Check-in Sài Gòn: Chu du qua miền sống động
Nếu có một ngày không vướng bận công việc, bạn sẽ chọn thăm thú những nơi nào để sống trọn với Sài Gòn? Hãy tham khảo các địa điểm và hoạt động du lịch này để lên kế hoạch khám phá thành phố thật trọn vẹn nhé!
Nếu có một ngày không vướng bận công việc, bạn sẽ chọn thăm thú những nơi nào để sống trọn với Sài Gòn? Hãy tham khảo các địa điểm và hoạt động du lịch này để lên kế hoạch khám phá thành phố thật trọn vẹn nhé!
Sài Gòn – TP.HCM là một trong những thành phố náo nhiệt nhất cả nước. Ngay trong nội thành lẫn vùng ngoại ô, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy nhiều điểm tham quan, vui chơi “chill phết”, cung cấp vô vàn hoạt động trải nghiệm lý thú.
Ngồi trực thăng ngắm thành phố
Với các hành trình bay có thời lượng 20 phút, 40 phút, 50 phút hay 80 phút, bạn sẽ được thỏa sức trải nghiệm vẻ đẹp hào nhoáng, hiện đại của thành phố qua góc nhìn hoàn toàn mới mẻ từ không trung. Đây là một trong các sản phẩm du lịch mới được khai thác gần đây, do Sở Du lịch TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị lữ hành trên địa bàn nghiên cứu xây dựng.
Chuyến bay trực thăng sẽ đưa bạn dạo quanh thành phố, đi qua những điểm đến độc đáo như AEON Mall Tân Phú, AEON Mall Bình Tân, Đại học quốc tế RMIT, cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm, Bến Nhà Rồng, sông Sài Gòn, Landmark 81, khu du lịch Bình Quới… Ngắm thành phố trên những tầng trời, bạn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự phát triển phồn thịnh của mảnh đất này trong suốt nhiều năm qua, để từ đó thêm trân quý và yêu mến nơi đây.
Thưởng thức cà phê tại tòa nhà cao nhất Việt Nam
Khởi đầu ngày mới bên tách cà phê sáng thơm lừng là thú vui thường thấy của người Sài Gòn. Nhưng nếu khéo léo chọn địa điểm thưởng thức cà phê, bạn không chỉ được phê pha trong từng giọt đắng mà còn có thể thu vào tầm mắt trọn vẹn vẻ đẹp thành phố trong ánh hừng đông. Các quán cà phê tại Landmark 81 là những chốn dừng chân thú vị cho phép bạn trải nghiệm điều đó.
Bạn có thể tìm đến các dịch vụ F&B tại tầng 75, 76 hay 79 của tòa nhà để vừa thưởng thức đồ ăn thức uống, vừa phóng tầm mắt 360 độ ngắm trọn Sài Gòn từ độ cao hàng trăm mét. Ưu điểm của các quán đến từ việc sở hữu không gian rộng rãi, thoáng mát, cộng thêm khí chất sang chảnh toát lên từ những vật dụng bày trí đậm chất châu Âu, khiến những ai từng đặt chân đến đều không khỏi ngỡ ngàng.
Chèo SUP khám phá bán đảo Thanh Đa
Thời gian gần đây, chèo SUP hay còn gọi là chèo ván đứng đang dần trở thành môn thể thao dưới nước được nhiều bạn trẻ Sài thành ưa chuộng. Tuyệt vời hơn khi nó còn được kết hợp với trải nghiệm khám phá du lịch.
Bên cạnh sông Sài Gòn bao đời hiền hòa ôm lấy thành phố là bóng dáng của bán đảo Thanh Đa – nơi tọa lạc của tổ hợp rừng dừa nước tươi tốt, cách trung tâm thành phố 20 km, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng trên hành trình khám phá Sài Gòn của bạn.
Không gian bốn bề tĩnh lặng, những cơn gió mát mẻ lướt qua mặt sông, xung quanh là dừa nước ngọt thơm, từng nhịp chèo khua không chỉ giúp bạn vận động cơ thể mà còn mang đến cho bạn khoảnh khắc thư thái giữa chốn thiên nhiên, như một phép màu xóa tan mọi muộn phiền cuộc sống.
Video đang HOT
Check-in những địa điểm bí mật
Gọi là “bí mật” vì hầu như rất ít du khách biết đến và ghé qua những địa điểm này. Là thành phố có bề dày lịch sử hơn 300 năm, trải qua nhiều biến động và thăng trầm của thời cuộc, lẽ đương nhiên, Sài Gòn luôn chất chứa trong mình những bí ẩn chờ bạn khám phá.
1. Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954
Không quá thu hút truyền thông, di tích lịch sử quốc gia “Cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954″ nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Ngô Gia Tự (quận 10), là nơi lưu giữ dấu ấn hào hùng của một thời kháng chiến chống Pháp tại Sài Gòn. Nếu có dịp đi qua con đường này, bạn phải thật tinh mắt mới có thể nhìn thấy tấm bảng tên di tích được treo đầu hẻm.
Thoạt nhìn bên ngoài, cơ sở in ấn lịch sử này trông không khác gì nhà dân bình thường. Thế nhưng, những gì nằm bên dưới chiếc tủ gỗ bên trong ngôi nhà sẽ đưa bạn đến với một thế giới khác, nằm sâu trong lòng đất.
Bên trong cánh cửa tủ là một lối vào bí mật dẫn xuống lòng đất.
Đó chính xác là căn hầm in ấn tài liệu tuyên truyền của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn, với đầy những di vật được giữ gìn cẩn trọng đến hôm nay. Đến đây và tận mắt chứng kiến những dấu vết thời kỳ chiến đấu oanh liệt của các chiến sĩ Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn, bạn như được xuyên không trở về quá khứ và cảm nhận sâu sắc nỗi gian lao, cực nhọc thấm đượm trong từng tấc đất.
Bên trong căn hầm được phục dựng gần như hoàn chỉnh, miêu tả chính xác những hoạt động của các chiến sĩ Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn khi xưa.
2. Cơm tấm Đại Hàn – Cà phê Đỗ Phủ
Quán nhỏ nằm trên đường Đặng Dung (quận 1) cũng là điểm đến cho phép bạn trải nghiệm ngược dòng thời gian. Khách du lịch mỗi khi đến đây liền như thể bị cuốn vào vòng xoáy vô hình để trở về với Sài Gòn những năm 40 của thế kỷ trước.
Trước năm 1975, nơi đây là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (Năm Lai). Căn nhà khi đó được giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn bán cơm tấm, cà phê từ năm 1946, nhưng thực chất là nơi cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật… ra chiến khu.
Hiện nay, cơ sở của lực lượng Biệt động Sài Gòn năm nào vẫn thường xuyên mở cửa đón du khách thập phương. Không chỉ được thưởng thức cà phê ngon mà du khách còn được dịp chiêm ngưỡng những chứng tích của thời hoạt động cách mạng bí mật sôi nổi ngay giữa lòng nội ô đô thị.
Bên trong quán lưu giữ nhiều hiện vật của một thời kháng chiến hào hùng.
Đi du thuyền ngắm hoàng hôn cuối ngày
Bạn có nhớ lần cuối được nhìn ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của thành phố trong ánh hoàng hôn là khi nào không? Có lẽ, giữa những ngày hối hả với guồng quay cuộc sống, ánh tà dương cuối ngày diễm lệ nhưng không thể khiến trái tim bạn xuyến xao. Nhân lúc thảnh thơi, mời bạn thử một lần bước lên du thuyền để ngắm nhìn một Sài Gòn thật khác trong khoảnh khắc ngày chuyển giao đêm.
Đã bao lâu bạn chưa nhìn ngắm hoàng hôn ở Sài Gòn?
Ngồi du thuyền ngắm phố lên đèn cũng là một trong các hoạt động du lịch được Sở Du lịch thành phố triển khai trong những tháng gần đây. Với thời lượng 150 phút lênh đênh trên sông Sài Gòn êm dịu, hướng về Bến Nhà Rồng và cảng Tân Thuận, bạn không chỉ được ngắm hoàng hôn ngay trên boong du thuyền mà còn được thưởng thức ẩm thực ngon miệng.
Sau đó, du thuyền quay trở lại trung tâm thành phố, đưa bạn đi theo hướng cầu Thủ Thiêm 2 để ngắm những tòa cao ốc rực rỡ trong ánh đèn neon bắt mắt.
Cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn 150 năm trước
Những bức ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn do Émile Gsell chụp cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, phố xá đông đúc của vùng đất này khoảng 150 năm trước.
Trong cuốn Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã giới thiệu đôi nét về tiểu sử và tác phẩm của Émile Gsell (1838-1879) - nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn. Ông Hiệp cho biết Émile Gsell chụp rất nhiều hình ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn (chụp khoảng những năm 1875-1879). Trong ảnh là quang cảnh đường Rigault de Genouilly nay là đường Nguyễn Huệ. Chính tại con phố này, Gsell đã mở văn phòng nhiếp ảnh của mình. Vào thời Gsell hai bờ kênh trên phố mang hai tên khác nhau: Rigault de Genouilly và Charner. Đại lộ này sau chỉ mang tên Charner, khi con kênh tại đây được lấp đầy.
Ảnh một con tàu vận tải trên ụ nổi cảng Sài Gòn.
Một con phố ở Sài Gòn nơi những túp lều rơm và những ngôi nhà xây cùng tồn tại.
Quang cảnh Chợ Lớn cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập. Chợ Lớn là thủ phủ kinh tế của Nam Kỳ: tất cả lúa gạo trồng ở đồng bằng được vận chuyển đến đây bằng thuyền để xay xát và sau đó xuất khẩu. Kênh Bến Nghé (rạch Bến Nghé), chiều dài 3,1 km, là ranh giới tự nhiên kết nối giữa Chợ Lớn với Sài Gòn (nay là quận 4 và quận 1). Kênh bắt đầu từ ngã ba nơi giao với sông Sài Gòn và kết thúc tại ngã tư nơi giao với kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ và kênh Đôi.
Một bức ảnh chụp quang cảnh Chợ Lớn khác cho thấy cảnh tàu thuyền tấp nập cập bến.
Một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố. Những chiếc thuyền buồm và tàu chạy bằng hơi nước lớn của Châu Âu neo đậu trên sông.
Quang cảnh đường Charner nhìn ra sông Sài Gòn (sau thành đại lộ Charner, nay là Nguyễn Huệ, khi con kênh được lấp đầy). Có thể thấy biển hiệu của tòa nhà ở giữa hình ảnh có nội dung: "Khách sạn Sài Gòn".
Quang cảnh đường Charner đang xây dựng (nhìn từ phía sông Sài Gòn vào). Sau này tòa thị chính Sài Gòn được xây dựng ở phía cuối con đường.
Bức ảnh này cho thấy một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố.
Toàn cảnh Sài Gòn. Bức ảnh này được tạo thành từ ba bức ảnh của Gsell được dán lại với nhau.
Bức ảnh này cho thấy một phần cảng Sài Gòn trong những năm đầu người Pháp có mặt tại thành phố.
Quai de Commerce (Bến Thương Mại), sau này được đặt tên là Quai Le Myre de Vilers. Nó nằm không xa phố Rigault de Genouilly và phố Charner.
Anh chồng Sài Gòn miệt mài leo cây, săn ảnh sống ảo Bali cho vợ khiến dân mạng 'phát sốt' Hình ảnh người chồng trèo cây, tâm huyết săn ảnh đẹp cho vợ khi du lịch Bali (Indonesia) nhận được hàng chục ngàn lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Bức ảnh gây chú ý khiến cặp đôi rất bất ngờ. Vài ngày qua, bức hình ghi lại cảnh người đàn ông leo lên cây, cố gắng tìm kiếm góc ưng ý để...