Chém gần đứt bàn tay, bị cáo vẫn nhởn nhơ trốn phiên tòa
Trong lúc thấy vợ chồng dì, dượng cãi nhau, Thông dùng kiếm lao vào chém gần đứt bàn tay của người chồng. Vụ án xảy ra nghiêm trọng như vậy nhưng trong ngày xét xử tại TAND huyện Diễn Châu (Nghệ An), bị cáo lại vắng mặt không cần lý do.
Ngày 25/5, TAND huyện Diễn Châu đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “cố ý gây thương tích” đối với bị cáo Lê Quang Thông (SN 1988), trú tại xóm 7, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu.
Lật lại hồ sơ được biết, anh Mai Văn Sơn (SN 1972) và chị Lê Thị Hương (SN 1977) đều trú tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, kết hôn với nhau năm 1994. Cuộc sống vợ chồng những ngày đầu cơm lành canh ngọt. Họ cũng đã có với nhau hai mặt con. Thế nhưng, sau một thời gian dài chung sống, vì nhiều lý do, giữa hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn nên quyết định đưa nhau ra tòa ly dị.
Nhưng vì nghĩ đến con cái, sau một thời gian ly hồn, cả hai lại quay về sống với nhau như chưa từng xảy ra bất cứ chuyện gì.
Bị cáo vắng mặt không có lý do
Tuy nhiên, những bất đồng giữa hai người lại tiếp diễn. Đỉnh điểm của sự việc là vào khoảng 9h sáng ngày 18/11/2011, Sơn và chị Hương lại to tiếng với nhau. Khi hai người đang cãi nhau thì Lê Quang Thông – là cháu ruội của chị Hương xuất hiện.
Thấy dì và dượng cãi nhau, Thông không những nhảy vào can ngăn mà còn lấy một thanh kiếm lao vào chém một nhát vào cánh tay anh Sơn để bênh vực cho cô ruột mình. Nhát dao chém trúng sâu vào cổ tay trái của Sơn khiến nó gần đứt lìa. Rất may người dân có mặt can ngăn kịp thời và nhanh chóng đưa Sơn đi bệnh viện. Sau khi gây án, Thông đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Một tuần sau khi gây ra thương tích cho anh Sơn, đối tượng Lê Quang Thông được gia đình đưa đến công an huyện Diễn Châu để đầu thú. Tại cơ quan điều tra, Thông đã khai nhân toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Về phần anh Sơn, sau khi điều trị lành vết thương, anh được đưa đi giám định thương tật. Thời điểm giám định, anh Sơn bị tổn hại 25% về sức khỏe. Tiếp đó công an huyện Diễn Châu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Quang Thông.
Buộc HĐXX phải tuyên bố hoãn phiên tòa trước sự bức xúc của nhiều người.
Sau một thời gian điều tra, hoàn tất hồ sơ vụ án, đến ngày 25/5, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu đã tiến hành mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đối với bị cáo Lê Quang Thông. Tuy nhiên khi HĐXX và bị hại đã có mặt đầy đủ tại phiên tòa thì không thấy bóng dáng của bị cáo. Lực lượng an ninh cũng không hề có một ai.
Cuối cùng HĐXX buộc phải tuyên bố hoãn phiên tòa xét xử vì bị cáo vắng mặt không có lý do. Nhiều người dự phiên tòa bức xúc cho rằng phía CQĐT công an huyện Diễn Châu đã chủ quan không bắt tạm giam hoặc có biện pháp quản chế bị can để đến ngày xét xử, bị cáo vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn xem thường không đến dự phiên tòa mà không có một lý do nào.
Video đang HOT
Giang Uyên
Theo Infonet
Vụ án oan hiếp dâm: Bao giờ...?
Vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm, chờ đợi cùng với sự minh oan của pháp luật chính là "tin vui" về hạnh phúc riêng tư của ba chàng trai Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Lợi.
Tình yêu vượt lên định mệnh
Những ngày cuối năm, nhiều gia đình có nhu cầu sửa sang nhà cửa đón Tết nên công việc ở đại lý sơn của Nguyễn Đình Tình vô cùng tất bật. Đang thoăn thoắt điều hành công việc thì Tình có điện thoại, chàng "doanh nhân trẻ" bối rối nghe máy, đỏ mặt ngượng ngùng do sự có mặt của chúng tôi. Chủ nhân cuộc điện thoại là Thủy - "một nửa" của Tình.
Ba chàng trai trầm ngâm khi nghĩ về điều gọi là "hạnh phúc".
Thủy quê Yên Bái, nhân viên làm đẹp tại một cơ sở thẩm mỹ. Đầu năm 2010, một tối buồn ngồi lướt web, cô gái trẻ này đã được đọc câu chuyện oan khuất, éo le của Tình. Vô cùng xúc động và thương cảm, Thủy viết thư làm quen với Tình.
Ban đầu, sự tuyệt vọng, mặc cảm đã khiến Tình không dám mở lòng mình, nhưng rồi tình cảm chân thành của Thủy đã khiến anh thay đổi. Không biết từ bao giờ, Tình hồi hộp chờ mong những lá thư, những tin nhắn, điện thoại của cô gái chưa một lần gặp mặt nhưng lại rất đỗi gần gũi, thân thương.
Thế nhưng khi hẹn hò gặp gỡ, Tình vẫn không dám bày tỏ và đón nhận tình yêu của Thủy, vì anh sợ sẽ làm cho người yêu mình phải khổ. Nhưng Thủy bảo: "Em yêu anh và chỉ muốn sống bên anh trọn đời". Cô quả quyết rằng tình yêu của cô cũng là một liều thuốc nhiệm màu.
Dường như quá nhiều đau khổ, oan trái cũng khiến cho gia đình Tình phải hoài nghi về cô gái lạ bỗng dưng đem lòng yêu sống yêu chết anh con trai trưởng của gia đình. Nhưng khi tìm hiểu, chính bố mẹ Tình lại đắng lòng khi được biết gia đình Thủy lúc đầu cũng không đồng thuận với tình yêu của con gái vì thấy rõ những khó khăn thử thách mà Thủy sẽ phải đối mặt nếu gắn bó với Tình.
Nhưng trái tim Thủy đã quyết tâm, yêu là lấy, khổ thế nào cô cũng cam lòng. Tính cách mạnh mẽ của Thủy có nét tương đồng với Tình - nhất định kêu oan chứ không xin giảm án, thà tìm đến cái chết để tự minh oan chứ không chịu nhận tội để được khoan hồng. Có lẽ vì thế mà họ mê đắm và quyết tâm gắn bó trọn đời với nhau.
Mới đây, Tình và gia đình lên Yên Bái, thăm gia đình Thủy để hai họ nhận nhau, bàn chuyện trăm năm cho đôi trẻ. Tuy vậy, khi nói về chuyện tương lai, Tình vẫn ngập ngừng. Anh bảo, khi "quyền công dân" vẫn đang bị treo thì chẳng dám mơ đến chuyện gì cả, muốn làm đám cưới nhưng không có giấy tờ tùy thân, nhân thân chưa rõ ràng như vậy ai xác minh cho, sẽ đăng ký kết hôn thế nào đây? Khi tôi muốn xin một tấm ảnh của Tình và Thủy để đăng báo thì Tình đã từ chối khéo: "Để dịp khác đi chị, khi nào bọn em làm đám cưới, chắc chắn sẽ mời chị chung vui!".
Không thành duyên, chúng mình là bạn tốt
Trong số họ, có lẽ Nguyễn Đình Lợi là anh chàng đào hoa hơn cả. 10 năm trước, trong ba chàng thanh niên vương vòng lao lý thì Lợi là người duy nhất đã có mối tình đầu với một cô gái trên Cầu Gỗ tên Thương. Thương là cháu gái của thầy giáo Nguyễn Quý Long - chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm dạy nghề Phương Nam, nơi Lợi theo học nghề sửa chữa xe máy.
Dạo đó họ yêu nhau vụng dại "y như thời bao cấp", thậm chí anh mới chỉ dám nắm tay Thương có vài lần. Mối tình trong sáng như pha lê đó đã khiến đôi trẻ đau khổ một thời gian dài khi Lợi phải đi thi hành bản án oan, mang theo lời hứa đợi đẫm nước mắt của người yêu vào trại.
Khi Lợi về thụ án ở Trại Thanh Xuân, Thương vẫn tới thăm và lần nào cô cũng khóc. Dù Thương quyết tâm hứa đợi, nhưng Lợi biết con gái có thì, không thể để người ta phải khổ vì mình nên chính anh đã khuyên Thương hãy đi lấy chồng, đừng hoài công chờ Lợi nữa làm gì. Và những lần sau, khi biết Thương đến thăm thì anh dứt khoát tránh mặt, không ra gặp. Cho đến một ngày, con tim anh nhói đau nhưng ấm áp và thanh thản khi biết tin cô gái ấy đã lên xe hoa và có một gia đình hạnh phúc.
Khi được minh oan, điều khiến Lợi bất ngờ và cảm động nhất là suốt chục năm qua, Thương và gia đình cô vẫn theo dõi về vụ án oan của anh. Khi biết chú cháu Lợi sắp được minh oan, gia đình Thương mừng như đối với người thân của mình vậy.
Như một mối nhân duyên, chính bố mẹ Thương đã động viên Lợi học lại nghề sửa xe và còn vận động chuyên gia Nguyễn Quý Long (lúc này đã nghỉ hưu tại Trung tâm Phương Nam) đến "nằm vùng" tại tiệm sửa xe máy cổng Trường Đại học Thành Tây để giúp đỡ, dạy nghề cho Lợi và Kiên. Với sự chỉ bảo tận tình của thầy Long, đến nay cả Lợi và Kiên đều đã trở thành những tay thợ cứng.
Khi được hỏi về tình yêu hiện tại, cả Lợi và Kiên đều bối rối nói rằng "bọn em chưa chính thức". Nhưng khi chúng tôi võ đoán xem "bí mật" đó có phải có mặt trong dòng người dân Yên Nghĩa đứng dọc triền đê lộng gió vào chiều đông năm trước đón ba chàng trai được trở về với quê hương, gia đình sau 10 năm oan khuất hay không thì cả hai lúng túng và cười trừ.
Với họ, niềm vui chỉ như gió thoảng khi nghĩ đến ngày mai hạnh phúc, rồi họ lại buồn ngay trở lại khi đối mặt với nỗi oan như cái thòng lọng vẫn treo trên trên đầu chưa biết bao giờ mới cởi giải...
Tột cùng nỗi đau là niềm tin
Vụ án oan của ba chàng trai Yên Nghĩa xảy ra cách đây đã hơn 10 năm, với mức án oan đã được tuyên: Lợi 16 năm tù, Tình 14 năm tù và Kiên 11 năm tù. 10 năm bị tù oan, ba chàng trai và gia đình họ không thể nhớ hết họ đã gửi đi bao nhiêu lá đơn kêu oan, rất nhiều lá đơn rơi vào quên lãng và im lặng.
Nơi xảy ra vụ án 10 năm về trước.
Trong tột cùng nỗi đau khổ và tuyệt vọng như vậy thì họ vẫn sáng lên niềm tin vào công lý, rằng bản thân mình bị oan thì sẽ có ngày được pháp luật minh oan. Và thật cảm động khi vụ án oan của họ được vén màn, đưa ra ánh sáng nhờ một phụ nữ có số phận đặc biệt - đó là Lương y Nguyễn Thị Hồng với câu chuyện bí ẩn về huyệt trai tân.
Ngày 3/2/2010, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể đã ký quyết định kháng nghị vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Bản kháng nghị chỉ ra tới chín lỗi nghiêm trọng trong quá trình điều tra, xét xử vụ án, không có căn cứ để kết tội các bị cáo; đề nghị TAND tối cao xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm để hủy hai bản án, tuyên ba bị cáo không phạm tội "Cướp tài sản" và "Hiếp dâm". Nhờ vậy, lần lượt Tình, Lợi, Kiên được "thả tự do", chờ bản án giám đốc thẩm minh oan cho mình.
Theo quy định tại Điều 283 Bộ luật Tố tụng hình sự thì phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận được bản kháng nghị. Thực tế, vào đầu tháng 6/2010, phiên tòa giám đốc thẩm đã được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao mở (lần một) nhưng đã bị hoãn. Sau đó, TAND tối cao đã mở lại vào tháng 7 nhưng lại tiếp tục hoãn với lý do yêu cầu VKSND tối cao làm rõ một số vấn đề.
Từ đó đến nay, ba chàng trai cùng gia đình và dư luận quan tâm vụ án vẫn theo dõi, chờ đợi nhưng chưa thấy có thông tin về phiên tòa giám đốc thẩm vụ án.
Chờ đợi quá lâu, hai lần mở phiên tòa không đưa ra phán quyết đã khiến gia đình các chàng trai và dư luận bắt đầu hoang mang. Chẳng biết con em họ còn phải chờ đợi đến bao giờ, hay bi kịch lặp lại là phải chờ cả chục năm trời nữa? Bà Nguyễn Thị Hưng (mẹ Lợi) hỏi tôi với tâm trạng vô cùng lo lắng: "Liệu có xảy ra trường hợp không mở phiên tòa giám đốc thẩm không cô? Tôi sợ VKS rút lại kháng nghị...".
Tôi giải thích với bà, thực tế cũng có trường hợp phải rút lại kháng nghị, nhưng chắc chắn không thể xảy ra trong vụ án này. Bởi kháng nghị của VKSND tối cao đã chỉ ra tới chín vấn đề sai lầm nghiêm trọng về cả nội dung lẫn tố tụng, không có căn cứ kết tội Kiên, Tình, Lợi.
Mặt khác, vào tháng 8/2010 mới đây, Công an TP Hà Nội cho biết đã xác định được nghi phạm đích thực của vụ án xảy ra trên cánh đồng Yên Nghĩa 10 năm trước - chính là bằng chứng hiển nhiên, rõ ràng nhất khẳng định Kiên, Tình, Lợi đã bị oan.
Chúng tôi còn kể với bà Hưng câu chuyện trước đó, trao đổi riêng với PLVN, chính Phó Viện trưởng VKSND tối cao Lê Hữu Thể - người trực tiếp ký kháng nghị vụ án đã khảng khái cho biết: "Với chín căn cứ trong bản kháng nghị rất rõ ràng, tôi tin tưởng rằng, với tinh thần trách nhiệm và sự công tâm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ có quyết định đúng đắn, khách quan, công bằng và thuyết phục về vụ án". Nghe chuyện, bà Hưng có vẻ yên tâm nhưng vẫn buồn rười rượi...
Luật pháp và sự vô cảm
Ba chàng trai bùi ngùi kể lại, ngày họ được trở về với gia đình sau 10 năm bị tù oan, lũ lượt bà con Yên Nghĩa và các vùng lân cận, trong đó có người quen và cả những người không quen biết đều ra đứng dọc triền đê Yên Nghĩa chia sẻ, chúc phúc cho họ.
Những ngày tiếp sau đó, rất nhiều khách khứa, kể cả những người từ những miền xa đến chia vui, nhưng tuyệt nhiên họ không nhận được bất cứ sự thăm hỏi nào của chính quyền và Công an phường Yên Nghĩa nơi họ thường trú. Một số cán bộ điều tra Công an tỉnh Hà Tây (cũ) là người trực tiếp đẩy họ vào nỗi oan khiên thì tuyệt nhiên càng vắng bóng; nghe nói bây giờ những người đó đã giữ trọng trách cao hơn rồi.
Buồn lòng hơn, chúng tôi còn được biết vào tháng 11/2010, phường Yên Nghĩa còn định tiến hành cưỡng chế tháo dỡ, san bằng quán sửa chữa xe máy mà Kiên, Lợi đang dùng để mưu sinh. Ông Nguyễn Đình Lộc (bố Lợi) nghẹn giọng: "Mảnh đất này do gia đình tôi thuê của Hợp tác xã, có hợp đồng đàng hoàng. Con em chúng tôi trở về oan khuất như thế, chính quyền đã chẳng giúp gì lại còn gây khó dễ; hôm đó tôi còn nghe có người kích động "cứ tống hai thằng đó vào tù là xong"".
Ba chàng trai thì tỏ ra bao dung độ lượng hơn khi cho rằng ai quan tâm giúp đỡ thì họ cảm ơn, nhưng cũng chẳng trách cứ ai cho dù người đó đã đẩy mình vào lao lý, thống khổ chăng nữa. Họ muốn sống thật thanh thản, bình yên; thậm chí, họ bảo chỉ cần được pháp luật minh oan, bồi thường mà sẽ không theo kiện nữa, vì xét cho cùng có bồi thường bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng bù đắp được những năm tháng oan khuất đã qua.
Chúng tôi biết, sẽ có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phiên tòa giám đốc thẩm và việc minh oan cho Kiên, Tình, Lợi bị trì hoãn, trong đó có cả nguyên nhân về cơ chế. Tuy nhiên, với những người đã mất cả tuổi thanh xuân chỉ vì sự cẩu thả, tắc trách của một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật, thậm chí một người đã phải mang "án tử hình" do hệ luỵ của oan sai thì TAND tối cao cần phải giải quyết sự việc một cách khẩn trương, với tinh thần nhân văn và trách nhiệm cao hơn.
Thiết nghĩ, việc cần làm ngay bây giờ là Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần phải nhanh chóng đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm để có cơ sở pháp lý phục hồi các quyền công dân cho Kiên, Tình, Lợi và giải quyết các quyền lợi hợp pháp cho họ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Pháp Luật VN
Nỗi đau từ một mối tình vụng trộm Bị cáo Hoàng Chằn Vảng ngồi chờ nghị án. Phiên tòa xét xử vụ án giết người ở Lạng Sơn diễn ra vào sáng cuối cùng của năm 2010, trong tiết trời lạnh buốt. Tại một quán gần trụ sở TAND tỉnh, một cô gái trẻ đang bế một bé trai để mẹ bé đút cho ăn dè dặt hỏi tôi: "Anh cũng...