Chênh lệch khi yêu: nếu tình cảm không lớn để vượt định kiến, tốt nhất đừng gây thương nhớ
Vẫn tự nhủ rằng khi sống trong tình yêu, người ta sẽ không để tâm quá nhiều đến tuổi tác, điều kiện kinh tế hay học thức của đối phương. Thế nhưng ở khía cạnh nào đó, những điều trên lại ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc các đôi.
Chúng ta vẫn thường đặt ra câu hỏi rằng liệu bản thân mình có thể bỏ qua những rào cản chênh lệch trên nhiều khía cạnh để giữ lấy tình yêu và cùng nhau vun vén hạnh phúc? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại thật khó để trả lời. Bởi lẽ, những chênh lệch này có thể ảnh hưởng đến tình yêu ở thời điểm này nhưng đến 1 lúc nào đó, chúng lại không còn là vấn đề đáng để tâm.
Chênh lệch về tuổi tác được xem là một trong những rào cản lớn nhất trong tình yêu. Những người trẻ tuổi khi yêu hầu như lúc nào cũng nhiệt tình, bồng bột và thiếu bình tĩnh, kiên nhẫn. Trong khi những người yêu lớn tuổi lại chín chắn, trưởng thành, thích sự bình yên hơn là những cuộc “chạy đua” ngoài xã hội.
Dù vẻ ngoài hay tính cách ở thời điểm ban đầu mới yêu sẽ khiến người ta thấy chẳng hề quan trọng. Nhưng một khi về chung sống, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự khác biệt rất lớn trong cư xử cá nhân và thậm chí cả sự mong đợi giữa hai người với nhau.
Bạn thích dậy sớm vào buổi sáng, trong khi đối phương lại thích ngủ nướng? Bạn thích đi ngủ sớm trong khi người ấy lại là cú đêm? Bạn thích la cà ăn uống vỉa hè, trong khi người mình yêu lại thích một bữa ăn tự tay nấu sạch sẽ và đảm bảo. Hoặc bạn thích nghe nhạc trẻ trong khi anh ấy lại thích trường phái cổ điển? Những chi tiết nhỏ có thể dễ thương lúc đầu lại tự bao giờ tạo ra sự khác biệt nghiêm trọng, dẫn đến đổ vỡ mối quan hệ về sau.
Một cô gái yêu chàng trai kém tuổi lúc nào cũng lo sợ nhan sắc mình ngày một tàn phai theo năm tháng. Dấu chân chim chẳng bao lâu sẽ hằn nơi khóe mắt, ngày nào đó cùng người mình yêu ra đường có ai gọi là hai chị em? Hay một người đàn ông lớn tuổi yêu cô người yêu bé nhỏ chênh lệch quá nhiều, có sợ rằng ai đó lại thì thầm sau lưng: “ Trâu già khoái gặm cỏ non?”. Dù tự nhủ là không quan trọng người khác phán xét ra sao nhưng có ai mà không tránh khỏi đôi lần cảm thấy chạnh lòng cơ chứ.
Người ta vẫn thường nghĩ rằng những người sở hữu ngoại hình nổi trội cũng sẽ tìm cho mình nửa kia có vẻ ngoài tương xứng. Thế nhưng, vẫn có những người nằm ngoài suy nghĩ đó, chấp nhận yêu một người có ngoại hình chênh lệch lớn, chỉ đơn giản là vì yêu mà thôi.
Lấy ví dụ như cặp đôi chồng gầy – vợ béo đang hot khoảng thời gian gần đây. Chồng là hot boy có tiếng đẹp trai, thân hình cân đối, trong khi vợ lại có đôi phần mũm mĩm. Khoảng thời gian yêu nhau, cả hai đã phải nhận không ít những bình luận ác ý của CĐM cho rằng đây chỉ là một mối quan hệ kiểu “kiếm fame”, “không xứng đôi”, “đào mỏ”… Nếu cô gái đó đủ mạnh mẽ, sẽ chỉ coi đó là lời của người ngoài không đáng để tâm. Còn nếu không, áp lực vô hình này sớm muộn cũng sẽ là nguyên nhân khiến hai người mỗi người mỗi ngả.
Video đang HOT
Bởi thế mới nói, tình yêu mà cứ chăm chăm nhìn nhận ngoại hình thì khó có thể bền vững. Khi yêu cô ấy có thể rất xinh đẹp, nhưng ai dám đảm bảo sau này sẽ tiếp tục được như thế. Vì thế, trong tình yêu, hãy dùng trái tim để cảm nhận đừng để con mắt đánh lừa mọi thứ xung quanh.
3. Chênh lệch về học thức
Sự chênh lệch trình độ giữa hai người yêu nhau sẽ dẫn đến những khác biệt về nhận thức, hành vi ứng xử, giao tiếp, quan niệm sống, kỹ năng sống và nhất là trong cách nuôi dạy con cái sau này. Trong mối quan hệ giữa hai người mặc dù tình yêu là yếu tố không thể thiếu, nhưng nếu có sự chênh lệch quá nhiều về học vấn cũng chính là sự chênh lệch về nhận thức và quan niệm sống. Nó sẽ làm cho người ta mệt mỏi, không thể chịu đựng nhau và tình cảm ngày càng phai nhạt.
Một người phụ nữ sẽ có thể rất tự hào về người chồng giỏi giang hơn mình nhưng với đàn ông thì không hẳn thế. Chắc cũng hiếm có người chồng nào lại không cảm thấy khó chịu bởi việc bị bàn tán rằng mình “thấp” hơn vợ một cái đầu. Lúc mới yêu thì có thể sẽ bất chấp để đến với nhau nhưng về lâu về dài, vấn đề này chả khác nào quả bom nổ chậm, chỉ cần một chút xúc tác là sẽ bùng nổ dẫn đến tan vỡ.
Vì thế cho nên, nếu đã chấp nhận đến với một người chênh lệch với mình về học thức thì bạn hãy nhớ rằng đối phương cũng chẳng vui vẻ gì khi nghĩ đến nó. Đừng mang nó ra để chỉ trích, hãy một lần đặt mình vào vị trí của đối phương mà cảm thông, chia sẻ. Chỉ cần cùng nhau cố gắng, cùng nhau thấu hiếu thì mọi khoảng cách đều có thể gỡ bỏ.
4. Chênh lệch về gia cảnh
Tình yêu cơ bản phải dựa trên cơ sở của tình cảm yêu thương, thấu hiểu và trân trọng nhau giữa hai người. Tuy nhiên khi tính đến chuyện xa hơn thì sự chênh lệch giữa gia đình hai bên rất dễ nảy sinh những bất hòa trong suy nghĩ.
Có thể nói rằng, môn đăng hộ đối là câu nói mà xưa giờ bất cứ gia đình nào cũng nghĩ đến. Ai rồi cũng cho rằng phải là người có gia cảnh tưởng đồng mới dễ thấu hiểu nhau, phải là người ở cùng “đẳng cấp” thì mới xứng đáng bên nhau. Nhiều người sợ rằng sự chênh lệch quá lớn về gia cảnh hai bên sẽ khiến cuộc sống sau này của các cặp đôi chẳng thể hạnh phúc. Thế nhưng chung quy lại, dù gia cảnh có khác biệt tới đâu, chỉ cần hai người yêu nhau là đủ. Cuộc sống tiếp theo là ở hai người cùng nhau cố gắng mà thành, thế nên đừng chỉ vì khoảng cách hai bên mà làm đổ vỡ đi những gì mình vun đắp.
Có ai đó đã từng nói rằng, tình cảm đôi khi chỉ là điều kiện cần để phát triển tình yêu, còn yếu tố tuổi tác, kinh tế, gia cảnh mới là điều kiện đủ để phù hợp với một mối quan hệ lâu bền. Các cặp đôi chênh nhau chẳng khác gì đôi đũa lệch, phải cố gắng lắm mới cùng đồng hành hết một bữa ăn. Vì thế, hãy nhìn nhận thật kĩ mối quan hệ của mình. Nếu tình yêu không đủ lớn để vượt qua tất cả thì ngay từ ban đầu tốt nhất đừng gây thương nhớ để rồi hối hận về sau.
Theo bestie.vn
Vợ bớt ôm việc nhà, hôn nhân hạnh phúc hơn
Những thay đổi nhỏ làm nên chuyển biến lớn. Bớt việc, thêm vui, chồng nào cũng muốn về nhà có vợ con vui vẻ, người vợ nào cũng mong chồng san sẻ đỡ đần.
"Tôi và anh khắc khẩu, cãi nhau tưng bừng chỉ vì vợ bận bịu với một tá công việc còn chồng chẳng biết phụ gì. Thậm chí khi tôi không còn kiên nhẫn "tôi là vợ hay ô sin trong cái nhà này?", anh vẫn bình thản xem ti vi, còn nói vọng qua các con,"mạ (mẹ) tụi bay chỉ giỏi mỗi chuyện cằn nhằn". Câu chuyện đời thường ấy đã từng diễn ra trong ngôi nhà của chị Dương Trà Mi và anh Lê Huy Hoàng Hải (TP. Huế).
Tổ ấm hạnh phúc của anh chị Hải - Mi. Ảnh: Nhân vật cung cấp (NVCC)
Yêu thì lấy thôi
Chị Trà Mi từng là á khôi của trường cấp ba ngày đó. Anh Hoàng Hải thì nổi tiếng đẹp trai lãng tử. Như bao câu chuyện tình khác, cô nữ sinh xinh đẹp lọt vào mắt xanh chàng sinh viên năm nhất, rồi tình cảm dần nảy nở đẹp như mơ.
Ngày bé, chị sớm phải xa mẹ để theo ba, sống cùng ông bà nội ở Huế. Mẹ và em gái ra Hà Nội sống với ông bà ngoại. Anh Hải từ nhỏ đã sống với nội vì mẹ bị bệnh tim, lớn lên chút nữa anh lại phải chứng kiến sự ra đi đột ngột của anh trai và bố. Sự đồng cảm về hoàn cảnh khiến họ gắn kết với nhau nhiều hơn. Đợi chị tốt nghiệp đại học, họ về chung một nhà.
Vẻ thanh tú dịu dàng của chị từng khiến anh mê đắm. Ảnh: NVCC
"Yêu thì lấy thôi", quan niệm đơn giản của những người trẻ tuổi khiến họ mộng mơ về tương lai. Thế nhưng, no đủ về vật chất chưa hẳn quyết định sự trọn vẹn trong hôn nhân khi lối sống bất đồng.
Chị Mi là một cô gái Huế chính hiệu, siêng năng, chu đáo, thích sự cầu toàn, anh Hải cũng là trai Huế không lẫn vào đâu, gia trưởng và vô tâm. Mọi công việc nhà in sâu trong tư tưởng anh rằng đó là việc của đàn bà, của vợ. Vì thế, trong khi chị làm không hết việc, anh lại điềm nhiên xem đó là bình thường. Chị kể, có những hôm 11g đêm, chị mỏi tay ủi áo quần, anh lại nằm khểnh cười khúc khích với những clip hài trên mạng... Thế là tranh cãi, giận hờn. Mức độ và tần số cãi vã càng tăng khi 2 chị em Heo, Nghé lần lượt ra đời. Bạn bè gặp chị cũng bất ngờ vì gương mặt bợt bạt, trong khi anh lại được khen ngày càng trắng trẻo và mập lên.
"Mình ôm đồm thế để làm gì? Để được chồng ghi nhận và mọi người ngợi khen là đàn bà đảm đang? Đâu có, đàn ông dường như không ghi nhận điều đó, họ mặc định tất cả việc nhà và chăm con vốn dĩ của đàn bà. Công việc của mình và bà giúp việc chẳng khác nhau là mấy. Thiên hạ khen đâu chả thấy chỉ thấy chê mình càng lúc càng già ", chị Mi mỉm cười nhớ lại. Rồi chị nhận ra "muốn người khác thay đổi, bản thân mình phải đổi thay".
Cuộc "cách mạng" khiến chồng chị phải thay đổi lối sống. Ảnh NVCC
Muốn người khác thay đổi, bản thân mình phải đổi thay
Một cuộc "cách mạng" thực sự bắt đầu. Chị lơi dần những công việc nhà, nấu ăn tùy hứng và đa phần bản thân thích gì nấu nấy. Chị chẳng chạy theo khẩu vị và sở thích của chồng nữa. Nếu không thích, anh có thể tự tìm món khác. Chị nhờ anh đưa đón con nhiều hơn, rồi dần dà mặc định thành một thói quen. Chị mệt thì bếp nghỉ, cả nhà đi ăn tiệm. Anh đi nhậu, chị chẳng còn đợi cửa để cằn nhằn, mẹ con chị cơm nước xong đi ngủ sớm. Sinh nhật, chị hỏi anh thích gì mới mua chứ không vò đầu bứt tai tìm món "độc" để làm chồng bất ngờ rồi nhận lại cái lắc đầu chê xấu hay đắt, rẻ. Chị làm ngơ trước thái độ cau có của anh "vì sao áo quần chồng chưa ủi, cơm úp lồng bàn mà không bê lên"...
Chị vẫn tôn trọng chồng, tôn trọng sở thích của các con, nhưng chị cũng phải "tôn trọng bản thân mình". Sự thay đổi chóng vánh của vợ khiến anh Hải "hết hồn". Chị dành thời gian cho bản thân nên ăn mặc đẹp hơn, chưng diện hơn. Chị cũng bắt đầu hẹn hò bạn bè cà phê nhiều hơn. Đồng nghiệp rỉ tai anh "người đẹp đã xuất thế, anh không biết giữ khéo mất". Anh Hải vốn đã không thích vợ đi đâu mà không có chồng nên bắt đầu "nóng mặt". Giờ lại thấy chị ngó lơ những yêu cầu và cảm xúc của mình nên đành xuống nước.
Anh phải chạy đua cùng 3 mẹ con chị. Ảnh NVCC
Những trận khẩu chiến đã được anh "hạ tông" khi chị đóng vai "nữ cao". Lạ một điều, anh lại là người chủ động làm lành xem như chưa có chuyện gì xảy ra. Thấy chị soạn hàng đi giao cho khách, anh vui miệng "lại chuẩn bị làm xe ôm không công", nhưng khi chị hỏi lại "anh có chở em đi không để biết" thì đã thấy anh dắt xe ra trước cổng chờ.
Tối đến, trong khi chị kèm bé đầu học bài, cu Nghé kêu đói bụng chạy lại lay tay ba, anh không còn nằm yên sai vợ nữa mà ân cần lấy sữa cho con. Bây giờ chị thoải mái đi tập tành giữ vóc dáng vì đã có anh đưa đón con. Nhiều hôm, anh chủ động rủ vợ đi coi phim, uống trà sữa. Trưa vợ không về, anh vẫn vui vẻ "seo-phì" khoe cơm sườn, canh cá. Trước mặt bạn bè, anh nói lời có cánh "tao được vợ nuôi" dù mọi người đều hiểu, chị Mi lo chi tiêu trong nhà, còn anh thì chủ chi những chuyện mua sắm lớn.
Trốn con đi xem phim. Ảnh: NVCC
Cứ ngỡ chồng mình ích kỉ vì quen được nuông chiều, hầu hạ đến lười nhác bám rễ vào trong nếp nghĩ, chị Mi cũng bất ngờ khi anh thay đổi theo. Có lúc chị đùa với anh: "Có phải chồng tui đây không?", "Thưa mụ, em là Hoàng Hải - ba của Heo và Nghé ạ", anh nói và bật cười hài hước khiến chị thấy rưng rưng.
Thì ra, ai cũng có thể thay đổi khi đặt trong một tâm thế mới. Chị không còn ôm đồm, gồng mình để được chồng con ghi nhận, mọi người khen. Chị đã cởi bỏ áo khoác mình là trung tâm của bếp núc, con cái, dọn dẹp nhà cửa.
Cuộc sống đã đổi thay khi họ nhìn về một hướng. Ảnh: NVCC
Sự cầu toàn của vợ cùng với sự ỷ lại của chồng khi thấy vợ làm việc quần quật suốt ngày mà vẫn khỏe khoắn lâu dần thành một thói quen trong nếp nghĩ. Hơn thế, tư tưởng, việc nhà là của đàn bà đã khiến nhiều người chồng quên mất việc chia sẻ cùng vợ.
"Phụ nữ vẫn hay tự làm khổ mình" chị Mi rút ra từ bản thân. Từng sự thay đổi nhỏ làm nên những chuyển biến lớn. "Bớt việc, thêm vui, chồng nào cũng muốn về nhà mà vợ con vui vẻ. Cũng như người vợ nào cũng mong chồng san sẻ đỡ đần". Chị Mi vừa nói vừa chỉ vào khóm hồng trước mặt "hôn nhân cũng như một cây hoa, ngoài bàn tay chăm sóc còn phải đủ nắng, đủ gió và cả mưa sa thì mới ra hoa và kết trái".
Lâm Hoàng
Theo phunuonline.com.vn
Có vất vả trèo lên đỉnh núi, bạn mới có được tầm nhìn rộng và xa Mỗi khi trải qua vất vả, khó khăn, thì sau đó, tầm nhìn của bạn lại rộng hơn. Để rồi bạn thấy rằng, những vất vả khó khăn đó, thực ra là xứng đáng. Có một câu chuyện vui thế này: Một chiếc xe cảnh sát dừng lại trước cửa một ngôi nhà, và một ông cụ bước từ trong xe ra. Viên...