Chênh lệch tuổi tác bao nhiêu để hôn nhân hạnh phúc?
Khi bắt đầu hẹn hò với một người, bạn có thể cân nhắc rất nhiều điều để xác định sự tương thích, chẳng hạn như sự hấp dẫn, tính cách và sở thích.
Các cặp vợ chồng cách nhau từ 0 đến 3 tuổi cho thấy mức độ hài lòng cao hơn so với những cặp cách nhau từ 4 đến 6 tuổi. (Ảnh: ITN)
Có một điều mà bạn có thể chưa tính đến nhưng rất đáng để suy nghĩ: Khoảng cách tuổi tác của hai người. Thực tế, khoảng cách tuổi trong mối quan hệ từ 10 năm trở lên có thể làm tăng khả năng trục trặc trong hôn nhân, nhưng khoảng cách tuổi lý tưởng nào sẽ giúp bạn thành công trong mối quan hệ?
Khoa học chứng minh rằng có một sự chênh lệch tuổi tác lý tưởng trong một mối quan hệ làm tăng cơ hội để bạn có được tình yêu vĩnh cửu.
Khoảng cách tuổi lý tưởng trong mối quan hệ
Theo một nghiên cứu, sự hài lòng trong hôn nhân giảm đáng kể ở các cặp vợ chồng có khoảng cách tuổi lớn hơn so với các cặp vợ chồng có độ tuổi gần nhau.
Cụ thể, các cặp vợ chồng cách nhau từ 0 đến 3 tuổi cho thấy mức độ hài lòng cao hơn so với những cặp cách nhau từ 4 đến 6 tuổi. Tương tự như vậy, các cặp vợ chồng cách nhau từ 4 đến 6 năm tỏ ra hài lòng hơn những cặp vợ chồng cách nhau hơn 7 năm.
Nhìn chung, sự hài lòng trong hôn nhân giảm khi chênh lệch tuổi tác tăng lên. Một giả thuyết được hỗ trợ bởi bằng chứng được cung cấp trong nghiên cứu là các cặp vợ chồng ở độ tuổi khác nhau ít kiên cường hơn trước những cú sốc tiêu cực trong mối quan hệ, bao gồm cả khó khăn kinh tế và bệnh tật.
Cũng cần lưu ý rằng, trung bình cả nam giới và phụ nữ đều cho thấy mức độ hài lòng trong hôn nhân cao hơn khi kết hôn với bạn đời trẻ hơn so với những người có bạn đời lớn tuổi hơn họ, bất kể khoảng cách tuổi tác. Tuy nhiên, sự thỏa mãn ban đầu cao hơn đó dường như tiêu tan sau 6 đến 10 năm chung sống.
Những số liệu thống kê này chỉ đơn giản là cố gắng xác định và phân tích các mẫu mối quan hệ chứ không tạo ra chúng. (Ảnh: ITN).
Hãy nhớ rằng, những số liệu thống kê này chỉ đơn giản là cố gắng xác định và phân tích các mẫu mối quan hệ chứ không tạo ra chúng. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu tương đối nhỏ với chỉ 3.374 cặp vợ chồng được phỏng vấn. Với tất cả mọi thứ trong cuộc sống, sẽ luôn có những ngoại lệ.
Video đang HOT
Những nghiên cứu như thế này chỉ đơn giản là chứng minh tính hợp pháp cho ý tưởng rằng, sự chênh lệch tuổi tác trong các mối quan hệ cũng có thể tương đương với sự khác biệt đáng kể về sở thích, lối sống và mục tiêu dài hạn giữa các đối tác.
Hạnh phúc giữa các cặp vợ chồng có chênh lệch tuổi tác khác nhau là chủ đề của một số nghiên cứu trong nhiều năm và kết quả rất khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố bên ngoài rất khó tính đến.
Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc kết nối những sở thích chung trong mối quan hệ của mình và giữa hai bạn có khoảng cách tuổi tác đáng kể, bạn có thể muốn kiểm tra xem điều đó có ảnh hưởng đến tiềm năng lâu dài trong mối quan hệ của mình hay không.
Những điều cần làm rõ trước khi cam kết
Phát triển sở thích chung giúp tăng cường kết nối khi sự khác biệt về tuổi tác có thể tạo ra khoảng cách. (Ảnh: ITN).
Nếu bạn đã tìm thấy một người mà bạn thực sự thích, có thể hiểu rằng bạn sẽ do dự khi chia tay chỉ vì sự khác biệt về tuổi tác. Xét cho cùng, sự trưởng thành là tương đối và có thể được đo lường trong nhiều năm.
Nhà báo Jenna Birch (Hoa Kỳ) cho biết: “Trước khi bạn đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào, hãy thử trả lời những câu hỏi này để đảm bảo rằng bạn và đối tác của mình có cùng quan điểm theo nhiều cách nhất có thể”.
Bạn có mục tiêu gì cho cuộc sống của mình? Hãy suy nghĩ về các mục tiêu trong tương lai của bạn và những gì bạn hình dung cho cuộc sống. Những vấn đề như sự nghiệp, con cái, tài chính và những sự kiện quan trọng khác trong cuộc sống đều đáng để bạn có một cuộc trò chuyện chân thành.
Bạn chia sẻ những sở thích chung nào? Những điều này sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi bạn chung sống. Phát triển sở thích chung giúp tăng cường kết nối khi sự khác biệt về tuổi tác có thể tạo ra khoảng cách.
Bạn có sẵn sàng thỏa hiệp? Một khía cạnh quan trọng của bất kỳ mối quan hệ lành mạnh nào là khả năng thỏa hiệp, nó đặc biệt quan trọng khi đối tác và bạn có khoảng cách lớn về tuổi tác.
Giống như bất kỳ mối quan hệ lành mạnh nào, cởi mở và trung thực với nhau là cách tốt nhất để chuẩn bị cho những bất hòa trong tương lai. Tập trung vào các giải pháp để ngăn sự khác biệt về tuổi tác tạo ra khoảng cách giữa hai người. Sự tôn trọng lẫn nhau và giao tiếp cởi mở sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thu hẹp mọi khoảng cách.
7 cách giúp nàng dâu dễ dàng được lòng bố mẹ chồng
Dù hoàn cảnh có khác, nhưng nếu cố gắng xây dựng mối quan hệ với bố mẹ chồng một cách tích cực, bạn sẽ không khó được lòng họ.
Bạn và bố mẹ chồng có chung tình yêu thương dành cho chồng của mình. (Ảnh: ITN).
Không giống như hầu hết các mối quan hệ khác mà chúng ta thiết lập trong cuộc sống, nhiều người tiếp cận bố mẹ chồng tương lai với niềm tin rằng khó có thể tìm thấy bất kỳ điểm chung nào và sẽ có khả năng xung đột rõ rệt trong mối quan hệ.
Dù hoàn cảnh có khác, nhưng nếu cố gắng tiếp cận mối quan hệ mới với bố mẹ chồng một cách tích cực, bạn sẽ có cơ hội tốt để lấy lòng họ về lâu dài.
Xét cho cùng, bạn và bố mẹ chồng có chung tình yêu thương dành cho chồng của mình và bố mẹ chồng của bạn sẽ đóng một vai trò lớn trong việc giúp chồng của bạn phát triển thành người mà bạn yêu như hiện tại.
1. Hãy thực tế và cho họ thời gian để cảm nhận về bạn
Mặc dù bây giờ bạn đã là một phần của gia đình, nhưng bạn cần nhớ rằng trừ khi bạn lớn lên và biết họ, còn không thì bố mẹ chồng của bạn cũng mới biết bạn.
Họ không biết bạn là người như thế nào và liệu bạn có muốn xây dựng mối quan hệ tích cực và thân thiết với họ hay không.
Vì vậy, như với tất cả các tình bạn mới, hãy thực tế và cho họ thời gian để tìm cách kết nối với bạn. Có thể mất vài tháng để tương tác trước khi bạn cảm nhận được khoảnh khắc gần gũi đó và biết rằng bằng cách nào đó bạn đã xoay xở để xây dựng cảm xúc với họ ở cấp độ cá nhân chứ không chỉ vì đó là nghĩa vụ phải làm.
2. Thể hiện sự quan tâm với tư cách cá nhân
Tiếp cận bố mẹ chồng như cách bạn tiếp cận một người bạn hoặc người quen mới. Đừng chỉ nhìn thấy họ với vai trò là bố mẹ chồng của bạn.
Cố gắng tìm hiểu họ với tư cách cá nhân. Hiểu sở thích và những gì họ không thích. Nếu mẹ chồng bạn là người hướng nội, hãy cho bà ấy không gian để thể hiện bản thân. Nếu bố chồng bạn là một tình nguyện viên tích cực, hãy hiểu tại sao việc mà ông ấy đảm nhận lại quan trọng đối với ông ấy.
Chú ý đến họ với tư cách cá nhân sẽ cho bạn chìa khóa để liên hệ với họ với tư cách thành viên gia đình.
3. Hãy lắng nghe họ
Khi bố mẹ chồng cởi mở và nói chuyện với bạn, hãy lắng nghe họ. (Ảnh: ITN).
Khi bố mẹ chồng cởi mở và nói chuyện với bạn, hãy lắng nghe họ. Cố gắng không đưa những thành kiến, giả định và sự bất an của bạn vào cuộc trò chuyện. Chỉ cần lắng nghe họ và cởi mở với những gì họ nói.
Ngay cả khi họ quyết định đưa ra một số lời khuyên không mong muốn, bạn cũng không nên nghe và cân nhắc điều đó. Tất nhiên, bạn nên luôn đưa ra quyết định chung với chồng, nhưng đừng tự động loại bỏ quan điểm của bố mẹ chồng, họ có thể có một số hiểu biết và quan điểm có giá trị mà bạn chưa xem xét trước đây.
4. Làm việc dựa trên sở thích chung
Nếu bạn và bố mẹ chồng có chung sở thích, hãy tìm cơ hội để theo đuổi chúng cùng nhau.
Nếu bạn có chung sở thích làm vườn, hãy dành thời gian để giúp họ làm vườn, trao đổi cây cối và xin lời khuyên. Làm điều gì đó yêu thích cùng nhau, sẽ cho bạn cơ hội phát triển mối quan hệ và gần gũi hơn với bố mẹ chồng.
5. Giúp bố mẹ chồng học một cái gì đó mới
Đừng ngần ngại thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ họ. (Ảnh: ITN).
Nếu bố mẹ chồng của bạn đang gặp khó khăn trong việc làm cho điện thoại thông minh mới của họ hoạt động hoặc không chắc chắn về cách đặt kỳ nghỉ trực tuyến, hãy giúp họ. Bằng cách này, họ sẽ đánh giá cao hiểu biết và sự nhạy cảm của bạn và có khả năng sẽ đáp lại những phẩm chất này trong các tương tác của họ với bạn trong tương lai.
6. Tôn trọng truyền thống của bố mẹ chồng
Thật khó để thừa nhận mình đang già đi và cảm thấy rằng những truyền thống mà mình luôn ấp ủ và cho là quan trọng có thể bị bỏ rơi. Hãy lưu ý rằng, việc bạn quyết định bỏ qua truyền thống gia đình có thể khiến bố mẹ chồng rất tổn thương, thậm chí có thể khiến họ cảm thấy không an toàn về vị trí của mình trong gia đình.
Vì vậy, hãy tôn trọng truyền thống của họ ngay cả khi bạn bắt đầu xây dựng những truyền thống mới với chồng và gia đình của chính mình. Một số thay đổi linh hoạt, khả năng thích ứng với truyền thống cũ và mới có thể dẫn đến một gia đình hạnh phúc và hoàn hảo hơn.
7. Luôn xuất hiện trong thời điểm bố mẹ chồng gặp khó khăn
Khi gặp khó khăn, đừng ngần ngại thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ họ. Đó là bản chất thực sự của một gia đình. Khi bạn sẵn sàng nỗ lực để cùng họ vượt qua khó khăn, bạn sẽ từ một người ngoài cuộc trở thành một thành viên cốt lõi và quan trọng trong gia đình.
5 bí quyết dễ thực hiện mà các cặp vợ chồng hạnh phúc muốn cho bạn biết Người ta bảo hôn nhân như cái toilet, người ở ngoài thì muốn vào, người ở bên trong thì muốn ra. Nhưng hôn nhân đâu có tội, cái chính là cách người ta đang xây dựng nó thôi. Lúc mới yêu tất cả đều mới lạ. Người này nói 1 câu mà người kia cười tủm tỉm cả buổi. Cái nắm tay thôi...