“Chết chìm” vì mang nặng
“Không có doanh nghiệp nào sử dụng lao động dám trả dưới mức lương tối thiểu”, nhiều doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản, giày dép, may mặc ở miền Tây khẳng định như vậy, dù họ đang trong cơn túng quẫn.
Đầu năm 2018, lương tối thiểu theo nghị định số 141/2017/NĐ-CP sẽ được áp dụng theo vùng, dao động từ 2.760.000 – 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tăng khoảng 6 – 7% so với mức lương hiện nay. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp thuộc vùng 1 là 3.980.000 đồng/tháng, vùng 2: 3.530.000 đồng/tháng, vùng 3: 3.090.000 đồng/tháng; vùng 4: 2.760.000 đồng/tháng.
Công ty may Tây Đô có 1.600 công nhân, năm ngoái ước tính lời 9 tỷ đồng, bù lương tối thiểu hết 3,5 tỷ đồng, trừ các khoản theo quy định, chỉ còn lãi 1,5 tỷ đồng.
Trong ngành dệt may, khi các hãng may công nghiệp tràn về miền Tây, vừa phải đào tạo nghề cho công nhân, vừa chấp nhận “thử và sai” do công nhân chưa lành nghề, năng suất lao động và hàng đạt chuẩn thấp, vừa phải tính chi phí – lợi ích, trong đó có mức lương tối thiểu khiến mọi thứ trở thành gánh nặng. Mức lương tối thiểu là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…, do đó mọi chi phí sẽ tăng. Trong vòng ba năm gần đây, sáu nhà máy mới được xây dựng. Năm 2016, các nhà máy này đã lỗ 300 tỉ đồng. “Nếu mọi thứ ổn định, tay nghề công nhân nâng lên, tinh thần kỷ luật lao động công nghiệp cải thiện…, ít nhất năm năm nữa mới hết bù lỗ”, ông Nguyễn Thái Hùng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt – may Việt Nam, chia sẻ.
Công ty may Tây Đô có 1.600 công nhân, năm ngoái ước tính lời 9 tỉ đồng, bù lương tối thiểu hết 3,5 tỉ đồng, trừ các khoản theo quy định, chỉ còn lãi 1,5 tỉ đồng. Một công ty cổ phần đầu tư vào nhà máy 200 – 300 tỉ đồng, nhưng phần lời chỉ còn có 1,5 tỉ đồng, vậy có nên duy trì hoạt động? Theo lời ông Hùng,”Tây Đô đang lặn hụp trong hệ sinh thái khắc nghiệt”.
Video đang HOT
Nhà máy chết, ai trả lương cho công nhân? Còn muốn sống trong thời buổi cạnh tranh gay gắt trong ngành dệt may, phải tập trung đầu tư máy móc tự động hoá. Ở hội chợ Osaka (Nhật Bản) chào bán thiết bị tự động ngành may với giá ngoài sức tưởng tượng: một dây chuyền hanger tự động trước đây có giá 10.000 USD, nay chỉ còn 1.000 USD.
Nhưng đầu tư thiết bị công nghệ cao (dù giá đã rẻ lắm rồi) phải có nhân lực thích ứng, phải qua đào tạo. Về mặt lý thuyết, khi đưa công nghiệp về nông thôn, rút lao động nông thôn bổ sung cho khu vực công nghiệp, các trung tâm dạy nghề tại các tỉnh phải đào tạo nhân lực, nhưng họ có làm được đâu. Lẽ ra phải chuyển gói đào tạo nhân lực về cho doanh nghiệp, trên thực tế đâu có ai chịu chuyển. Ngành may mặc, thuỷ sản… càng thâm dụng lao động, giờ càng “quắn não” với đủ thứ chi phí, trong đó có cả chuyện tăng lương sắp tới.Nếu đưa tất cả chi phí vào giá thành, cạnh tranh sẽ ra sao đây? Hỏi thì hỏi, nhiều doanh nghiệp đã có câu trả lời là… đóng cửa!
Tại nhiều tỉnh, khi huyện nâng hạng lên thành quận, thị trấn lên thị xã, lương tối thiểu từ vùng 4 lên vùng 3, nhiều người “nâng ly ăn mừng”! Còn doanh nghiệp đang lo “chìm xuồng tại bến”!
Theo H.L ( Thế Giới Tiếp Thị)
Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2017
Từ ngày 1/1/2017, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.580.000 đến 3.750.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Ảnh minh họa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 như sau: Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng; vùng II: 3.320.000 đồng/tháng; vùng III: 2.900.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-250.000 đồng/tháng.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.
Không cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ
Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thoả thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
(Theo Cổng TTĐT Chính Phủ)
Các cơ quan Quốc hội cũng "than thở" tiền lương Ban Công tác đại biểu cho rằng lương tối thiểu chung áp dụng quá thấp, việc trả lương, tăng lương diễn ra cào bằng. UB Các Vấn đề xã hội, Văn phòng Quốc hội mong muốn xây dựng hệ thống chính sách tiền lương thành động lực cho hoạt động công vụ... Chiều 27/11, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương...