Check-in những di tích Chămpa cổ đẹp nhất miền Trung
Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832, các tỉnh ven biển dọc miền Trung từ Quảng Bình – Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên thuộc địa bàn của lãnh thổ văn hóa Chăm pa thời xưa.
Chính vì vậy mà ngày nay, nhiều di tích Chăm Pa ở khu vực miền Trung gần như còn nguyên vẹn, là niềm cảm hứng bất tận cho du khách Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
1. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Nằm cách thành phố Đà Nẵng tầm gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa cùng kiến trúc vô cùng độc đáo. Bị quên lãng trong một thời gian dài lên đến hàng thế kỷ, phải đến năm 1885 nơi đây mới được phát hiện và vào năm 1999 nơi này đã được UNESCO lựa chọn là di sản thế giới như một minh chứng duy nhất về nền văn minh châu Á đã bị biến mất.
Thánh địa Mỹ Sơn. Hình: Sưu tầm
Tổng thể thánh địa gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông – Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, chia nơi đây thành các cụm đền tháp nhỏ được đặt tên theo chữ cái Latinh A, B, C, D… Mỗi cụm di tích đều có tường gạch bao quanh, trung tâm là một tháp chính, và xung quanh sẽ có các tháp phụ hoặc các công trình phụ với kích thước nhỏ hơn, thấp hơn. Mỗi tháp có một chức năng riêng biệt, và thờ những vị thần theo tín ngưỡng của người Chăm Pa. Trong đó ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru, và các đền phụ sẽ thờ các vị thần trông giữ đất trời.
Những góc check-in cổ kính tuyệt đẹp. Hình: Sưu tầm
Ngoài ra, tại Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ có kiến trúc đền tháp độc đáo mà các giá trị về văn hóa tinh thần cũng vô cùng quý giá và đặc sắc bao gồm các lễ hội như lễ hội Kate – một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người Chăm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước,…
Bên trong các tháp ở Thánh địa Mỹ Sơn. Hình: Sưu tầm
2. Tháp Bánh Ít (Bình Định)
Tháp Bánh Ít tọa lạc trên một ngọn đồi thoải thuộc thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đây là một trong những cụm tháp lâu đời nhất còn sót lại tại Việt Nam. Quần thể di tích này gồm 4 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Độ cao từ điểm xây dựng các tháp so với mực nước biển chỉ tầm 100m. Điểm đặc biệt là cả quần thể tháp đều nằm trên một ngọn đồi với 200 bậc thang, bao quanh là một khu vườn rộng, vậy nên lên đến dù là thời tiết mùa hè thì bạn cũng có thể cảm nhận được những ngọn gió thổi lồng lộng.
Tháp Bánh Ít. Hình: Sưu tầm
Những bậc thang dẫn lên tháp Bánh Ít. Hình: Sưu tầm
Ngọn tháp này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 dưới thời trị vì của hai quốc vương là Harivarman IV và V, trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa có sự kết hợp của phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Vì vậy, tuy đậm nét nghệ thuật, văn hóa Chăm-pa cổ nhưng tháp Bánh Ít vẫn mang những nét rất riêng của vùng đất nơi đây. Các tòa tháp này đều được xây từ Di tích những viên gạch đỏ thô ráp nhưng những dưới sự tài ba của những người xây dựng đã tạo nên một vẻ đẹp vô cùng hài hòa và tự nhiên. Trên các bức phù điêu của tháp Bánh Ít được tạc họa nhiều hình người đầu voi, khỉ trong tư thế nhảy múa rất sinh động.
Góc nào lên hình cũng đẹp. Hình: Sưu tầm
Điểm check-in không nên bỏ lỡ khi đến Bình Định. Hình: Sưu tầm
3. Tháp Dương Long (Bình Định)
Tháp Dương Long nằm giữa địa phận của hai thôn An Chánh, xã Bình Tây và Vân Tương, xã Bình Hòa, tỉnh Bình Định. Nơi đây được ghi nhận là cụm tháp được xây bằng gạch cao nhất Đông Nam Á hiện còn tồn tại. Với chiều cao của tháp giữa lên tới 39m, hai tháp Bắc Nam có chiều cao lần lượt là 32m và 33m.
Tháp Dương Long. Hình: Sưu tầm
Cụm tháp ở đây đều có chung một nét thiết kế được chia thành ba phần rõ rệt là: đế, thân và mái tháp. Phần đế được xây khá cao, vững trãi, xung quanh thân tháp lại được trang trí rất nhiều những hoa văn họa tiết tinh xảo đặc trưng của người Chăm. Ngoài ra, phần mái đều được thiết kế xây dựng thành các tầng nhỏ dần, mỗi tầng lại được thể hiện với những họa tiết khác nhau như sư tử, voi, bò thần Nadin, rắn thần Naga… Tất cả những thứ đã tạo cho cụm tháp này một vẻ đẹp tinh tế, độc đáo chỉ có riêng ở nơi này.
Đây là cụm tháp được xây bằng gạch cao nhất Đông Nam Á hiện còn tồn tại. Hình: @________t.u.a.n___k.i.e.t_
Video đang HOT
Dù không thật sự xuất sắc như những di tích khác nhưng tháp Dương Long cũng là một điểm check-in độc đáo. Hình: @jessie.phan_
4. Tháp Nhạn (Phú Yên)
Tháp Nhạn nằm ngay trong lòng thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), bên bờ bắc sông Đà Rằng, đây là công trình kiến trúc của người Chăm rất nổi tiếng và ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Tháp Nhạn (Phú Yên). Hình: @cuongkhii
Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Điểm đặc biệt là tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần nhưng độ bền chịu nén, chịu va đập lại hơn gạch thường rất nhiều.
Tháp Nhạn nằm ngay trong lòng thành phố. Hình: Sưu tầm
Tháp Nhạn được làm từ những vật liệu đặc biệt. Hình: @cuongkhii
Ngoài ra, loại keo dùng để gắn kết những viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào đều được người xưa dùng bằng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể nâng đỡ cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm hiểu ra.
Tháp được thắp đèn rực rỡ vào buổi tối. Hình: Sưu tầm
5. Tháp Bà Ponagar (Khánh Hòa)
Tháp Ponagar nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái tại Nha Trang, là nơi thể hiện rõ nét nhất văn hóa của người Vương quốc Chăm Pa, thể hiện qua lối kiến trúc vô cùng đặc biệt, là dấu ấn vàng son cho thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ.
Tháp Ponagar. Hình: @cuongkhii
Khu di tích tháp Ponagar được chia làm 3 phân khu từ dưới lên trên tương ứng với 3 tầng kiến trúc. “Tầng thấp” là tầng đầu tiên của di tích, và hiện nay chỉ còn là những tàn tích như chân cột trụ, bậc đá, du khách sẽ khó nhận ra cho đến khi đến tầng cao hơn. “Tầng giữa” được gọi là mandapa, được hiểu là nhà khách, là nơi tiếp đón người dân đến sửa soạn đồ lễ, trang phục trước khi bước vào điện chính thực hiện các nghi thức cúng bái. “Tầng trên” cùng có thể coi là khá nguyên vẹn, có hai dãy tháp được bao bọc bởi bốn bức tường gạch, do tác động của thời gian và con người hiện nay chỉ còn lại 2 bức tường.
Điểm check in nổi tiếng khi đến Nha Trang. Hình: @anyamezenceva
Tháp Ponagar chịu nhiều tác động của thời gian. Hình: @dianasparrow
Tên tháp Bà Ponagar là chỉ ngọn tháp chính lớn nhất, người dân quen gọi nên lấy tên đó gọi cho cả quần thể khu tháp Ponagar. Ngọn tháp chính gồm 4 tầng cao tổng cộng 23 m thờ Ponagar, vợ của thần Shiva. Bên trong tháp được trang trí bằng nhiều hình điêu khắc bắt mắt mô tả các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng thời đó: cảnh săn bắn, cảnh chèo thuyền, cảnh múa hát …
Background siêu “xịn” cho những bức hình của bạn. Hình: @manheeya
6. Tháp Pôklong Grai (Ninh Thuận)
Tháp Pôklong Grai là cụm tháp Chăm tuyệt đẹp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đồi Trầu, thuộc địa phận đường Bác Ái, thành phố Phan Rang, Ninh Thuận.
Tháp Pôklong Grai. Hình: Sưu tầm
Kiến trúc Tháp Chàm Po Klong Garai bao gồm 3 tháp chính đó là tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Từ khi mới bước chân lên đồi Trầu, các bạn đã có thể nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của tháp chàm đứng sừng sững ở trên đỉnh. Càng đến gần, những đường nét tinh tế cùng lối kiến trúc độc đáo lại càng hiện rõ trước mặt. Hầu hết các tháp đều được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm, dính lại với nhau bằng dầu rái.
Hầu hết các tháp đều được xây từ loại gạch nung đến đỏ sẫm. Hình: Sưu tầm
Tháp Cổng chính là 2 cửa thông nhau theo trục Đông – Tây, có độ cao khoảng chừng gần 9m, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Nơi này cũng là cổng ra vào hành lễ, cúng tế và tiếp đón khách của vua khi xưa. Tháp Lửa có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa, mang đậm nét văn hóa Sa Huỳnh. Tháp Lửa cao 9,31 mét, dài 8,18m và rộng 5 mét, được thiết kế theo tín ngưỡng Bà La Môn. Đây là nơi cúng tế của tu sĩ, nơi để long bào, các vật dụng cần thiết của vua Chăm Pa. Di chuyển vào sâu hơn nữa chính là Tháp Chính, cao khoảng hơn 20m, thiết kế nhiều tầng. Xung quanh các góc của tháp đều được gắn các tượng đá thú và biểu tượng lửa. Bên trong thờ vị vua có nhiều công lớn trong công cuộc cai trị đất nước với biểu tượng Mukha – Linga.
Đường lên tháp. Hình: Sưu tầm
Những góc hình đẹp ở tháp Pôklong Grai. Hình: Sưu tầm
7. Tháp Chăm Poshanu (Phan Thiết)
Tháp Poshanu nằm trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách thành phố Phan Thiết khoảng 7km. Đây là một nhóm di tích đền tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 tại Vương quốc Chăm Pa cổ, thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa Chăm Pa. Sau đó được xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Poshanư – con vua Para Chanh.
Tháp Poshanu. Hình: Sưu tầm
Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ nhưng tháp Poshanu được chắt lọc những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kì bí, trở thành một tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai – kiểu kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa.
Tháp Poshanu là một tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Hình: Sưu tầm
Cấu trúc gồm 3 tháp: Tháp chính A có 4 tầng, càng lên cao diện tích càng thu nhỏ lại và bớt đi những yếu tố kiến trúc của tầng dưới. Trong tháp hiện còn thờ biểu tượng sinh lực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối. Tháp phụ B nằm riêng nhích về hướng Bắc, cao khoảng 12m, kiến trúc cơ bản giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Tháp phụ C dùng để thờ thần lửa, hiện chỉ còn lại với 1 chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc.
Check-in Tháp Poshanu. Hình: Sưu tầm
Ngoài ra, ở tháp còn diễn ra những lễ hội chính như lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang được tổ chức vào tháng giêng âm lịch ngay dưới chân tháp Pôshanư, lễ hội Katê với nhiều tiết mục đặc sắc được diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch,…
Tháp Poshanu vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo. Hình: Sưu tầm
Những địa danh nghỉ mát nổi tiếng nhất Việt Nam thời xưa
"Nghỉ mát tại nhà" với những địa danh du lịch nổi tiếng ở nước ta thời kì Pháp thuộc. Nói đến địa điểm nghỉ mát tại Việt Nam, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến biển Nha Trang, Sa Pa, Đà Lạt...
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi cách đây hàng trăm năm về trước, các địa danh trên trông như thế nào chưa? Liệu trước đây chúng có phải các địa danh du lịch như ngày nay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua chùm ảnh độc có 1- 0- 2 dưới đây.
1. Sa Pa (Lào Cai) Sa Pa (trong tiếng Pháp là Chapa) đã được người Pháp khai thác làm địa điểm nghỉ mát từ năm 1915. Cái tên Sa Pa vốn xuất phát từ tiếng Quan Thoại (Trung Quốc), có nghĩa là "bãi cát", ý dùng để ám chỉ bãi cát nơi mà người dân thường họp chợ.
Toàn cảnh Sa Pa thập niên 1900 nhìn từ trên cao.
Năm 1920, khi tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa trở thành "thủ đô mùa hè" của miền Bắc và là nơi nghỉ dưỡng ưa thích của các quan chức Pháp tại thuộc địa. Ước tính, đã có gần 300 biệt thự Pháp được xây dựng ở đây.
2. Tam Đảo (Vĩnh Phúc) Tam Đảo được người Pháp biết tới từ năm 1904 sau khi họ tìm ra Thác Bạc ở độ cao 912m so với mặt nước biển. Nhằm biến địa danh này thành một khu nghỉ dưỡng trên núi, chính quyền Pháp khi đó đã cho xây dựng một thị trấn phục vụ du lịch ở đây.
Núi Tam Đảo chụp từ trên cao. Anh: toidi.net
Một khu nghỉ dưỡng mang phong cách kiến trúc châu Âu đã từng ngự trị tại đây.
Người ta ước tính có tổng cộng 163 ngôi biệt thự mang kiến trúc châu Âu đã được xây dựng ở Tam Đảo. Chỉ trong vài năm, nơi đây trở thành khu du lịch nổi tiếng dành cho các quan chức thuộc địa.
Một khách sạn có tiếng thời đó ở Tam Đảo.
Ảnh chụp địa danh Thác Bạc.
Theo những ghi chép còn sót lại, khí hậu Tam Đảo rất dễ chịu, phù hợp với những chuyến nghỉ dưỡng từ tháng 6 đến tháng 9.
3. Đồ Sơn (Hải Phòng) Khác với các địa danh nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta thập niên 1900, Đồ Sơn là một trong số ít các nơi được biết đến từ trước khi thực dân Pháp tới Đông Dương.
Dưới thời phong kiến, Đồ Sơn đã có mặt trên bản đồ của các nhà hàng hải Anh và Hà Lan khi tới buôn bán tại xứ An Nam với cái tên Batsha (Batshaw). Thực chất, đây là vị trí của một ngôi làng chài nhỏ ở Đồ Sơn ngày nay.
Trong cuốn Du hành và Khám phá năm 1688 của William Dampier, cư dân Đồ Sơn không chỉ làm nghề chài lưới mà còn kiêm luôn cả việc hoa tiêu dẫn đường cho thuyền buôn nước ngoài tới miền Bắc nước ta giao thương.
Đồ Sơn không hổ danh là một trong những bãi tắm đẹp nhất Đông Dương.
Tuy nhiên, chỉ tới khi chính quyền thuộc địa Pháp ráo riết xây dựng các khu nghỉ mát cho quan lại chính quốc, tiềm năng của Đồ Sơn mới được khai thác hết. Cùng với Sầm Sơn, nơi đây trở thành một trong hai bãi biển đẹp nhất Liên bang Đông Dương thời bấy giờ.
4. Sầm Sơn (Thanh Hóa)
Sầm Sơn từng là một trong những bãi biển đẹp nhất Đông Dương những năm đầu thế kỷ XX. Sau khi được đưa vào hoạt động thí điểm năm 1905 và năm 1906, nơi đây bị một trận bão nhiệt đới tàn phá nặng nề, kéo theo dư âm là dịch sốt rét khủng khiếp.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, bãi biển này khôi phục được danh tiếng và thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây nghỉ mát bởi sự sạch sẽ, không khí biển mát, bãi cát phẳng và mịn nhất nhì Đông Dương thời bấy giờ.
Bãi cát phẳng, mịn trải dài nhiều cây số ở Sầm Sơn.
5. Đà Lạt (Lâm Đồng) Năm 1897, bác sĩ Alexandre Yersin đã gợi ý cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chọn cao nguyên Lâm Viên làm vùng đất lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp ở miền Trung. Kể từ đó, thành phố Đà Lạt bắt đầu được xây dựng theo phong cách kiến trúc của châu Âu.
Thành phố Đà Lạt chụp từ góc nhìn trên hồ Xuân Hương.
Tới thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh. Nguyên nhân là bởi người Pháp ở Đông Dương không thể trở về nước do Chiến tranh Thế giới thứ II đang diễn ra.
Đà Lạt nhanh chóng trở thành một "tiểu Paris" - thủ đô mùa hè của toàn Liên bang Đông Dương - nơi người Pháp tìm tới để tận hưởng khí hậu ôn đới giống như quê nhà.
Vẻ đẹp cổ kính mang tên Tháp Bà Ponagar Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 người Chăm sinh sống, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... Vì vậy các công trình kiến trúc,nhà ở của người Chăm cũng được hình thành từ những mảnh đất này. Trong...