Chèn ép, đầu cơ vé tàu xe phải xử lý nghiêm
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với các bộ ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vận tải có biện pháp tổ chức vận chuyển, điều động, tăng cường phương tiện để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Đảm bảo không có người dân nào không được về quê ăn Tết do không có tàu xe.
Đồng thời có giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại các vị trí trọng điểm ở các thành phố lớn, Bộ GTVT kiểm tra, rà soát chất lượng an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông. Kiên quyết không cho phép các phương tiện không đảm bảo chất lượng lưu thông trên đường; Xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tàu, vé xe và đảm bảo vé tàu, vé xe đến đúng đối tượng có nhu cầu đi lại trong dịp Tết; kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe.
Theo ANTD
Video đang HOT
Hàng trăm cây cầu nơm nớp "sợ" xe quá tải
Liên tiếp các vụ việc xe chở quá tải làm sập cầu, hỏng đường, chết người xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT, thiệt hại lớn về kinh tế, trong khi đó, cả nước vẫn còn đến 270 cây cầu yếu, ngày đêm "oằn" mình "gánh" xe siêu trường, siêu trọng..
Còn quá ít tuyến đường có trạm cân di động
Một phút liều mất hàng tỷ đồng
Ngày 3-12 vừa qua, chiếc xe tải chở rô bốt ép cọc nặng 60 tấn lưu thông qua cầu Vồng (Quốc lộ 53, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long) đã khiến cây cầu bị gãy đôi, sập xuống sông. Lái xe Nguyễn Thanh Khoa (32 tuổi, trú Lâm Đồng) thừa nhận, mặc dù biết tải trọng của cầu chỉ cho phép xe dưới 30 tấn, nhưng cứ lưu thông. Chỉ vì một phút liều lĩnh của lái xe Khoa đã gây hậu quả nghiêm trọng. Để trục vớt được chiếc xe cùng máy ép cọc bị rơi xuống sông, mấy chục con người của nhiều đơn vị đã phải nỗ lực căng thẳng suốt hơn hai ngày đêm. Chi phí trục vớt ước tính 300 triệu đồng. Lực lượng CSGT, Sở GTVT và các lực lượng công an phải thay phiên nhau túc trực 24/24h để hướng dẫn người dân đi qua cầu tạm. Sau khi trục vớt hết toàn bộ hiện trường vụ tai nạn, ngành chức năng Vĩnh Long phải huy động thêm lực lượng và vật tư để làm lại cầu tạm. Ông Trần Hoàng Tựu, Giám đốc Sở GTVT Vĩnh Long cho biết, chi phí để làm lại cầu sắt tạm cũng lên tới hàng tỷ đồng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đánh giá, những năm gần đây, xe quá tải tăng nhanh về lưu lượng, đặc biệt là xe tải trọng nặng là nguyên nhân chủ yếu gây ra xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng cầu đường làm thiệt hại rất lớn về kinh phí và quan trọng hơn là làm giảm tuổi thọ của công trình. "Do tình trạng xe quá tải trên mà hệ thống cầu đường trong thời gian qua đã bị hư hại nghiêm trọng. Nhiều cầu mới khai thác được vài ba năm nhưng đã bị hư hỏng nặng. Các đơn vị quản lý phải đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhiều lần gây tốn kém", ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận định.
Minh chứng nhiều cầu bị hư hỏng do xe tải trọng nặng gây ra như: trên QL1 có các cây cầu Hương An, Nàng Mao, Nhu Gia, Đồng Nai... bị hư hỏng nặng phải tiến hành sửa chữa khẩn cấp để đảm bảo giao thông, đồng thời phải xây dựng cầu mới để thay thế... Một số cầu vượt qua QL5... bị xe chở hàng quá khổ va quệt làm vỡ đáy dầm, đứt cáp dự ứng lực.
Bất chấp luật lệ vì lợi nhuận
Theo Tổng cục Đường bộ, thời gian qua, gần 200 cây cầu yếu trên hệ thống Quốc lộ đã được lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, và còn 277 cây cầu yếu khác chưa được lập dự án cải tạo, xây dựng mới, trong đó 15 cầu rất yếu. "Tổng cục đề nghị Bộ GTVT ưu tiên nguồn vốn cho việc sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng mới cầu yếu trên các Quốc lộ. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn vốn dành cho công tác bảo trì, bảo dưỡng đường bộ mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu".
Trao đổi về tình trạng cầu yếu và xe quá tải, ông Phạm Thanh Giao, Tổng Giám đốc Khu quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, trên phạm vi Khu quản lý gồm hệ thống quốc lộ thuộc các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế vẫn còn khoảng 50 cây cầu yếu. Do giá cước vận tải, việc cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến các chủ phương tiện bất chấp luật lệ, chạy theo lợi nhuận.
Trong thời gian qua, liên ngành Thanh tra GTVT và CSGT đã tăng cường "siết" xe quá tải trên nhiều tuyến Quốc lộ qua hệ thống trạm cân di động. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra đang gặp nhiều khó khăn do lực lượng mỏng, trang thiết bị còn thiếu. Mặt khác, để đối phó với trạm cân, nhiều lái xe đã hạ tải khi qua trạm, trốn cân tải trọng. Thậm chí, gần đây, hàng trăm lái xe còn liều lĩnh "phá rào" trạm cân tải trọng xe ở Hà Tĩnh.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, một số địa phương đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu nên mục tiêu bảo vệ đường, kiểm soát tải trọng xe chưa được coi trọng, chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, ở các địa phương có hầm mỏ, khu khai thác vật liệu... chưa gắn trách nhiệm cho các chủ doanh nghiệp, các đơn vị khai thác. UBND một số tỉnh, thành đã thành lập lực lượng phối hợp để kiểm soát tải trọng xe lưu động trên đường bộ, tuy nhiên, số lượng chưa nhiều, hoạt động riêng lẻ, chưa hình thành đồng bộ cộng với nhiều khó khăn khiến hiệu quả chưa cao.
Theo ANTD
Đưa con đi tiêm vắc xin, mẹ bị ô tô cán chết thảm Trên đường đưa con đi tiêm phòng vắc xin, một phụ nữ trẻ đã gặp tai nạn chết thảm. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra chiều 10-12 tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Vào khoảng 15h40 ngày 10-12 tại Km 784, phía bắc đoạn gác chắn đường sắt trên QL 1A đoạn đi qua địa phận xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng,...