Chênh nhau 187 triệu, 2 bản Mercedes E 200 mới “trình làng” Việt Nam có gì khác nhau?
So với phiên bản Mercedes E 200 cơ bản, chiếc E 200 Sport chia sẻ chung động cơ cùng phần lớn các trang bị, chỉ nâng cấp nhẹ về thiết kế và một số tiện nghi.
Vào chiều ngày 11/7/2019 tại triển lãm Fascination 2019, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) đã chính thức công bố 3 phiên bản cấu hình mới của dòng E-Class là Mercedes E 200, E 200 Sport và E 350 AMG. Chúng sẽ trực tiếp thay thế các model cấu hình trước đây gồm E 200, E 250 và E 300 AMG. Dù E 350 AMG là phiên cao cấp nhất, nhưng 2 phiên bản E 200 thấp hơn mới chính là những “đầu tàu” để Mercedes tiếp tục những thành công của dòng E-Class tại Việt Nam hiện nay. Với 2 model E 200, MBV kỳ vọng E-Class 2019 sẽ có lượng bán hàng tháng đạt mức từ 100 xe trở lên ở nước ta.
Trong 2 model E 200 mới, E 200 Sport là phiên bản thể thao và cao cấp hơn. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai chiếc xe này cũng không quá lớn, chủ yếu nằm ở thiết kế nội ngoại thất và một số trang bị bổ sung thêm. Bắt đầu từ E 200, phiên bản này có ngoại thất hướng tới vẻ sang trọng với lưới tản nhiệt nan kín truyền thống của Mercedes và mâm 10 chấu có đuờng kính chỉ 17 inch. Trong khi đó E 200 Sport có ngoại hình trẻ trung hơn với gói ngoại thất thể thao SPORTSTYLE và mâm 5 cánh đơn 18 inch.
Cả 2 phiên bản E 200 đều có các lựa chọn màu sơn gồm Trắng Polar, Đen Obsidian, Xanh Cavansite, Đỏ Hyacinth và 2 màu là đen và nâu hạt dẻ. Nhân nói về nội thất, E 200 Sport có các chi tiết ốp trang trí giả vân carbon màu bạc xung quanh cabin, trong khi bệ trung tâm được ốp gỗ đen với bề mặt vân tự nhiên open-pore. Trong khi đó toàn bộ nội thất của E 200 thường đều được ốp gỗ tần bì open-pore. So với E 200 thường, E 200 Sport được bổ sung thêm một số trang bị cao cấp hơn.
Thêm tiền để có phiên bản này, khách hàng sẽ có camera 360 độ bao toàn cảnh xung quanh xe thay vì chỉ camera lùi phía sau, hệ thống lọc khí AIR BALANCE, dàn âm thanh Burmester cao cấp, cửa sổ trời siêu rộng panorama và bậc lên xuống có chữ Mercedes-Benz được chiếu sáng bên dưới bằng đèn LED xanh. Không giống như chiếc E 350 AMG với màn hình kép 12,3 inch, bảng đồng hồ của cả 2 phiên bản E 200 vẫn có 2 đồng hồ kim chỉ báo tốc độ và tua máy truyền thống, đi kèm một màn hình màu nhỏ ở chính giữa.
So với người anh em cao cấp hơn, những chiếc E 200 không quá khác biệt về trang bị tiêu chuẩn trong nội thất. Ngoài bảng táp-lô không còn được bọc da Artico và đế sạc không dây bị cắt bỏ, chúng vẫn có tay lái thể thao bọc da Nappa với cụm nút cảm ứng, đèn viền nội thất chỉnh 64 màu, hệ thống thông tin giải trí COMAND Online với màn hình màu 12,3 inch kèm các chức năng như kết nối Internet, điều khiển bằng giọng nói, định vị GPS với bản đồ Việt Nam, đầu đọc thẻ SD, kết nối smartphone qua Bluetooth…
Video đang HOT
Một loạt các tiện nghi cao cấp cũng tái xuất hiện trên E 200 và E 200 Sport như hàng ghế trước điều chỉnh điện, bộ nhớ 3 vị trí cho ghế trước/tay lái/guơng hậu, khoá thông minh & khởi động bằng nút bấm Keyless – Go, đóng mở cốp sau từ xa, màn che nắng cho các kính sau, cửa hít tự động, giữ ga tự động thông minh SPEEDTRONIC, cổng lắp đặt giá để iPad hoặc các thiết bị giải trí khác, điều hoà không khí tự động 3 vùng… Đặc biệt, chúng cũng có đầy đủ các công nghệ an toàn và hỗ trợ người lái như E 350 AMG.
Khác biệt lớn nhất của E 200 và E 200 Sport nằm ở hệ động lực. Sử dụng động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 2.0 L sử dụng tăng áp đường nạp kép (twin-scroll) mang mã hiệu M264, chúng có công suất 197 mã lực – mạnh hơn 13 mã lực so với phiên bản E 200 trước đây và mô-men xoắn 300Nm. Cỗ máy này giúp xe tăng tốc lên 100 km/h chỉ trong 7,5 giây. Như vậy E 200 & E 200 Sport mạnh hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến 15% công suất và 20% mô men xoắn.
Tại Việt Nam, mức giá bán lẻ đề xuất đã bao gồm VAT của Mercedes E 200 là 2,13 tỷ đồng và E 200 Sport là 2,317 tỷ đồng – chênh nhau 187 triệu đồng. Theo MBV chia sẻ, ngoài 3 phiên bản ra mắt tại Fascination 2019, hãng sẽ đem model E 300 AMG trở lại dòng sản phẩm trong thời gian tới để khách hàng có thêm sự lựa chọn.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Túi khí ô tô không phải "cứ đâm là nổ"
Các chuyên gia kỹ thuật chỉ ra rằng túi khí nổ phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản nhất là lực va đập và hướng va đập. Nếu mức độ va đập thấp hơn giới hạn, túi khí phía trước có thể không được kích nổ.
Túi khí trên ô tô hoạt động thế nào?
Hệ thống túi khí trên ô tô giúp giảm thiểu chấn thương khi va chạm. Ảnh minh họa: Internet
Vụ việc một chiếc VinFast Fadil gặp tai nạn tại Hải Dương mà không bung túi khí một lần nữa lại làm dấy lên tranh cãi về hoạt động của túi khí trên các ô tô. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, túi khí không phải "cứ đâm là nổ" mà phải có một số điều kiện nhất định.
Túi khí trên ô tô được sinh ra để giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm xảy ra. Ngày nay, túi khí là thiết bị an toàn bắt buộc trên hầu hết xe ô tô.
Về cơ bản, túi khí hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản. Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (va chạm xảy ra) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng.
Tốc độ nổ túi khí rất nhanh (thời gian chỉ tính bằng mili giây), tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực của hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe. Sau đó, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe.
Túi khí nổ phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản cơ bản nhất là lực va đập và hướng va đập
Theo các chuyên gia kỹ thuật, không phải túi khí nào cũng được kích nổ khi xảy ra va chạm. Mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo cho người trên xe luôn ở trong điều kiện an toàn nhất.
Việc kích nổ túi khí dựa vào nguồn thông tin mà các cảm biến đặt phía trước, trên thân xe đưa về bộ điều khiển trung tâm ECU. Khi nhận được các thông tin như gia tốc dừng, độ hấp thụ lực, độ biến dạng, xê dịch của các bộ phận cố định trên xe, ECU tính toán, phân tích nếu vụ va chạm đủ mạnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng, túi khí sẽ bung. Việc tính toán này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất.
Theo phân tích, thông thường túi khí nổ phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản cơ bản nhất là lực va đập và hướng va đập. Hệ thống túi khí trước được thiết kế để kích hoạt ngay nhằm đáp ứng với những va đập nghiêm trọng phía trước. Thiết bị sẽ nổ nếu mức độ va đập phía trước vượt quá giới hạn thiết kế, tương đương với vận tốc va đập khoảng 20 - 25 km/h khi va đập trực diện vào vật thể. Nếu mức độ va đập thấp hơn giới hạn, túi khí phía trước có thể không nổ.
Đây chính là nguyên nhân một số trường hợp ô tô gặp tai nạn nhưng túi khí vẫn không bung. Lúc này những tính toán điện tử của xe cho thấy, chỉ cần dây đai an toàn là đủ bảo vệ người trên xe mà không cần thiết đến túi khí.
Trong khi đó, đối với túi khí bên được thiết kế để hoạt động khi xe bị đâm mạnh từ bên sườn. Khi xe bị va đập chéo hoặc trực diện ở sườn xe nhưng không ở khu vực khoang hành khách, các thiết bị này có thể không nổ.
Theo Ictnews
Không riêng trẻ em mà người lớn cũng có thể chết ngạt trong xe ô tô kín mít chỉ sau 1 giờ Lượng khí carbon monoxide (CO) tích tụ trong xe vô cùng độc hại, có thể khiến người bình thường ngạt thở chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ. Mới đây, một vụ việc thương tâm đã xảy ra, bé học sinh lớp 1 Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway ở Hà Nội bị bỏ quên trên xe ô tô gần 9...