Chen lấn xếp hàng dâng sao giải hạn
Vào đợt “cao điểm” trước và sau rằm tháng Giêng, các đền chùa chiền tấp nập người dân đến dâng sao giải hạn, cầu mong cho gia đình bình an, phát đạt…
Xưa nay người ta thường nói: “ Nam La Hầu, nữ Kế Đô” hoặc “ Thái Bạch bán sạch cửa nhà”… để nói về những sao xấu, dễ gây điều không tốt cho người bị sao đó chiếu. Còn nếu gặp sao tốt thì cũng cố gắng tu tập làm phước để sao tốt được chói sáng mãi. Chính vì vậy, hầu hết vào dịp đầu năm các chùa đều tổ chức cầu an giải hạn với tinh thần “làm lành lánh dữ”, nhằm giúp người dân bắt đầu một năm mới bằng sự an tâm, niềm hy vọng trong mọi hoàn cảnh tốt cũng như xấu.
Phật tử rút quẻ đầu năm tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội).
Thượng toạ Thích Thanh Quyết – Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo, trụ trì chùa Phúc Khánh (Hà Nội) nói: “Không nhất thiết gặp sao xấu mới đi giải hạn, hàng năm mọi người nên đi cầu an để bày tỏ thành kính với Phật, không cần sắm lễ nhiều, chủ yếu là thành tâm”.
Trước nhu cầu tâm linh của người dân quá lớn, các ngôi chùa lớn, nhỏ luôn trong tình trạng quá tải.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày này, những chùa lớn ở Hà Nội như chùa Phúc Khánh, Quán Sứ, chùa Hà… có hàng vạn người dân đến đăng ký làm lễ giải hạn. Các ni sư, phật tử luôn trong tình trạng hối hả viết sớ, soạn đồ lễ. Các biển đăng ký luôn dầy kín lịch đăng ký…
Trước tình trạng quá tải và nhiều người muốn ngồi gần bàn đặt lễ, nhiều chùa đã đặt loa ngoài sân để giảm tải trong phía ban thờ. Cũng vì thế mà còn những người đang được lễ thì phải cố gắng nghe đến khi được xướng tên mình, những người đợi đến ca của mình thì cứ vô tư ngồi buôn chuyện, tạo nên một thứ tạp âm “hỗn độn” ngay trong không gian chùa.
Tại chùa Phúc Khánh, hàng nghìn người còn ngồi lễ cả dưới lòng đường, trên cầu vượt xung quanh chùa. Bên cạnh đó, chuyện đọc sai tên, họ, sao ở một số nơi cũng khiến nhiều người “cuống quýt” tìm cách sửa.
Video đang HOT
“Giải sao không có trong giáo lý nhà Phật mà là tín ngưỡng của người dân Việt từ xa xưa. Khi Phật giáo vào Việt Nam gặp nghi lễ tốt đẹp của nhân dân nên hòa quyện vào nhau, nhà chùa giúp dân bày tỏ nguyện vọng nơi cửa chùa”, Hòa thượng Thích Thanh Dương (chùa Quán Sứ, Hà Nội)
Theo Dân Việt
Nhịn ăn đến giữ chỗ làm lễ cầu an
Khuôn viên chùa quá nhỏ trong khi lượng người làm lễ đến hàng vạn nên hôm nay rất nhiều phật tử đã phải mang đồ ăn đi theo hoặc chấp nhận nhịn bữa tối để giữ chỗ cho lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh.
Chùa Phúc Khánh là nơi nổi tiếng linh thiêng về lễ cầu an, giải hạn, vì thế, hằng năm vào tháng Giêng, người dân tấp nập đến đăng ký làm lễ. Hôm nay, ngày 14/1 âm lịch, nhà chùa sẽ làm lễ cầu an cho các phật tử, chính vì thế, người dân đã
16h chiều, lực lượng an ninh đã đứng xếp dài dọc theo phố Tây Sơn đến Ngã Tư Sở, một bộ phận đứng ngay trước cửa chùa để ngăn cản người dân xông vào, bởi thời điểm này trong khuôn viên chùa đã hết chỗ.
17h, cổng chùa Phúc Khánh đã hết chỗ
17h, lúc công sở tan việc cũng là thời điểm người dân đã ngồi tràn ra mặt đường Tây Sơn, một số ngồi bên thành cầu vượt và chuẩn bị tinh thần cho lễ cầu an.
Để có một chỗ ngồi tốt hướng về phía chùa, trước đó, các phật tử đã đến từ sáng sớm để ngồi bên trong, còn lại phải có mặt từ 16h mới mong ngồi được ở ngay trước cổng chính của chùa. Bác Trần Thị Thanh, nhà ở quận Long Biên, 60 tuổi cho biết: chi phí cho lễ cầu an, giải hạn là 100.000 đồng.
Với bác Thanh, số tiền này không phải là đắt hay rẻ, mà quan trọng là cái tâm của người muốn làm lễ. Hai mẹ con bác đã tranh thủ ăn nhẹ ở nhà để đến trước giờ cho có chỗ, bởi theo bác Thanh, năm ngoái vì đi muộn nên bác phải đứng quá xa cổng chùa, ngay gần phía đầu cầu vượt.
Trong khi đó, chị Minh Nguyệt, làm việc tại phố Nguyễn Chí Thanh cho biết, hôm nay chị xin nghỉ làm sớm từ 16h, đến gần chùa tranh thủ mua chút đồ ăn rồi chọn một chỗ ngồi để chờ đến giờ làm lễ. "Cũng chắc lâu lắc gì, đến 8 tối là xong rồi nên mình nhịn, tối về nhà ăn cho tử tế chứ ngồi đây ăn cũng chẳng thoải mái gì" - chị Nguyệt cho biết.
Tại chùa Phúc Khánh, 2 tiếng trước giờ làm lễ, đa số phật tử cũng như chị Nguyệt, chú tâm vào việc tụng kinh, niệm phật hơn.
Người dân ăn tạm những món đồ mua bên vỉa hè để giữ chỗ làm lễ.
Cũng vì lượng người đến làm lễ quá đông nên dịch vụ trông xe nở rộ xung quanh chùa Phúc Khánh. Giá gửi xe máy từ 10.000 đồng (ở khu tập thể phía sau chùa), 20.000-30.000 đồng, xe hơi 50.000 đồng.
Đặc biệt, ngay từ chiều, dịch vụ cho thuê ghế ngồi rất đắt khách. Mỗi chiếc ghế nhỏ giá 10.000 đồng. Thậm chí, một số hộ gia đình còn đặt ghế sẵn dọc theo thành cầu vượt để "chiếm chỗ", nếu phật tử đến ngồi đó sẽ phải trả tiền, cũng với giá 10.000 đồng.
Dịch vụ cho thuê ghế đắt khách.
So với năm ngoái, để tránh tình trạng các phật tử đổ dồn về cổng chùa sau khi tan lễ để xin lộc, năm nay nhà chùa bố trí địa điểm phát lộc cách xa cổng khoảng 20m. Một địa điểm ở đoạn giao nhau giữa phố Tây Sơn và ngõ Vĩnh Hồ, một điểm ở đầu ngõ Thịnh Quang.
Nhà chùa đã chuẩn bị số lượng lộc rất lớn để phát cho các phật tử.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hết tết, teen vẫn ra sức đòi... lì xì Dù Tết đã qua, rằm tháng Giêng cận kề, thế nhưng như đã thành một thói quen khó bỏ, nhiều bạn trẻ vẫn ra sức đòi lì xì đối với những người gặp lần đầu tiên trong năm mới, bất kể là người quen hay mới gặp. Quen... không tha Từ Tết đến giờ, không biết ăn phải "bùa mê thuốc lú" gì...