‘Chén sành chọi chén kiểu’
Lịch sử các kỳ SEA Games kể từ ngày bóng đá Việt Nam (VN) hội nhập, chỉ có hai đối thủ cản bước VN lấy vàng SEA Games tại các trận chung kết 1995, 1999, 2003, 2005, 2009 là Thái Lan và Malaysia.
Trong số đó, Thái Lan cản bước VN bốn lần tại bốn trận chung kết, trong đó đau nhất là SEA Games 22 – 2003 tại Hà Nội.
SEA Games 2009, khi VN bước vào trận chung kết với Malaysia thì giới chuyên môn đều chắc mẩm sẽ có vàng vì Malaysia từng thua đậm VN ở vòng bảng, lại không có lực lượng mạnh. Thế mà cuối cùng VN lại mất vàng vào phút cuối vì một pha đốt lưới nhà. Từ đó đến nay, đúng 10 năm sau thì bóng đá VN đứng trước một cơ hội lớn khi những đối thủ “lớn” và kỵ rơ đấy đều đã bị loại.
Campuchia được xem là một đội bóng trẻ, khỏe nhưng thiếu kinh nghiệm và thi đấu rất hồn nhiên. Đánh giá về đối thủ này, giới chuyên môn đều cho rằng họ là kèo dưới rất xa so với thầy trò ông Park. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Campuchia sẽ đá với một tâm lý thật thoải mái, đồng thời họ là vua đá sân cỏ nhân tạo.
Video đang HOT
Lịch sử đứng về phía VN, sự vượt trội cũng thuộc VN nhưng có những trở ngại phải thật thận trọng với kiểu “chén sành chọi chén kiểu”.
Theo PLO
Nỗi lo thủ môn trong chiến dịch vàng
Trong bốn đội vào bán kết thì Việt Nam là đội liên tục thay thủ môn. Đấy không phải là hình thức xoay tua như ông Park vẫn thực hiện đối với các cầu thủ, mà vì sự bất ổn về mặt tâm lý lẫn chuyên môn nơi hai cầu thủ giữ nút chặn cuối: Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Văn Toản.
Cả hai thủ môn mà ông Park mang đến Philippines đều phạm những sai lầm nghiêm trọng nhưng may là các đồng đội đã kịp sửa sai. Nếu bàn thua của Bùi Tiến Dũng trong trận gặp Indonesia là một tai nạn từ sự chủ quan trong tình huống bóng bổng không bị tranh chấp thì cú phá bóng "tự sát" của Văn Toản trong trận hòa Thái Lan 2-2 do tâm lý căng cứng.
Chiều 5-12, bàn thua sớm 0-1 từ cú phá bóng của Văn Toản khiến nhiều người bị ám ảnh hình ảnh SEA Games hai năm trước, Việt Nam cũng bị loại sau trận cuối gặp Thái Lan vì sự yếu kém và tâm lý căng cứng của thủ môn.
Trong chiến dịch vàng, ông Park có những thợ săn giỏi nhưng lại chưa an tâm với vị trí người gác đền. Ảnh: ANH PHƯƠNG
Khen cho các học trò ông Park rất kiên cường sửa sai cho đồng đội của mình để đảm bảo thành tích 450 phút không thua nhưng cũng không thể không lo cho mục tiêu vô địch mà điểm yếu lớn nhất lại là nút chặn cuối, nơi hay được ví là nửa sức mạnh của đội bóng.
Brazil rất nhiều lần được xem là đội bóng mạnh nhất thế giới nhưng bị loại vì thiếu một thủ môn giỏi. Điển hình như World Cup Espana 1982, Mexico 1986..., thế hệ Zico, Eder, Socrates... rất hay nhưng họ lại bị loại vì những thủ môn như Perez quá tệ.
Ông Park đang dẫn quân đi chinh phục vàng với một thành phần được xem là mạnh nhất SEA Games nhưng lại đang gặp những lo lắng không ít từ vị trí người giữ thành.
Sau Bùi Tiến Dũng, giờ đến Nguyễn Văn Toản sẽ rất khó để vượt qua chính mình, tìm lại sự cân bằng mà U-22 Việt Nam chỉ còn hai trận nữa là kết thúc một chiến dịch.
Gặp Indonesia đã khó, gặp Singapore cái khó tăng thêm và gần nhất là gặp Thái Lan lại thêm nhiều phần khó. Cái khó từ đối thủ là một phần nhưng phần chính lại từ phía chúng ta.
Hy vọng ông Park sẽ khắc phục được tử huyệt của U-22 Việt Nam trong hai trận còn lại.
Theo PLO
Tiến Linh: 'Câu nói của thầy Park giúp chúng tôi trở lại' Người hùng của U22 Việt Nam trong trận gặp Thái Lan cho hay các cầu thủ luôn nỗ lực dù có thời điểm bị đối phương dẫn trước 2 bàn. "Thực sự trận đấu rất khó khăn khi thể lực trong đội chưa hoàn toàn bình phục. Mọi người đều thấy, ngay đầu trận chúng ta đã để thua 2 bàn. Tuy nhiên,...