“Chém gió” chạy án để lừa tiền đô của vợ GĐ ngoại
Tháng 7/2009, theo yêu cầu của Lê Xuân Tạo, bà Mak Reasmey đã chuyển cho Tạo và đồng bọn tổng cộng 29.000 USD để chạy án cho chồng mình là Keosovan (Giám đốc lừa triệu đô người Campuchia, bị thụ án chung thân). Tuy nhiên, đã 2 năm trôi qua, vị giám đốc này vẫn chưa được “ hoàn lương”…
Lê Xuân Tạo tại cơ quan Công an
Tờ lịch trên bàn làm việc chỉ ngày 20/7/2012, đúng 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân nhưng khác với suy nghĩ của nhiều người, trong căn phòng nhỏ là nơi làm việc của Phòng 5 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm công việc của những người lính truy nã vẫn diễn ra tất bật.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Nguyễn Đình Hợp, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, Phòng 5 đã hoàn tất hồ sơ ban đầu, bàn giao đối tượng lừa đảo cho Phòng An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh – đơn vị ra lệnh truy nã đối tượng, tiếp tục thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.
Thượng tá Quản Trọng Quỳnh, Trưởng Phòng 5 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm kể cho chúng tôi nghe về hành trình đầy khó khăn, gian khổ truy bắt đối tượng lừa đảo theo hình thức vay tiền của tổng giám đốc người Campuchia mà cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh dày công điều tra, làm rõ bấy lâu nay.
Theo tài liệu trao đổi với Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, từ năm 2007, đối tượng Lê Xuân Tạo, 56 tuổi, trú tại xã Hưng Đạo, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, khi đó với tư cách là Giám đốc Xí nghiệp Tiền Phong, tỉnh Quảng Ninh đã giới thiệu cho một số người Việt Nam làm thủ tục vay tiền của Công ty KSV (Campuchia) do Keosovan làm Tổng Giám đốc. Theo tài liệu thu thập được, những người có nhu cầu vay tiền không những không vay được tiền mà còn bị Keosovan và đồng bọn chiếm đoạt 1,3 triệu USD.
Video đang HOT
Ngày 29/6/2009, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với đối tượng Keosovan về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, vụ án này đã được Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử và bị cáo Keosovan bị tuyên án tù chung thân.
Trở lại nội dung vụ án, lấy lý do quen biết rộng, một thời gian sau khi đối tượng Keosovan bị bắt giữ, Lê Xuân Tạo đã cùng một số đối tượng liên hệ với bà Mak Reasmey là vợ của đối tượng Keosovan đặt vấn đề, có thể chạy án để Keosovan được ra tù. Tin lời đường mật, bà Mak Reasmey đã đồng ý.
Tháng 7/2009, theo yêu cầu của Tạo, bà Mak Reasmey đã chuyển cho hắn và đồng bọn tổng cộng 29.000 USD để thực hiện hành vi chạy án cho Keosovan. Tuy nhiên, đã 2 năm trôi qua, chồng vẫn không được thả, tìm hiểu, bà Mak Reasmey mới biết bị lừa nên đã làm đơn tố cáo hành vi phạm tội của Tạo và đồng bọn với cơ quan chức năng.
Cuối năm 2011, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Xuân Tạo để điều tra về hành vi Môi giới hối lộ. Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với đối tượng Tạo tại xã Hưng Đạo, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nhưng hắn đã trốn khỏi nơi cư trú. Sau đó, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định truy nã đối với Lê Xuân Tạo.
Cũng theo các trinh sát Phòng 5, sau khi được giao nhiệm vụ, 2 cán bộ có kinh nghiệm là Thượng tá Nguyễn Văn Tiến và Trung úy Nguyễn Trọng Huy được giao nhiệm vụ vào TP Hồ Chí Minh để trao đổi thông tin với Công an TP Hồ Chí Minh. Lần theo các mắt xích, các anh đã có báo cáo đầy đủ với lãnh đạo Phòng 5 về tính chất nghiêm trọng của vụ án, để từ đây, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (C52) báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm chỉ đạo thành lập Ban chuyên án do lãnh đạo Cục Cảnh sát truy nã tội phạm làm Trưởng Ban, thành viên Ban chuyên án là lãnh đạo Phòng 5 Cục C52, Công an TP Hồ Chí Minh, Công an Quảng Ninh.
Quá trình phá án, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị Công an TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hưng Yên vào cuộc để truy tìm tung tích tên tội phạm cáo già này. Thu thập thông tin từ các mũi trinh sát, các điều tra viên Cục C52 đã lần theo những tung tích của Tạo.
Mặc dù đang bị Công an Việt Nam truy tìm ráo riết và ngôi nhà của Tạo đã bị ngân hàng phát mại, vợ con Tạo phải thuê nhà trọ để ở nhưng thỉnh thoảng Tạo vẫn lần mò về nơi ở mới của vợ con. Tạo chọn thời điểm về thăm vợ con thường là đêm khuya, lại trong một thời gian rất ngắn nên đã gây rất nhiều khó khăn cho các trinh sát trong quá trình bắt giữ.
Phối hợp đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngày 12/7, các trinh sát Phòng 5 Cục C52 đã phát hiện Tạo lẩn trốn tại nhà một phụ nữ tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sau khi xác định Lê Xuân Tạo đang lẩn trốn tại nhà của bạn, các trinh sát thuộc phòng 5 Cục C52 đã tiến hành bao vây, bắt đối tượng. Sau gần 5 tiếng phục kích, khoảng 2h, khi cả xóm làng đang chìm vào giấc ngủ, Tạo mới về nhà. Khi hắn vừa đẩy cửa thì đã bị tổ công tác phối hợp với Công an địa phương bắt giữ.
Ngay sau đó, tổ công tác áp giải Tạo về TP Hà Nội và qua đấu tranh khai thác, Lê Xuân Tạo đã thừa nhận bị Công an TP Hồ Chí Minh truy nã về tội Môi giới hối lộ và bước đầu khai nhận hành vi phạm tội của mình và đồng bọn. Ngay trong chiều 20/7, tổ công tác Công an TP Hồ Chí Minh đã di lý đối tượng Lê Xuân Tạo từ TP Hà Nội về TP Hồ Chí Minh
Theo CAND
Rộng mở đường về
Được sự giúp đỡ của lãnh đạo Tổng cục VIII - Bộ Công an, chúng tôi đến Trại giam Thạnh Hòa trong những ngày cuối tháng 5. Cái nắng nóng của mùa hè dịu hẳn bởi những cơn mưa đầu mùa nặng hạt. Sau khi tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo trại giam, nhóm PV Báo CATP được giới thiệu sang phân trại số 3 nằm tại xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, cách phân trại 1 (phân trại chính) gần 40km. Tại đây, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều phạm nhân (PN) nữ, mỗi người một hoàn cảnh nhưng trong họ đều có một khát khao cháy bỏng đó là học tập, cải tạo, mong sớm được sum họp với gia đình, người thân và trở thành những công dân có ích cho xã hội sau khi chấp hành xong bản án...
ƯỚC MỘT NGÀY BÊN MẸ
Nhìn vẻ bề ngoài, ít ai nghĩ PN Lê Thị Lan (SN 1966, ngụ P11Q6, TPHCM) chuẩn bị bước sang tuổi 50. Trong phân trại số 3 của Trại giam Thạnh Hòa, chị được xem là một "kiều nữ" bởi nét khả ái, dịu dàng và... rất trẻ. Lan muốn chôn thật sâu chuyện quá khứ. Với chị, đó là những ngày tháng huy hoàng và cũng là chuỗi ngày đầy giông tố. Từ một cửa hàng nhỏ bán tạp hóa, vợ chồng chị đã xây dựng lớn dần thành một doanh nghiệp tư nhân buôn bán nông sản mía đường và phân bón. Đến những năm đầu của thế kỉ 21, chị tự hào khi doanh nghiệp do chị làm giám đốc được xem là một trong tốp 6 "đại gia" lớn nhất về ngành mía đường tại TPHCM. Mỗi chuyến hàng đi về miền Tây hay miền Trung, doanh nghiệp của chị đều phải vận chuyển bằng đường thủy với giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng. Đang ăn nên làm ra, bỗng doanh nghiệp rơi vào bế tắc khi giá đường rớt một cách thê thảm. Bán tháo thì thua lỗ, chị quyết định giữ lại một lượng lớn để chờ giá lên. Đâu ngờ, quyết định sai lầm đã đẩy chị vào cảnh khuynh gia bại sản. Số tiền huy động và nợ các bạn hàng cứ lớn dần đến mức không còn khả năng chi trả. Tháng 4-2005, doanh nghiệp buộc phải ngưng hoạt động. Không lâu sau, nữ giám đốc một thời vang danh bị bắt và kết án về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Năm tháng qua đi, thời gian đã khỏa lấp giùm chị quá khứ và những lỗi lầm. Tính đến nay, chị đã cải tạo ở đây được 7 năm, cũng đúng bằng ấy thời gian chị sống trong nỗi nhớ thương, day dứt, ân hận. Luôn đau đáu trong chị là hình ảnh người mẹ già ở quê mà chị không được ở cạnh bên để chăm sóc, dù chỉ là bưng cho cụ chén cơm, ly nước, hay xoa cho cụ tí dầu nóng lúc trái gió trở trời nhức mỏi. Niềm an ủi lớn nhất của chị bây giờ là gia đình với người chồng cần cù, chịu khó và cô con gái đang độ tuổi trưởng thành. Chồng và con vẫn thường lên thăm và động viên chị, một số bạn hàng lúc trước thỉnh thoảng vẫn gửi lời thăm.
VỮNG TIN VÀO TƯƠNG LAI
Khác với "kiều nữ" Lê Thị Lan, PN Lý Tuyết Linh cũng tầm ở tuổi ấy, nhưng có lẽ sinh ra và lớn lên trên vùng đất nông thôn nên chị cũng đậm chất nông dân. Ánh mắt đượm buồn, chị tâm sự: "Tôi ở ấp Tân Bình, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An. Ngày ấy sao mà hạnh phúc đến thế, mâm cơm gia đình luôn đầy ắp tiếng cười của hai con nhỏ. Chỉ vì những suy nghĩ sai lầm mà tôi đã phải trả giá...".
Năm 2002, thấy nhiều người cần vốn để đáo nợ ngân hàng, Linh cùng với G. hùn vốn cho người khác vay để hưởng hoa hồng; đồng thời cũng đi "huy động vốn" để xoay vòng. Với tư cách là người chuyên cho vay, Linh dễ dàng vay mượn tiền của người khác. Từ năm 2004 cho đến tháng 10-2005, Linh và G. vay mượn của 31 người với số tiền lên đến gần 5 tỷ đồng. Riêng Linh từ năm 2002 cho đến cuối năm 2003, chị đã vay của 10 người với hơn 1 tỷ đồng. Mất khả năng chi trả, bị những người cho vay thưa kiện, Linh bị bắt về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt 15 năm tù giam về tội danh trên. Gần 7 năm chấp hành án, thời gian đủ để chị suy nghĩ về những gì mình gây ra trước đây. "Sau khi vào chấp hành án tại trại, tôi luôn cố gắng học tập và cải tạo thật tốt. Tôi biết rằng mình vẫn còn hữu ích cho gia đình, cho xã hội. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc để tôi có niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Không có gì hạnh phúc hơn khi mình cải tạo tốt để sớm được hưởng chính sách đặc xá của nhà nước" - chị Linh nói với ánh mắt rạng ngời niềm tin.
MƠ ƯỚC LÀM CHỦ QUÁN ĂN
Đầu năm 1998, Nguyễn Ngọc Thi được HTX tín dụng Tam Bình, Tân An, Long An phân công làm thủ quỹ. Sau thời gian làm tốt công việc được giao, Thi sớm được cấp trên tín nhiệm và giao đứng tên chủ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn kiêm đứng tên cá nhân thẻ tiết kiệm tại Ngân hàng Công thương Long An. Chính từ đây Thi đã sớm mắc phải những sai lầm mà chị phải trả giá sau này. Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Thi nhiều lần rút tiền của HTX tín dụng Tam Bình gửi Ngân hàng Công thương Long An và lập hợp đồng tín dụng khống chiếm đoạt gần 400 triệu đồng. Số tiền có được Thi đem mua sắm, chi tiêu vào mục đích cá nhân và cho người khác vay để lấy lời. Việc làm phạm pháp này nhanh chóng bị cơ quan chức năng phát hiện. Tháng 9-2004, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Nguyễn Ngọc Thi (SN 1971, ngụ TP. Tân An, tỉnh Long An) 13 năm tù tội "tham ô tài sản". "Ngày bị bắt và bị tòa tuyên phạt, tôi suy sụp hoàn toàn, mất phương hướng một cách trầm trọng. Mọi thứ có lẽ đã là dấu chấm hết, nhưng khi vào đây tôi như được hồi sinh. Ngoài sự quan tâm của giám thị, quản giáo trại giam, những người thân trong gia đình tôi cũng luôn lên thăm hỏi, động viên. Chính vì thế tôi luôn tin tưởng vào tương lai và cố gắng cải tạo thật tốt" - Thi trải lòng.
Chúng tôi hỏi: "Sau khi mãn hạn, trở về với cộng đồng chị sẽ chọn nghề gì để làm lại cuộc đời?". Không cần suy nghĩ lâu, PN Thi nói: "Ngoài nghề truyền thống của gia đình (gara xe ôtô), tôi sẽ phụ giúp chú, anh chị em của mình để phát huy truyền thống của gia đình. Nhưng mong ước của tôi vẫn là dành dụm một số tiền nho nhỏ để mở một quán ăn chuyên phục vụ các đám ma chay, cưới hỏi...". Nhìn vào hồ sơ khen thưởng, kỷ luật của PN Thi mới thấy được sự phấn đấu của chị trong suốt quá trình tại trại giam (4 lần được khen tặng, biểu dương; giảm án được 4 lần với thời gian giảm án là 3 năm).
GIA ĐÌNH LUÔN LÀ CHỖ DỰA
Phạm nhân nữ trẻ tuổi nhất mà chúng tôi gặp chính là Tô Thị Thanh Hưởng (SN 1980, ngụ TT Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Sau khi học xong Đại học Sư phạm Vĩnh Long với chuyên ngành Anh văn, Hưởng vào công tác giảng dạy tại một trường cấp 2 thuộc TT Châu Thành. Cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền đã biến Hưởng từ một cô gái chân phương ngày nào thành con người hoàn toàn khác. Lấy chồng (cũng làm giáo viên) và có một con gái (7 tuổi), cuộc sống gia đình Hưởng khá êm ấm hạnh phúc, mọi việc đổ vỡ khi CA đọc lệnh bắt chị về tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Thấy bạn bè cùng trang lứa có cuộc sống kinh tế thoải mái, Hưởng cũng muốn bằng chị bằng em. Không tiền, Hưởng nhắm mắt mượn tiền của đồng nghiệp để tiêu xài và trả nợ ngân hàng. Dù nhiều lần bị gia đình (mẹ và chồng) gặng hỏi, nhưng Hưởng đều nại ra rằng đó chỉ là tiền chơi hụi mà có. Số nợ càng lớn dần, mất khả năng chi trả, Hưởng nói dối những người cho vay là mượn tiền với mục đích đáo nợ ngân hàng, mua nhà đất và làm hồ sơ đi nước ngoài. Chỉ trong thời gian ngắn, cô giáo viên nhỏ nhắn ngày nào bỗng chốc trở thành con nợ lớn, số tiền vay mượn lên đến 1,5 tỷ đồng. Ngày bị bắt, Hưởng hụt hẫng, đau khổ đến tột cùng và vô cùng hối hận vì những gì mình đã gây ra cho gia đình, người thân và nhiều bạn bè đồng nghiệp. Mười hai năm tù là bản án mà Hưởng phải nhận lãnh cho tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", được đưa về phân trại 3 - Trại giam Thạnh Hòa từ cuối năm 2011, Hưởng chỉ biết cố gắng cải tạo thật tốt để sớm về với gia đình và làm lại cuộc đời. "Tôi thật sự tuyệt vọng và không còn là chính mình nữa, những gì mình đã gây ra thật không thể tha thứ, tôi muốn xa lánh tất cả mọi người, trốn chạy cái quá khứ rồ dại của mình. Thế nhưng được sự động viên của mẹ, chồng con và cả những cán bộ trại giam tôi mới dần lấy lại niềm tin. Tôi sẽ cố gắng cải tạo, học tập thật tốt và viết tiếp cuộc đời mình bằng một trang giấy mới..." - Hưởng chậm rãi tâm sự.
Tất cả những PN mà chúng tôi tiếp xúc đều để lại ấn tượng, mỗi người đều có một ước mơ, hoài bão riêng của mình. Họ vẫn ngày đêm học tập, cải tạo để sớm trở về bên người thân, gia đình và xã hội. Chúng tôi mong sao tất cả những PN không riêng gì họ hãy cố gắng thật nhiều để ngày trở về càng ngắn lại, để viết tiếp những trang sách mà mình còn viết dở, để thấy cuộc đời còn rất nhiều điều tốt để làm.
Theo CATP
Bà chủ lò gạch "chém gió" ở chốt cảnh sát, công nhân đấm nữ PV Nghe tin công nhân của mình bị bắt xe, bà chủ lò gạch đến chốt cảnh sát "chém gió" vô cùng tục tĩu. Sự việc xảy ra vào khoảng 18g00, ngày 8 - 6, khi tổ công tác đặc biệt Y1/141 do Trung tá CSGT Nguyễn Đức Chung làm tổ trưởng, chốt chặn tại nút giao thông Trường Lâm - Ngô Gia Tự...