Chen lấn ngất xỉu ở hội Phết: “Không có bạo lực, đánh nhau”?
Lễ hội Phết Hiền Quan năm 2015, không có đánh nhau hay bạo lực trong quá trình du khách tranh cướp phết – Chủ tịch UBND xã Hiền Quan khẳng định.
Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Hiền Quan – Trưởng Ban tổ chức lễ hội xã Hiền Quan khẳng định: “ Lễ hội Phết Hiền Quan năm nay không có đánh nhau hay bạo lực trong quá trình du khách tranh cướp phết”.
Tuy nhiên, khác với lời khẳng định của Trưởng ban tổ chức lễ hội, trước đó đã có nhiều hình ảnh ghi lại việc các thanh niên tranh giành phết tới mức… ngất xỉu. Theo tin tức trên báo Người lao động, hàng trăm thanh niên đã hò hét, giẫm đạp lên nhau, tranh giành làm náo loạn cả một khúc sông Thao. Người nào mang được quả Phết ra khỏi ranh giới của các cây nêu thì sẽ giành chiến thắng. Thậm chí có người đã ngất xỉu vì tranh cướp phết.
Ông Thanh cho hay: “Ngoài việc đảm bảo nội theo đúng nguyên mẫu được phục dựng, chúng tôi đã thực hiện triển khai thêm một số nội dung như: giã bánh dày, cải tiến công tác đẽo phết, gậy đánh phết…về an ninh, trật tự trước khi diễn ra lễ hội chúng tôi đã triển khai lực lượng quân sự tại địa phương phối hợp vơi Công an huyện chia thành nhiều tốp nhỏ bám sát toàn bộ khu vực diễn ra lễ hội để đảm bảo an ninh trật tự trong những ngày lễ hội tốt nhất”.
Trai tráng lao vào nhau để cướp phết (Ảnh: Vietnamplus).
Hội Phết Hiền Quan được tổ chức ngày 12-13 tháng Giêng, tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ) thu hút hàng nghìn người xem.
Với mục đích tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa – Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.
Hội Phết Hiền Quan được chia làm hai phần đó là phần chính là lễ và phần hội. Phần lễ do các bậc cao niên tế lễ diễn ra chủ yếu ngày 12 tháng Giêng và phần hội được tổ chức chơi ba ván gọi là ba bàn, với lệ khá nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Có nam thanh niên vì tranh cướp đã… ngất xỉu (Ảnh Lao động)
Lễ ném Phết hay còn gọi là hò Phết diễn ra tại một địa điểm đã được quy định trước. Trong lúc hai đoàn làm lễ kéo quân thì tại đền thờ vẫn diễn ra các tuần cúng. Các lão bàn thượng khẩn dụ khi nào đủ ba tuần rượu thì cũng là lúc hai cánh quân kéo về tới sân Đền. Không gian lễ hội huyên náo và sôi động hẳn lên. Ông Tiên Chỉ, được coi là “con cả của vua” thay mặt muôn dân đọc bài hò Phết, sau đó ra bãi ném cho muôn dân tranh cướp.
Quả Phết được làm bằng gốc tre, sơn son thếp vàng. Xong một bàn Phết, các đấu thủ chạy vòng vèo trên bãi vài vòng rồi nghỉ trước khi vào bàn Phết sau, có 3 bàn Phết và 3 bàn Dúi. Do mọi người cùng tranh nhau quả phết, giành lấy may mắn cả năm nên Hội Phết diễn ra vui vẻ nhưng vô cùng quyết liệt.
Theo lệ chơi thì ai cướp được quả phết mà không có người nào đuổi theo hoặc có đuổi theo nhưng cũng không chạm vào người cầm quả phết thì người đó coi như là thắng cuộc.
Tục truyền, nếu chẳng may ai đó bị quả Phết, quả Chúi rơi vào đầu thì chỉ cần đưa vào cung cấm của Đền cầu cúng là tai qua nạn khỏi, còn ai đó may mắn cướp được quả Phết, quả Chúi thì năm đó họ và gia đình cùng thôn xóm gặp được sự may mắn.
Chính bởi điều thần bí này mà mỗi khi ông Tiên Chỉ mang quả Phết, quả Chúi ra là có hàng trăm, hàng ngàn người xô vào tranh cướp, đến lúc quả phết được ai đó cướp được chạy ra khỏi bãi ném Phết mà không có ai đuổi theo thì Quả Phết tiếp theo lại được ném ra.
Sử sách ghi lại năm 16 tuổi, Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh- Hiền Quan. Nghe tin Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều hoa tập hợp được đội quân 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh phết, phóng lao, rồi về Hát Môn tụ nghĩa. Đứng dưới cờ của Hai Bà Trưng, được Trưng Trắc phong làm “Đông cung tướng quân”, lĩnh ấn tiên phong về Luy Lâu đánh Tô Định.
Bình xong giặc, vua Trưng phong thưởng các tướng, Thiều Hoa không nhận quan chức ở triều, xin được về bản xã. Trưng Vương ban cho xã Song Quan (Hiền Quan ngày nay) làm thực ấp. Một năm sau Thiều Hoa mất, nhân dân lập miếu thờ và Trưng Vương ban cho sắc phong là “Phụ quốc công chúa”. Ngày 12-13 tháng giêng, nhân dân trong vùng tổ chức Hội Phết để tưởng nhớ công đức của bà.
Việc tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan hàng năm để nhân dân ôn lại truyền thống đấu tranh giữ nước, dựng nước của dân tộc và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Theo Đời sống Pháp luật
Sự thật về chàng trai gần 20 năm "không mặc quần"
Sau một lần ốm thập tử nhất sinh, Triệu Lao Lớ đã có thói quen không mặc quần gần 20 năm nay. Thói quen kỳ quặc của chàng trai này được lý giải dưới góc nhìn khoa học như thế nào?
Không mặc quần sau trận ốm thập tử nhất sinh
Câu chuyện về chàng trai Triệu Lao Lớ (xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) không mặc quần đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Trao đổi với phóng viên, ông Ph-ng Chang Nu, Phó chủ tịch xã Hồ Thầu khẳng định đây là câu chuyện có thật và quá quen thuộc với người dân trong xã.
Ông Nu cho biết, Triệu Lao Lớ sinh năm 1993, là con thứ 2 trong gia đình có 3 người con. Bố Triệu Lao Lớ là anh Triệu Chàn Chiêng, sinh năm 1972. Điều kiện kinh tế của gia đình Lớ ở bậc trung bình trong địa phương.
Ngoài thói quen kỳ dị không mặc quần, theo ông Nu, Lớ hưởng khuôn mặt khá bảnh bao, tâm sinh lý phát triển hoàn toàn bình thường. Lớ đã không mặc quần khoảng 20 năm nay nên người dân trong địa phương cũng đã "quen mắt" với chuyện này. Hàng ngày Lớ vẫn đi làm nương, bốc vác, chạy xe đi chợ mua đồ với thái độ rất bình thản, tự nhiên. Lớ chạy thạo xe máy nhưng chỉ dùng làm phương tiện đi lại của bản thân và gia đình nhưng không làm nghề chạy xe ôm như một số thông tin đã được đăng tải.
Ngoài thói quen "không mặc quần", Triệu Lao Lớ có khuôn mặt khá bảnh bao, tính nết nhanh nhẹn, tháo vát.
"Nếu chỉ nhìn thấy cậu ấy thì nhiều nghĩ là có vấn đề về thần kinh nhưng không phải thế. Lớ nói năng, giao tiếp nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiều khi đối đáp còn lanh lợi hơn người khác. Nhiều người trong thôn tiếc thay nếu không có thói quen kỳ quặc kia thì có lẽ cậu ấy sẽ thành đạt, ít nhất cũng được như anh trai và có vợ, con rồi. Mọi người giao tiếp với Lớ bình thường, không hề có sự phân biệt đối xử. Những dịp làng có việc gì mọi người vẫn xếp Lớ ngồi cùng mân ăn bình thường. Nói chung, bà con quý và thương Lớ lắm", ông Nu nói.
Nói về nguyên nhân khiến Lớ đến nông nỗi này, ông Nu cho biết từ lúc sinh ra Lớ hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, năm 5-6 tuổi, sau một lần ốm hôn mê bất tỉnh thì Lớ thành ra như vậy chứ không phải do bị sâu róm chui vào quần làm mẩn ngứa khiến Lớ sợ mặc quần.
"Năm đó, Lớ ốm nặng đến nỗi gia đình đã phải nghĩ đến chuyện lo hậu sự, thậm chí người nhà đã mặc quần áo của người âm cho rồi. Thế nhưng, bất ngờ cậu ấy tỉnh lại và thấy đau lòng quá nên cởi hết quần áo ra. Và từ đấy, Lớ không mặc quần. Sau này, có lần gia đình bắt Lớ mặc thì cậu ấy lại lăn ra ốm nên gia đình cũng không dám ép nữa. Cậu ấy cũng tuyên bố là nếu mặc quần là sẽ ốm chết. Chuyện của cậu ấy quả là khó lý giải", ông Lu kể.
Khổ tâm và thèm lấy vợ
Cũng theo ông Nu, chính quyền địa phương nhiều lần cũng đến nói chuyện và cũng muốn khuyên gia đình đưa Lớ đi gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn nhưng vì điều kiện gia đình cũng hạn chế nên đến bây giờ vẫn không có sự can thiệp gì. Sau lần Lớ bị ốm lại vì bị ép mặc quần, gia đình không dám ép Lớ lần nữa. Người ngoài cũng không dám khuyên gì. Trong nhiều lần nói chuyện, gia đình cũng như bản thân Lớ đã chia sẻ với ông Nu những mong muốn giản dị nhưng lại là chuyện khó với chàng trai này.
"Bố mẹ và bản thân cậu ấy khổ tâm vì cái thói quen kỳ quặc kia lắm. Ở tuổi của Lớ, các trai trong làng lấy vợ, có con cả rồi. Làm bố mẹ ai chả mong con cái thành đạt, được gả vợ cho con. Trong tâm cậu ấy cũng đầy ắp mơ ước về một gia đình nhỏ hạnh phúc như các bạn đồng lứa. Thế nhưng, với cái bề ngoài ăn mặc như thế, hầu hết các cô gái ở tuổi xuân thì đều thấy ngại, không dám tiếp xúc và khó có ai chia sẻ được với nỗi khổ của cậu ấy ", ông Nu nói.
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Nu cũng chia sẻ mong muốn các tổ chức các tổ chức xã hội, các nhà nghiên cứu khoa học sau khi nghe chuyện của Lớ thì chung tay giúp đỡ cậu ấy từ bỏ được thói quen "không mặc quần" mà vẫn khỏe mạnh và thực hiện được những điều mà Lớ đáng được hưởng.
Chúng tôi sẽ liên hệ với một số nhà nghiên cứu tâm lý để giải mã thói quen không mặc quần của Triệu Lao Lớ dưới góc nhìn khoa học để gửi tới bạn đọc ở kỳ tới.
Theo Người Đưa Tin
Mặt đê vỡ nát vì xe 'Hổ vồ' tàn phá Nhiều tháng qua, các tuyến đê cấp 1, 2 sông Chu, sông Mã (Thanh Hóa) bị xe "hổ vồ" chở cát chạy ngày, chạy đêm khiến cho mặt đê bị nát tươm, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ trâu nhưng cơ quan chức năng dường như bất lực. Tan nát mặt đê Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi ngày có hàng trăm...