Chen lấn để đổi giấy phép lái xe tại TP Cần Thơ
Những ngày gần đây người dân đổ xô đi đổi giấy phép lái xe, dẫn đến tình trạng quá tải tại các điểm tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe.
Bắt đầu từ nguồn tin: Nếu không đổi giấy phép lái xe trong năm nay thì đến năm 2015 sẽ phải thi để cấp lại. Chính vì thế người dân đã đồng loạt đi đổi giấy phép lái xe khiến bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải làm việc vất vả, còn người dân thì chờ đợi rất lâu. Đặc biệt nhiều người phải ăn uống, nghỉ trưa tại các điểm tiếp nhận hồ sơ để chờ đến lượt.
Người dân chen chân làm thủ tục đổi GPLX
Anh Phạm Văn Nam, ngụ tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết, anh có bằng A1 và nghe thông tin từ những người bạn, là nếu giấy phép lái xe bằng giấy, không đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET thì sẽ phải thi cấp lại bằng. Do đó, anh cùng nhiều người trong gia đình cùng đi đổi giấy phép lái xe. Nhưng khi đến địa điểm đổi giấy phép lái xe thì mới hay thông tin trên là không chính xác.
Trao đổi với phóng viên Đài TNVN, ông Lê Thuận Bé, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ cho biết, tình trạng người dân đến đổi giấy phép lái xe khoảng hơn một tháng trở lại đây tăng đột biến, bình quân mỗi ngày có trên 250 người đến làm thủ tục đổi giấy phép lái xe. Do đó, các nhân viên phải làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ông Lê Thuận Bé cho biết thêm, Tổng Cục đường bộ Việt Nam vừa có thông báo rất cụ thể về việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy sang giấy phép lái xe bằng vật liệu nhựa (PET) gửi các Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời khẳng định, hiện nay không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng giấy phép lái xe mà chưa đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu nhựa.
Video đang HOT
“Hiện nay bà con an tâm, khi giấy phép lái xe còn thời hạn thì cứ tiếp tục sử dụng. Khi giấy phép lái xe ô tô hết hạn thì đi đổi sang giấy phép lái xe loại nhựa. Còn giấy phép lái xe mô tô còn thời gian sử dụng tốt thì cứ sử dụng, để tránh tình trạng bà con đến đổi giấy phép lái xe đông đúc” – ông Bé nói./.
Hải Phong
Theo_VOV
Phân biệt cá quả Trung Quốc với Việt Nam dựa vào đâu?
Cá quả Trung Quốc có màu đen đậm, to sàn sàn nhau, hay nằm ươn dài do thời gian vận chuyển lâu, trong khi cá trong nước nhỏ hơn, thân thuôn dài, có màu đen vàng, hoa đốm xanh.
Anh Phạm Văn Nam, chủ đầm chuyên cung cấp cá giống và cá thương phẩm ở Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết, giữa tháng 10, đầu tháng 11 là mùa thu hoạch cá quả tại miền Bắc. Theo anh, thời tiết sắp lạnh nên các chủ nuôi bắt đầu vét cá để bán, do đó tình trạng bán ồ ạt, mức giá rẻ là phổ biến. Tuy nhiên, anh Nam cho rằng, cá quả có mức giá rẻ mua tại ao nuôi đã dao động 40.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi tại các chợ ở Hà Nội, giá chỉ 50.000 - 60.000 đồng/kg, không chênh nhau nhiều, khiến anh hồ nghi là cá Trung Quốc.
Cá quả trung Quốc thường có thân mình ngắn, màu đen, to sàn sàn bằng nhau, khi mổ nhiều mỡ và nhão thịt. Ảnh: Ngọc Lan.
Từ kinh nghiệm bán buôn cho các nhánh tiểu thương ở Hà Nội, anh Nam lý giải, với mức giá bán buôn tại ao hiện nay thì trừ công vận chuyển, phí đi lại, rủi ro cá chết..., một kg cá quả thông thường phải bán mức giá trên 100.000 đồng mới có lời. "Giá cá quả 60.000 - 70.000 đồng/kg ở Hà Nội thì khó tin đó là cá Việt Nam", anh Nam nói.
Anh Nam cũng cho rằng, rất khó để nhận biết chính xác cá quả Trung Quốc hay Việt Nam. Tuy nhiên, theo anh, cá Trung Quốc thường màu đen đặc, thân tròn, ngắn, trong khi cá Việt Nam nhìn nhanh nhẹn hơn, màu đen vàng, thân, đuôi thuôn dài, sờ vào chắc, đặc biệt loại cá bông lau có hoa văn màu vàng xanh.
Theo một chủ hàng, cá quả Việt Nam bán tại các chợ hiện nay phải có giá 100.000 - 120.000 đồng/kg. Ảnh: Ngọc Lan.
Hiện ở khu vực miền Bắc, cá quả được nuôi nhiều ở Quảng Xương (Thanh Hóa), một số huyện ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định.
Chị Oanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, cá quả Trung Quốc rất dễ phát hiện. "Chợ gần nhà mình ngày nào cũng thấy có, nhìn một lần là phát hiện ra ngay. Vì cá thường có mình đen, con nào con đấy to đều nhau, cứ lờ đờ chứ không nhanh nhẹn". Chia sẻ bí kíp để chọn được cá quả Việt, chị Oanh cho rằng, cá Trung Quốc thường được chọn lựa trước khi xuất sang Việt Nam nên trong hàng cá không bao "lộn xộn" con to con nhỏ như cá ở Việt Nam.
Chị Nguyễn Thị Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cả nhà rất thích món cá quả kho, nhưng sau thông tin cá quả Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam hồi tháng 5 cũng khiến chị hoang mang. Chị Hạnh thường mua cá quả ở các chợ cóc bán lẻ. Tuy nhiên, nhìn con cá rất dại, nằm ươn, kho thì thịt nhão. Nhưng hỏi người bán thì họ bảo nhập cá từ Đồng Tháp.
Anh Đào Nam Bắc, công tác tại Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, người có kinh nghiệm nhiều năm cung cấp cá quả giống và cá thương phẩm, cho biết: "Hiện lượng cá lóc (tên gọi khác của cá quả) ở Đồng Tháp chỉ đủ cung cấp cho các tỉnh lân cận và TP.HCM, không nhập ra Hà Nội. Hơn nữa, từ trước tới nay chưa có người ở Hà Nội liên hệ mua cá này".
Cá quả Việt có 3 loại: đầu vuông, đầu nhọn, cá bông lau nhưng mình dài, đuôi dẹp và hoa đốm xanh. Ảnh: NVCC.
Theo anh Bắc, cá lóc có 3 loại: cá đầu vuông, cá đầu nhím và cá bông lau. Loại đầu vuông mình to; đầu nhím thì mỏ nhọn dài; cá bông lau mình trắng sọc đen. Cả 3 loại trên đều có mình thuôn dài, đuôi dẹp.
Cũng theo anh Bắc, chất lượng cá lóc Trung Quốc khác hoàn toàn cá Việt Nam. Cá Trung Quốc thường ngắn, tròn, khi đánh vảy thân nhũn, mổ ra bụng nhiều mỡ, thịt ăn nhão và có mùi hôi. "Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng nên phân biệt cá lóc đồng và cá lóc nuôi bán tại các chợ. Cá lóc đồng nhỏ, mình dẹp trong khi cá nuôi thường có trọng lượng lớn", anh Bắc cho biết thêm.
Theo nhận định của trinh sát Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, nhiều loại cá thương phẩm bày bán tại các chợ đầu mối thủy sản ở Hà Nội có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngọc Lan
Theo_Zing News
'Bóng hồng' dính vòng lao lý (P46): Nữ quái đồng tính cuồng sát cha người tình Mối tình đồng tính xảy ra mâu thuẫn cũng là lúc nữ sát thủ vác dao đến nhà người tình rồi lạnh lùng sát hại người cha tội nghiệp. Nữ sát thủ tại tòa Hồ Thị Bích Phượng (28 tuổi, trú quận 4, TP.HCM) là một cô gái đồng tính. Chưa học xong cấp 3, Phượng đã bỏ học văn hóa để xin...