Chèo ghe trên phố cổ mùa lũ
Ghe là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Hội An vào mùa lũ đồng thời cũng là phương tiện cho khách trải nghiệm một phố cổ lạ.
Phố cổ Hội vừa trải qua các đợt nước lên cao từ giữa tháng 10. Bộ ảnh “Chèo ghe khám phá phố cổ mùa nước lũ” do hai nhiếp ảnh gia Phan Vũ Trọng và Đỗ Anh Vũ đều sống và làm việc tại Hội An thực hiện, mang đến góc nhìn về cảnh quan và nhịp sống người dân trong mùa lũ.
Mùa lũ Hội An là lúc du khách có dịp đi tour chèo ghe, chèo SUP (ván đứng) trong phố cổ để chụp ảnh. Trên hình là một nhóm du khách chèo SUP trong mùa lũ trên đường Nguyễn Thái Học, khu vực Bảo tàng văn hóa dân gian.
Góc chợ Hội An, đường Trần Phú và Trần Quý Cáp trong mùa lũ, chụp ngày 12/10.
Một nhóm khách Tây ngồi thuyền trải nghiệm “đặc sản” mùa lũ trên đường Nguyễn Thái Học. Đây là một hình thức du lịch khác của người dân Hội An trong mùa mưa lũ, qua đó họ cũng kiếm thêm thu nhập.
So với các năm trước thì đợt lũ năm nay người dân kiếm thu nhập ít hơn từ việc chèo ghe, do chủ yếu là khách trong nước và ít khách nước ngoài do ảnh hưởng của Covid-19.
Video đang HOT
Với khoảng 100.000 đồng/ người, du khách sẽ được chở đi chụp ảnh, ngắm các dãy nhà cổ ngập lụt trên đường Bạch Đằng, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Phan Châu Trinh… Hoặc được chở cả qua bên kia sông Hoài dọc theo các tuyến đường Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Nguyên…
Đi ghe thuyền quanh phố cổ là dịch vụ ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi ghé Hội An mùa lụt vài năm gần đây. Tuy nhiên, du khách đi tour cần chú ý mặc áo phao đầy đủ, không chèo vào những khu vực xa, do dịch vụ này vẫn là tự phát và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Trẻ em lội nghịch nước khi lũ lên lại vào ngày 17/10, ảnh chụp trên đường Hoàng Văn Thụ.
Đường Bạch Đằng, gần Chùa Cầu, ngập sâu trong nước đến nửa mét, hình chụp vào ngày 11/10.
Nhịp sống Hội An vừa dần nhộn nhịp trở lại sau làn sóng Covid-19 lần 2, thì lại chịu ảnh hưởng liên tiếp của các đợt mưa lũ, nước lên cao từ ngày 8 – 12/10, sau đó rút dần và đến ngày 17 – 18/10 thì lên lại.
Ngoài việc di chuyển bằng thuyền, nhiều người còn chọn cách lội nước và tranh thủ chụp ảnh nhịp sống người dân. Bức ảnh người cha cõng con trai trên lưng bước đi trong lũ trên đường Nguyễn Thái Học.
Ảnh chụp trên đường Trần Quý Cáp.
Cô gái dọn dẹp ngay khi nước lũ vừa rút, nếu không sau đó bùn non sẽ khô và bám dính khó dọn được.
Ngủ đêm ở đầm đầy cá sấu
Một đêm ngủ tại nơi có hàng trăm cặp mắt cá sấu sáng rực là trải nghiệm không thể quên của nam nhân viên văn phòng 28 tuổi.
Nhật Tân (sinh năm 1992), nhân viên công ty du lịch, tranh thủ đi nghỉ trong những ngày vắng khách vì Covid-19. Tân chọn Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (VQG) để hòa mình vào thiên nhiên và tránh tiếp xúc đông người.
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Di chuyển từ TP HCM đến đây khoảng 3 giờ bằng ô tô, bạn nên xuất phát từ 7h sau khi dùng bữa sáng, Tân chia sẻ. Đi bằng xe máy có thể chậm hơn khoảng 1 giờ.
Nếu đi xe khách, bạn đến bến xe Miền Đông (TP HCM) mua vé chuyến đi thẳng đến cổng VQG, giá 80.000 đồng một lượt. Hoặc có thể đến bến xe Tân Phú (Đồng Nai) rồi mua vé đi tiếp đến VQG.
Điểm đến của Tân trong VQG là Bàu Sấu. Tại cổng vào Nam Cát Tiên, mỗi khách mua vé tham quan giá 60.000 đồng. Giá vé trải nghiệm Bàu Sấu là 250.000 đồng một người.
Đầm lầy cá sấu là điểm tham quan hút khách trong tuyến trải nghiệm rừng Nam Cát Tiên. Ảnh: NVCC
Bàu Sấu là tên vùng đầm lầy nằm ở phía nam VQG. Đây là nơi sinh sống của cá sấu Xiêm, một loài cá sấu nước ngọt đặc hữu của Đông Nam Á. Bơi xuồng xem cá sấu giữa đầm nước là trải nghiệm thú vị tại nơi này.
Từ cổng VQG, bạn phải đi phà qua sông, sau đó di chuyển bằng xe tải mui trần 10 km tiếp theo để tiến sâu vào rừng. Phí xe tải khứ hồi là 600.000 đồng một người. Ngoài ra bạn có thể thuê xe đạp với giá khoảng 150.000 đồng một ngày.
Con đường mòn đưa khách đến một điểm tập kết. Từ đây mọi người phải đi bộ thêm 5 km mới đến Bàu Sấu.
Cung đường xuyên rừng không hề bằng phẳng mà gồ ghề đất đá, rễ cây lộ thiên. Tuy nhiên thảm thực vật xung quanh đa dạng, lạ mắt khiến Nhật Tân ấn tượng. "Nhiều loại cây lần đầu tiên mình thấy trong đời. Lâu lâu nghe vài âm thanh lạ lùng từ cây cối và động vật trong rừng, hấp dẫn lắm", nam du khách chia sẻ.
Điểm nhấn của cung đường rừng là cây tung 400 tuổi, được mệnh danh là "thằn lằn sấm" của rừng Nam Cát Tiên. "Theo mình, cây tung này kỳ lạ không kém cây tung ở đền Ta Prohm (Campuchia) từng xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng", Tân mô tả.
Cây tung cao hơn 30m, phần gốc cây có đường kính khoảng 2 m, gần 20 người ôm mới xuể. Ảnh: NVCC
Để tiếp tục, bạn đi qua một cây cầu giữa rừng rậm. Bước đến cuối cầu, khung cảnh đầm nước rộng lớn bao quanh bởi thảm thực vật xanh ngắt hoang sơ, yên ắng hiện ra, chính là Bàu Sấu.
Tại đây có dịch vụ chèo thuyền ngắm cảnh giá 150.000 đồng một thuyền cho hai người. Lênh đênh một vòng, bạn có thể ngắm được cá sấu ngụm lặn, thỉnh thoảng có vài động vật kiếm ăn, uống nước ven đầm.
Đứng quan sát, Nhật Tân kể lại anh thấy nhiều con cá sấu bơi qua lại tự nhiên dù có người. Về đêm, nếu soi đèn quanh đầm sẽ thấy hàng trăm cặp mắt cá sấu sáng rực. "Cảm giác chân thật hơn trong sở thú nhiều, sở thú còn có hàng rào, nơi đây thì không", Tân tả thêm.
Cá nướng trong bữa ăn tại Bàu Sấu được đánh bắt dưới đầm lên. Ảnh: NVCC
Buổi tối, du khách sẽ được lưu trú tại trạm kiểm lâm, giá 200.000 đồng một người. Bữa sáng giá 30.000 đồng và ăn trưa, tối là 100.000 đồng một bữa.
Nhật Tân cho biết nơi đây sóng điện thoại rất yếu, nên đến đây chỉ có thể hòa cùng thiên nhiên mà quên đi những món đồ công nghệ. Bạn cần tự chuẩn bị nước uống riêng, thuốc chống muỗi, vắt, thuốc hạ sốt và các loại cao dán chấn thương trong chuyến đi, Tân nói thêm.
Hội An yên vắng những ngày dịch Trên đường phố Hội An những ngày này chỉ bắt gặp vài người phụ nữ quang gánh mưu sinh và công nhân vớt rác ở sông Hoài. Bộ ảnh Phố Hội những ngày yên vắng do nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ, sống và làm việc tại TP Hội An thực hiện. Anh chụp trong các ngày 30/7- 7/8, lúc phố cổ Hội...