“Chém gió” về dự án tháp doanh nhân nghìn tỉ trên đất vàng
Đưa ra những hứa hẹn tuyệt vời về dự án tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân, nhiều khách hàng đã bỏ tiền góp vốn cùng chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau nhiều năm trời, khu dự án đang biến thành bãi cỏ hoang.
4 năm xây được… bãi cỏ dại
Năm 2008, dự án Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân nằm tại số 1 đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 1678/QĐ-UBND ngày 19/6/2008 với chức năng: Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân, khách sạn, cây xanh sân vườn, bãi đỗ xe và đường giao thông, sau đó đã được Sở Xây dựng Hà Tây thẩm định thiết kế cơ sở tại văn bản số 259/SXD-TĐ ngày 7/7/2008.
Khu dự án tòa tháp doanh nhân cỏ mọc um tùm
Đến ngày 15/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây có quyết định số 2461/QĐ-UBND duyệt Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân tại Hà Đông do Cty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô làm chủ đầu tư.
Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, tháng 4/2012 UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND về việc cho Cty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Tây Đô sử dụng 2.710m2đất tại đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông để tiếp tục thực hiện Dự án xây dựng Tòa nhà hỗn hợp tháp doanh nhân.
Công trường bỏ hoang, không một bóng công nhân
Video đang HOT
Dự án xây dựng trên diện tích 1.370 m2 với tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 1.200 tỷ đồng. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, công trình có tổng diện tích sàn xây dựng là 70.000m2, chiều cao 52 tầng trong đó có 5 tầng hầm và 45 tầng nổi, 2 tầng lửng.
Chiều cao tòa nhà là 168m. Dự án được thiết kế phù hợp gồm 270 căn hộ cao cấp, có diện tích từ 75-95m2, 100-135m2, trên 200m2, đáp ứng nhu cầu nhà ở cao cấp cho hơn 1.000 người. Ngoài ra, công trình còn có hàng nghìn m2văn phòng, khách sạn và trung tâm thương mại phục vụ cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và vui chơi giải trí khác.
Năm 2010, Tập đoàn Anh Quân Strong, Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Tây Đô, đã tổ chức lễ khởi công dự án được coi toà tháp Doanh nhân cao nhất Việt Nam.. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2013.
Khi hoàn thành tòa tháp Doanh nhân sẽ là điểm nhấn Trung tâm văn hóa, du lịch, dịch vụ, vui chơi, giải trí, hoạt động kinh doanh, thương mại, hoạt động cộng đồng dân cư ở phía Nam Hà Nội.
Tòa tháp khi hoàn thành sẽ tạo ra diện mạo mới cho quận Hà Đông nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Nơi đây còn được chủ đầu tư xem là một biểu tượng phát triển, hội tụ của giới doanh nhân Hà Nội.
Tuy nhiên, sau 4 năm, dự án của ông chủ của Tập đoàn Anh Quân Strong vẫn là một bãi đất hoang đầy cỏ dại. Cửa vào của bãi đất dự án được khóa kín, xung quanh được quây kín bằng những tấm tôn han gỉ. Các tấm biển quảng cáo giới thiệu dự án bên ngoài hàng rào bong tróc, công trường đóng cửa, không bóng công nhân. Điều đáng nói, dự án nằm ngay trước mặt tiền của một khách sạn lớn quận Hà Đông.
“Quả đắng” của thời bất động sản sốt nóng
Giống như một số vụ bê bối bất động sản vẫn đang kéo dài, năm 2011 năm 2011, nhiều khách hàng đã tố Công ty Tây Đô chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý đã tiến hành huy động vốn và khởi công công trình… Tháng 11/2009, Công ty Tây Đô ký hợp đồng góp vốn đầu tư với một số nhà đầu tư.
Nội dung hợp đồng ghi rõ, sau khi ký hợp đồng góp vốn 90 ngày, Công ty Tây Đô sẽ khởi công công trình, sau 12 tháng kể từ ngày khởi công hoàn thành xong móng công trình đến cốt 00 và chuyển sang làm hợp đồng mua bán nhà cho người mua với số lượng căn hộ tương ứng tại các sàn nhà ở trong Tòa nhà hỗn hợp tháp Doanh nhân.
Nếu theo đúng cam kết trong hợp đồng, tháng 3/2011 việc thi công móng công trình đến cốt 00 phải hoàn thành. Dự án chậm tiến độ, các nhà đầu tư góp vốn không còn tin tưởng vào đơn vị chủ đầu tư nên gửi đơn tới các cơ quan chức năng.
Ngày 22/11/2011, Thanh tra Xây dựng (quận Hà Đông) có văn bản kiểm tra công trình tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh nhân tại phường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội), thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô – Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Quân.
Ngày 3/2/2012, Thanh tra Bộ Xây dựng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 35 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô Tây Đô về hành vi “khởi công xây dựng công trình tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh nhân không có giấy phép xây dựng”.
Lê Tú
Theo Dantri
Điều chỉnh hầm Đèo Cả, "thừa" gần 4.000 tỷ đồng xây hầm mới
Với phương án mới về điều chỉnh hướng tuyến hầm đường bộ Đèo Cả, đơn vị triển khai dự án đã giảm được gần 4.000 tỷ đồng so với chi phí đầu tư ban đầu. Số tiền này cũng được chuyển đổi thành vốn BOT trong nước, thay vì phải đi vay nước ngoài.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trên công trường hầm đường bộ Đèo Cả
Hầm đường bộ Đèo Cả có chiều dài hơn 13,4km, trong đó phần hầm Đèo Cả dài gần 4km, nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa được xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) do Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả. Công trình thuộc Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 (QL1) đang được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai từ Hà Nội đến Cần Thơ.
Được khởi công từ tháng 11/2012, dự án ban đầu được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn vay nước ngoài với tính toán theo đơn giá của hầm đèo Hải Vân là khoảng 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích điều kiện thi công, chủ đầu tư đã điều chỉnh hướng tuyến của hầm đường bộ Đèo Cả theo phương án mới (tăng 1km chiều dài đường nhưng giảm 2km chiều dài hầm - PV) thì mức đầu tư dự án đã giảm đáng kể xuống còn 15.603 tỷ đồng. Đặc biệt, nguồn vốn đã được chủ đầu tư chuyển đổi từ vay của nước ngoài thành vốn BOT trong nước.
Chiều 24/7, khi đi kiểm tra công trình hầm Đèo Cả, Bộ trưởng GTVT Đinh La đã đánh giá cao việc thi công hầm đường bộ Đèo Cả theo phương án mới đã giúp tiết kiệm chi phí đầu tư gần 4.000 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng, đây là sự điều chỉnh hướng tuyến phù hợp làm tăng hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án, giảm thiểu rủi do các điều kiện địa hình và địa chất tạo ra.
Hầm đường bộ Đèo Cả đang được thi công xây dựng
Bộ trưởng Đinh La Thăng lưu ý về việc giải phóng mặt bằng chậm sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng công trình. Đối với một số vị trí mặt bằng cưỡng chế bất thành nhiều lần, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên cam kết sẽ giải phóng trong thời gian tới, đồng thời tính đến trường hợp phải bảo vệ thi công để đảm bảo tiến độ của dự án.
Về nhà thầu thi công, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhìn nhận 2 nhà thầu Công ty cổ phần Sông Đà 10 và Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô có năng lực, nhưng cũng nhắc nhở chủ đầu tư phải giám sát chặt chẽ các nhà thầu còn lại, không để nhà thầu yếu kém thi công tại công trình có vai trò đặc biệt quan trọng này.
Cũng trong đợt kiểm tra này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chấp thuận về mặt chủ trương cho phép Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả tiếp tục nghiên cứu đầu tư dự án hầm đường bộ qua đèo Cù Mông trên Quốc lộ 1, thuộc địa phận 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên bằng vốn dư của hầm Đèo Cả. Bộ trưởng yêu cầu đơn vị này nghiên cứu các phương án hiệu quả nhất trong việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ mới Cù Mông.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Mổ xẻ trách nhiệm "bộ chủ quản" của Vinaconex về đường ống nước sông Đà Để làm rõ hơn về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đường ống nước sông Đà - TCty Vinaconex - và các cơ quan liên quan, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ ủng hộ việc kiểm tra, thanh tra toàn bộ dự án. Đề cập đến việc xem xét, xử lý...