Check-in những địa điểm ưa thích tại mũi đất Cà Mau
Từ TP. Cà Mau về ‘miền cuối trời’ huyện Ngọc Hiển, nhất là đến với Khu du lịch Mũi Cà Mau, du khách phương xa sẽ được trải nghiệm nhiều điều rất thú vị.
Ai về Cà Mau cũng 1 lần muốn đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc – nơi có mốc tọa độ cuối trời GPS-0001. Từ TP. Cà Mau, đi khoảng 100 km sẽ về đến xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Hiện đa số mọi người lựa chọn đi bằng đường bộ theo Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh.
Trên đường người đến có thể ngắm nhìn tán rừng đước, mắm đặc trưng và cảm nhận 1 phần về đời sống người dân vùng chuyên canh nuôi tôm.
Diện tích xã Đất Mũi nằm trong Vườn Quốc gia U Minh hạ. Nơi đây cũng có Khu du lịch Mũi Cà Mau – điểm đến thu hút du khách nhiều nhất tỉnh.
Video đang HOT
Từ cổng vào điểm đầu tiên du khách có thể tham quan là cột mốc đánh dấu điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên bộ.
Trong Khu du lịch còn có nhiều tiểu cảnh mang nét đặc trưng của Cà Mau, như biểu tượng con cua, tôm sú và cả cá thòi lòi.
Trong Khu du lịch Mũi Cà Mau còn có công trình Cột cờ Hà Nội, Đền thờ Vua Hùng và tượng Mẹ Âu Cơ.
Một trong những điểm du khách ưa thích chụp ảnh nhất là biểu tượng con tàu, gắn với 2 câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Xuân Diệu: “Tổ quốc tôi như một con tàu/Mũi thuyền ta đó – Mũi Cà Mau”.
Tại Trung tâm Khu du lịch, du khách có thể mua vé để đi trải nghiệm tour xuyên rừng trong Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên với bạt ngàn rừng đước, mắm, với đa dạng các loài hải sản sống dưới chân rừng và đời sống người dân vùng sông nước vùng Đất Mũi.
Khi ngồi trên ca nô, du khách sẽ thật sự được trải nghiệm cảm giác thú vị khi các “tay lái” chuyên nghiệp chạy với tốc độ cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Tại đây du khách được thưởng thức những món ngon đặc sản của vùng đất này như cua Cà Mau, cá thòi lòi – cá leo cây và đa dạng các loài thủy hải sản khác ở đia phương
Du khách có thể trải nghiệm ngay tại các hộ làm du lịch cộng đồng trong vùng lõi Vườn quốc gia, hoặc trên đường từ Khu du lịch trở về cũng có nhiều điểm phục vụ ẩm thực địa phương.
Ông Tạ Huỳnh Vĩnh Trường – Trưởng Ban Quản lý Khu du lịch Mũi Cà Mau cho biết khu du lịch sẽ tiếp tục phối hợp địa phương phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới, tập trung về trải nghiệm tại các khu vực có rừng nuôi thủy sản. Cùng với đó, hỗ trợ các hộ làm du lịch cộng đồng phát triển du lịch bài bản, bền vững và hiệu quả hơn.
Hòn Đá Bạc - thiên đường bị lãng quên
Kết thúc chuyến du lịch đến hòn Đá Bạc - một hòn đảo nhỏ nằm ven bờ, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, chúng tôi ra về trong tiếc nuối về một địa điểm du lịch đã không được đầu tư khai thác tốt.
Từ TP Cà Mau, xuôi theo đường Ngô Quyền, phường 9, đến tận hòn đảo này khoảng 42km. Hai bên đường chuối ken dày, xanh mướt. Thỉnh thoảng có khoảng trống lại hiện ra những khoảnh ruộng mạ đang nhu nhú tươi mới, mát mắt. Đường mới mở, phải qua nhiều ngã ba ngã tư, phải vận dụng "đường trong lỗ miệng" hỏi suốt. Mà như thế cũng hay hay... Mấy người bạn Sài Gòn thích mê với hình ảnh mít chín lủng lẳng trên cây, chạy suốt những quãng đường dài. Một trái mít, hai trái mít, có chùm ba bốn trái mít phơi ra sát tầm tay. Những cây cầu bêtông xinh xinh liên tục xuất hiện, dốc cao, phải trả về số một xe máy mới qua nổi. Người ngồi sau không xuống để "hưởng" cảm giác mạnh.
Trước khi đến hòn Đá Bạc, du khách nên dừng lại chợ Đá Bạc, một chợ không thể nhỏ hơn và quê hơn. Nơi đây bán những thức ăn quê, cây nhà lá vườn và hải sản. Giá cả cũng được. Nắng chói chang, biển hiện ra trước mặt. Hòn Đá Bạc hiện ra trước mắt du khách. Thì ra có đến hai hòn đảo mini nối với nhau và nối với đất liền bởi hai chiếc cầu. Xa xa, sắc xanh của cây rừng phủ lên những tảng đá tạo cho hòn đảo một vẻ đẹp riêng. Từng tảng đá to nhỏ chồng lên nhau, có khi rất ngẫu hứng. Và cây mọc trên ấy! Rễ cây tua tủa thả xuống...
Điều đáng tiếc là hòn đảo chưa được khai thác tốt một cách khoa học và phù hợp. Kiến trúc trên hòn chắp vá, không ăn nhập, thậm chí còn phá vỡ thiên nhiên hoang dã, tuyệt đẹp. Đảo quá nhỏ lại phải "gánh" những ý tưởng thiếu nghệ thuật, vụng về. Chẳng hạn, bước xuống đảo đã gặp nhau "rồng bêtông" uốn lượn nghênh đón, thật ngao ngán! Có người đã nhận xét: chẳng thà để hoang dại, tự nhiên lại hay hơn, nhẹ nhõm hơn.
Còn nữa, thờ phượng thần Phật ở đây cũng có vấn đề. Miếu thờ cá ông trên cao được quản lý như một dịch vụ hương khói: không có chuông, chẳng có người hướng dẫn và miếu do... nhà hàng quản lý! Từ miếu đi xuống biển phía dưới có tượng Phật tổ, người ta ăn nhậu búa xua trước Đức Phật mà chẳng ai nhắc nhở! Tượng cũng đặt rải rác nhiều nơi khác, thật không phù hợp, không tôn nghiêm.
Khách thưa thớt, khách sạn vắng tanh. Một nhân viên cho biết: đảo này tỉnh giao cho một doanh nghiệp khai thác, giờ Nhà nước sắp trả lại tiền cho doanh nghiệp để lấy lại, cho nước ngoài thuê cũng làm du lịch. Chờ xem người nước ngoài họ khai thác như thế nào. Còn bây giờ chỉ thấy tiếc thôi!
Đầm Thị Tường (Cà Mau) - Nơi trải nghiệm độc đáo Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) khoảng 40 km, cách thị trấn Sông ốc (huyện Trần Văn Thời) khoảng 15 km, đầm Thị Tường, nằm giữa 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân (phần thuộc huyện Cái Nước có diện tích 0,86 ha, không có dân sinh sống). Đầm Thị Tường có diện tích 700...