Chênh lệch giá vàng lên 3,6 triệu đồng
Thị trường vàng đi lên nhẹ trong sáng thứ hai sau khi mất trên dưới 400.000 đồng mỗi lượng trong tuần vừa rồi.
Tại Tập đoàn DOJI, vàng miếng SJC đang đứng ở 45,33 – 45,45 triệu đồng mỗi lượng. Trong khi giá bán tăng 100.000 đồng, chiều thu mua có thêm 280.000 đồng. Còn Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng bán vàng tương đương với giá của DOJI, nhưng chiều thu mua thấp hơn 40.000 đồng.
Thị trường nhích nhẹ sau khi các doanh nghiệp điều chỉnh giảm niêm yết từ 370.000 đến 430.000 đồng. Trong khi đó, giá quốc tế hạ 31 USD mỗi ounce cho cả tuần, tương đương gần 780.000 đồng một lượng. Sự bất cân xứng này đã đẩy chênh lệch giá trong và ngoài nước lên 3,65 triệu đồng sáng nay.
Giá bán vàng trong nước tăng nhẹ khoảng 100.000 đồng sáng nay trong khi thị trường quốc tế hầu như đi ngang. Ảnh: AQ
Video đang HOT
Vàng quốc tế ít thay đổi trong sáng thứ hai sau tuần giảm giá 1,5%. Tính đến 9h53 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.659,2 USD, mất 0,1 USD so với mở cửa.
Các nhà đầu tư vàng đang lưỡng lự trước những thông tin trái chiều. Tại châu Âu, giới ngân hàng quốc tế và bộ trưởng tài chính cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nợ sẽ chưa thể chấm dứt trong vài năm tới. Còn ở Iraq, nước này cắt giảm một phần tư trong kho vàng dự trữ, đưa lượng nắm giữ còn 29,9 tấn.
Theo VNE
Vàng trong nước đắt hơn quốc tế 3,2 triệu đồng
Trong khi thế giới đang mua bán vàng với giá 43,1 triệu đồng, các doanh nghiệp trong nước niêm yết giá quanh 46,3 triệu đồng mỗi lượng.
Mở cửa sáng nay, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC ở 46,26- 46,36 triệu đồng. So với hôm thứ bảy, giá nhích nhẹ 10.000 đồng ở mỗi chiều. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, vàng miếng SJC đang được niêm yết ở 46,23 - 46,38 triệu đồng, tăng 30.000 đến 80.000 đồng so với cuối tuần.
Trong gần chục ngày vừa rồi, vàng trong nước dao động lên xuống quanh 46,3 triệu đồng. Thị trường thiếu sóng khiến không khí giao dịch không mấy sôi động. Lực mua vàng mới được nhen nhóm nay cũng chững lại. Chị Hồng Thu, một nhà đầu tư nhỏ lẻ cho biết tuần trước vội đi mua vàng ở 46,6 triệu đồng vì sợ giá sẽ tăng cao trở lại như trước. "Tuy nhiên giờ tôi mới thấy hối hận vì vàng tuần này chỉ còn 46,3 triệu đồng", chị nói.
Giá vàng vẫn không về gần với quốc tế dù nhu cầu vàng của các ngân hàng hiện không còn cấp thiết như trước. Ảnh: AQ
Tuần trước, một số ý kiến từng nhận định nếu Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng tiếp tục huy động vàng, giá có thể hạ nhiệt về gần với thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, thị trường vẫn chưa có chuyển biến nào rõ rệt sau khi Ngân hàng Nhà nước đã dời hạn chót được huy động vàng từ 25/11 sang 30/6 năm sau.
Nếu quy đổi theo niêm yết bán USD của ngân hàng thương mại, mỗi lượng vàng quốc tế hiện tương đương 43,15 triệu đồng, đã bao gồm các chi phí dập đúc 50.000 đồng, phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng... Với mức giá này, vàng thế giới đang thấp hơn niêm yết của doanh nghiệp 3,2 triệu đồng.
Tại một số ngân hàng thương mại, tỷ giá đôla Mỹ đang giảm khá mạnh. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam sáng nay tiếp tục hạ 25 đồng ở chiều thu mua và 5 đồng ở chiều bán USD, đưa niêm yết xuống 20.800 - 20.860 đồng. Trước đó, hôm cuối tuần, ngân hàng này cũng đã điều chỉnh giảm 5 đồng ở mỗi chiều.
Còn tại VietinBank, giá mua và bán USD mất 5 đồng so với tuần trước, xuống 20.830 - 20.865 đồng ăn một đôla Mỹ. Eximbank và ACB vẫn giữ nguyên niêm yết mua và bán ở 20.810 - 20.870 đồng từ hôm 15/10.
Giá vàng quốc tế đi lên trong sáng thứ hai, tăng nhẹ gần 3 USD lên 1.714 USD mỗi ounce tính đến 9h06 theo giờ Hà Nội. Đồng đôla đang mạnh so với euro có thể là yếu tố gây áp lực lên thị trường kim loại quý trong hôm nay. Hiện giá thấp hơn nhiều so với kỷ lục 1.795 USD lập được hồi đầu tháng 10.
Theo VNE
Phát hiện 463 lượng vàng nhái, vàng giả hiệu SJC Ngày 25.10, ông Nguyễn Công Chính - Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - cho biết, từ tháng 9.2012 đến nay, công ty này đã phát hiện 463 lượng vàng nhái, giả vàng miếng SJC. Trong số 463 lượng vàng giả và vàng nhái này, có 377 lượng được phát hiện ở Hà Nội và 86 lượng...