giáo sư luật học, chuyên gia về di trú ở đại học Meiji, chỉ đến cuối những năm 1980, khi mối đe dọa về tình trạng thiếu lao động tăng lên, quốc gia này mới tranh luận về khả năng chấp nhận lao động nước ngoài.

Kể từ năm 1988, Bộ Lao động Nhật đã tiếp nhận một số ít lao động có tay nghề và bằng cấp cao. Trong những năm 1990, Nhật bắt đầu khuyến khích người gốc Nhật ở nước ngoài trở lại theo chương trình thị thực đặc biệt.

Tuy nhiên, cánh cửa này vẫn đóng với lao động trình độ thấp. Dù Thủ tướng Abe đã đề cập tới nhu cầu "kỹ sư nước ngoài" để xây dựng các công trình phục vụ Olympic Tokyo năm 2020, nhưng ông cũng nhấn mạnh chớ hiểu nhầm điều này là việc thực thi chính sách nhập cư từng được nội các thảo luận hồi tháng 4/2014.

Chương trình "đào tạo kỹ thuật viên"của chính phủ Nhật bị chỉ trích nặng nề khi công nhân nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc và Đông Nam Á, được tới Nhật để làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất; sau đó mang những kỹ năng học được về nước. Một số chuyên gia cho rằng hệ thống có nhiều kẽ hở, dẫn tới việc bóc lột người lao động.

Chính sách

Trong một văn phòng nhỏ ở đông bắc Tokyo, Ippei Torii, người đấu tranh vì quyền lợi của người nhập cư hơn 20 năm nay, tỏ ra tức giận. Ông luôn khẳng định tình trạng thiếu lao động của Nhật có thể giải quyết bằng chính sách thị thực cho những lao động chân tay muốn sang Nhật.

Torii là giám đốc của tổ chức phi lợi nhuận Mạng lưới Công đoàn Di cư Nhật Bản (SNMJ). Ông cho rằng thay vì xây dựng chiến lược nhập cư dài hạn cho phép người lao động trình độ thấp có đầy đủ quyền lợi như công dân Nhật Bản, chính phủ đã tiếp tục lựa chọn các biện pháp "cửa sau" cho phép lao động ngoại quốc trình độ thấp tới Nhật làm việc tạm thời.

Torii chỉ trích chương trình kỹ thuật viên Nhật, nói rằng người nước ngoài không học được kỹ năng cần thiết để về nước. Ông cũng chỉ trích việc cho phép sinh viên ngoại quốc ở Nhật làm việc bán thời gian tới 28 giờ.

Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Nhật bác bỏ cáo buộc của Torii.

"Điều này không đúng. Chúng tôi không sử dụng các chính sách cửa sau và chấp nhận nhập cư bất hợp pháp để giải quyết tình trạng thiếu lao động", ông này nói. "Đơn xin tị nạn đang bị những người nhập cư bất hợp pháp lạm dụng. Chúng tôi tin rằng hầu hết những người nộp đơn tị nạn không phải những người thực sự cần tị nạn. Việc lạm dụng đã làm trì hoãn tiến trình xin tị nạn của những người có nhu cầu thực sự".

Năm 2016, số đơn xin tị nạn ở Nhật tăng 44%, trong đó Indonesia, Nepal và Philippines là những quốc gia có người xin tị nạn nhiều nhất.

Theo Takizawa Saburo, chuyên gia về chính sách tị nạn kiêm thành viên Ban thảo luận chính sách nhập cư của Bộ Tư pháp, việc sửa đổi luật nhập cư năm 2010 đã dẫn tới tình trạng lao động nhập cư nộp đơn tị nạn tăng đột biến ở Nhật. Luật sửa đổi năm 2010 cho phép người xin tị nạn có thể bắt đầu làm việc tại Nhật 6 tháng sau khi nộp đơn.

"Vì Nhật Bản không chấp nhận lao động thiếu tay nghề, nhiều người từ các quốc gia Đông Nam Á không có cách nào tới Nhật theo con đường xuất khẩu lao động, ngoại trừ hướng làm người tị nạn", Saburo nhận xét.

Khó khăn

Hồi tháng 5, khoảng 20 người tị nạn bị tạm giam ở Cục xuất nhập cảnh Tokyo đã tổ chức tuyệt thực hai tuần. Thất vọng vì hệ thống hành chính xử lý đơn xin tị nạn chậm chạp, họ đã yêu cầu chấm dứt việc tái giam giữ nhiều lần và yêu cầu được nhanh chóng cấp visa làm việc.

"Số người xin tị nạn tăng lên nhưng số lượng cán bộ xử lý vấn đề nhập cư lại không tăng, dẫn tới việc kéo dài thời gian cấp duyệt đơn, gây khó khăn cho cả hai bên", Yuki Moriya, phát ngôn viên của UNHCR Nhật Bản, giải thích.

Lao động nhập cư muốn phá vỡ quan niệm quốc gia thuần chủng của Nhật - Hình 3

Hai công nhân người Kurd làm việc ở công trình phá dỡ nhà tại tỉnh Chiba. Ảnh: Reuters.

Trở lại công trường phá dỡ của Yucel, Nurettin, một thanh niên tị nạn người Kurd 25 tuổi hiểu rõ việc mắc kẹt trong hệ thống hành chính là thế nào.

Chạy trốn khỏi cuộc xung đột ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, Nurettin tới Nhật năm 2012 và đã bị tạm giam hai lần trong trung tâm giam giữ người nhập cư. Cậu vẫn đang đợi đơn xin tị nạn được xét duyệt.

Nerettin không được phép làm việc, nhưng vẫn sống được nhờ sự hỗ trợ của đồng hương như Yucel và cộng đồng hơn 1.400 người Kurd ở Saitama và Tokyo. Cậu không gặp khó khăn khi làm việc với đồng nghiệp Nhật Bản, bất chấp rào cản ngôn ngữ.

"Chúng tôi có thể theo tôn giáo và ý thức hệ khác nhau, nhưng làm việc cùng nhau thì không thành vấn đề. Chúng tôi chỉ cần chuyên tâm làm xong việc", Nurettin nói.

"Nếu được nhà nước hỗ trợ nhiều hơn, tôi sẽ rất vui lòng đóng thuế. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc này không thể sớm xảy ra".

Đứng cạnh Nurettin, ông Aoki gật đầu đồng ý.

"Thanh niên Nhật không muốn làm công việc phá dỡ. Do đó, lao động ngoại quốc muốn làm việc này sẽ hữu ích cho xã hội Nhật. Nhưng họ cũng cần được nhà nước trả công bằng cách hỗ trợ", ông Aoki nhận xét.

"Nhật Bản thực sự cần vượt qua quan niệm quốc gia thuần chủng. Nếu vẫn cứ đóng cửa, tương lai đất nước sẽ rất bất định".

Hồng Hạnh

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025
Nga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết UkraineNga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine
06:14:24 23/02/2025
Đức Giáo hoàng Francis sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịchĐức Giáo hoàng Francis sức khỏe đang trong tình trạng nguy kịch
08:24:24 23/02/2025
Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của MỹÔng Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ
22:58:27 23/02/2025

Tin đang nóng

Bố của Vũ Cát Tường qua đờiBố của Vũ Cát Tường qua đời
22:54:29 23/02/2025
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?
20:02:56 23/02/2025
1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?1 Hoa hậu Việt Nam có động thái y hệt Phương Nhi: Rục rịch kết hôn với thiếu gia?
20:46:01 23/02/2025
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh việnNằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện
18:02:42 23/02/2025
1 câu nói đang viral khắp MXH Việt vì ai nghe cũng như bị xoáy trúng tim đen1 câu nói đang viral khắp MXH Việt vì ai nghe cũng như bị xoáy trúng tim đen
23:47:37 23/02/2025
Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?
21:23:49 23/02/2025
Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 'lót tay' 1,5 tỉ đồngCựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 'lót tay' 1,5 tỉ đồng
21:01:39 23/02/2025
Công an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờCông an bắt kẻ cướp giật điện thoại ở Tân Bình chỉ sau 8 giờ
20:29:47 23/02/2025

Tin mới nhất

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

23:43:14 23/02/2025
Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23.2, cho biết Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự

Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự

22:49:11 23/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tháng thứ hai làm việc với một trong những trọng tâm tiếp tục là chính sách tinh gọn bộ máy.
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường

Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường

22:31:05 23/02/2025
Hàng loạt tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những ngày qua lan đến những chiến hào phủ đầy tuyết phía đông Ukraine, nơi những binh sĩ nước này đang chật vật đối phó những làn sóng tấn công từ quân Nga.
Trung Quốc nêu lập trường sau cuộc đối thoại Mỹ-Nga về xung đột Ukraine

Trung Quốc nêu lập trường sau cuộc đối thoại Mỹ-Nga về xung đột Ukraine

22:16:00 23/02/2025
Ngoại trưởng Trung Quốc mới đây nói ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận với Nga chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, theo Reuters.
Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

21:39:49 23/02/2025
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.
Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

21:08:30 23/02/2025
Ông Elon Musk thu hút sự chú ý khi giương cao chiếc cưa máy tại sự kiện cho phe bảo thủ diễn ra ở Mỹ, tiếp tục cam kết theo đuổi chính sách cắt giảm bộ máy chính phủ.
Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

20:55:10 23/02/2025
Cảnh sát Philippines đã bắt giữ hơn 450 người trong cuộc đột kích vào một công ty điều hành đánh bạc trực tuyến được cho là do người Trung Quốc điều hành.
Liên kết tăng thế, thêm lực

Liên kết tăng thế, thêm lực

20:49:00 23/02/2025
Sự tham gia của Brazil giúp cho tập hợp OPEC+ bao gồm 12 nước thành viên của tổ chức OPEC và 10 quốc gia khác gia tăng đáng kể cả thế và lực.
Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

19:55:06 23/02/2025
Một nạn nhân được cho là công nhân tại nhà máy đã được đưa đến bệnh viện để điều trị ngạt khói và bỏng. Trong quá trình xảy ra sự cố, người dùng thiết bị di động đã nhận được cảnh báo qua tin nhắn khuyên họ tránh xa khu vực này.
Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

19:48:39 23/02/2025
Các nghệ nhân của Fukui dựa trên truyền thống hàng thế kỷ làm lưỡi dao, đồ mộc, đồ sơn mài, đồ gốm và giấy, để đưa ngành nghề truyền thống địa phương trở thành một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản.
Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury

Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury

19:37:31 23/02/2025
Chị Chleo Maupome, du khách từ Pháp, cho biết đây là lần đầu tiên chị đến với lễ hội và đặc biệt thích thú các màn trình diễn ngộ nghĩnh của những chú voi.
'Ông Trump rất thất vọng về ông Zelensky, muốn Ukraine thỏa thuận khoáng sản 500 tỉ USD'

'Ông Trump rất thất vọng về ông Zelensky, muốn Ukraine thỏa thuận khoáng sản 500 tỉ USD'

19:35:46 23/02/2025
Nhà Trắng kêu gọi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngừng chỉ trích Tổng thống Donald Trump, mà hãy ký kết thỏa thuận khoáng sản trị giá 500 tỉ USD.

Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê

Hậu trường phim

23:49:44 23/02/2025
Ngày 23/2, Sina đưa tin nhà sản xuất Dương Hiểu Bồi và đạo diễn Doãn Đào đang trở thành tâm điểm bàn luận trên mạng xã hội Weibo với tương tác hàng chục triệu lượt xem.
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo

Sao việt

23:44:47 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm khoe tình yêu, hãnh phúc mặn nồng bên bạn gái mới. Tình trẻ của NSND Việt Anh - Chân Chân đẹp sắc sảo.
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'

Pháp luật

23:40:11 23/02/2025
Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ ủy quyền tách thửa bị bán đất lưu giữ mồ mả ông bà mà Báo Thanh Niên từng phản ánh.
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời

Sao châu á

23:35:14 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca lên tiếng phủ nhận khi bị bịa đặt, lan truyền tin mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe nguy kịch.
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng

Phim việt

23:32:17 23/02/2025
Bố Bình không biết vì lý do gì lại uống nhiều thế. Trước bữa ăn, ông liên tục rót rượu bất chấp sự can ngăn và lo lắng của cả nhà.
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người

Tin nổi bật

23:12:09 23/02/2025
Ngày 22.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Tây Ninh đã có báo cáo vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn H.Tân Châu (Tây Ninh) làm một người chết và một người bị thương.
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie

Nhạc quốc tế

22:45:27 23/02/2025
2 nữ rapper của BLACKPINK được nhận định là có hướng Mỹ tiến giống nhau, nhưng lại gây nên phản ứng trái chiều.
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ

Netizen

22:30:20 23/02/2025
Câu chuyện về hành trình chiến đấu với ung thư của bé Bắp (Minh Hải, 4 tuổi) và mẹ là chị Lê Thị Thu Hòa (27 tuổi, Ninh Thuận) nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng, nhất là thời gian gần đây.
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Sao âu mỹ

21:48:11 23/02/2025
Việc Ariana Grande nhận đề cử Oscar 2025 là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của cô, đánh dấu sự chuyển mình từ một ca sĩ nhạc pop đình đám sang một diễn viên điện ảnh thực thụ.
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Sao thể thao

21:36:18 23/02/2025
Cựu tiền đạo ĐT Scotland Ally McCoist vẫn đánh giá thấp màn trình diễn của tân binh trị giá 50 triệu bảng của MU là Manuel Ugarte ngay cả khi ngôi sao người Uruguay tỏa sáng giúp đội nhà hòa Everton tại Goodison Park.
Chuyện gì đã xảy ra khiến NSX Anh Tài - Chị Đẹp phải xin lỗi SOOBIN và người hâm mộ?

Chuyện gì đã xảy ra khiến NSX Anh Tài - Chị Đẹp phải xin lỗi SOOBIN và người hâm mộ?

Tv show

21:14:04 23/02/2025
Vừa qua, SOOBIN chính thức được công bố sẽ tham gia chương trình Tân Binh Toàn Năng với vai trò Nhà sản xuất toàn năng.