Check-in khu rừng đá sắc như dao, hiểm trở nhất thế giới
Rừng đá Tsingy được mệnh danh là một trong những nơi có địa hình hiểm trở nhất thế giới bởi hàng loạt tháp đá dựng đứng, sắc như lưỡi dao.
Rừng đá Tsingy nằm dọc bờ biển phía Tây của Madagascar với những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có độ cao lên tới 50m, có tháp đá còn cao hẳn 70m
Tsingy được người dân địa phương đặt ra mang ý nghĩa là “nơi không thể đi bộ” ở Malagasy
Bên dưới những “lưỡi dao chọc trời” là hẻm núi, hang động, cũng là chỗ trú ẩn lý tưởng cho các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng
Khu rừng này được hình thành vào khoảng 200 triệu năm trước khi quá trình biến động địa chất diễn ra, hình thành nên các ngọn đá sắc nhọn như bây giờ
Rừng đá Tsingy phía bắc là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng gần 531 km
Phía nam là Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha, rộng 666 km2, gần bờ biển phía tây Madagascar
Mặc dù địa hình vô cùng hiểm trở, các “lưỡi dao đá” có thể cắt bất cứ thứ gì một cách dễ dàng nhưng nơi đây luôn được các du khách mạo hiểm muôn được khám phá, check-in
Rừng đá Tsingy chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1990
Vườn quốc gia Bù Gia Mập và ước mơ... xanh!
Ngày xuân là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên gia đình, thăm hỏi người thân, bạn bè.
Thế nhưng, vì sự bình yên cho những cánh rừng và muông thú, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước vẫn cần mẫn làm việc, ngày đêm lặn lội khắp cánh rừng tuần tra, canh giữ 'lá phổi xanh' của vùng Đông Nam Bộ.
Video đang HOT
Vườn quốc gia Bù Gia Mập mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng - Ảnh: Kiều Đình Tháp, Trường Giang
Gió thổi mạnh khiến những cành, lá va chạm vào nhau nghe xào xạc, như reo mừng chúng tôi đến với rừng. Cùng đi với Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa kiểm tra việc phòng, chống cháy rừng và chúc tết sớm các trạm kiểm lâm, nhìn những đàn khỉ rung cành đùa giỡn trên tán cây, tiếng chim rừng hót ríu rít, tôi bày tỏ: "Ở trong rừng yên bình quá, anh ha!". Anh Hòa cười trả lời: "Thấy vậy thôi, chứ anh em ở đây lúc nào cũng áp lực. Dịp tết thì càng áp lực hơn, dường như không có thời gian nghỉ, cả ngày lẫn đêm đều phải trực phòng, chống cháy và bảo vệ rừng...".
Diện tích rừng được bảo vệ tốt
Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa chia sẻ: Năm 2023, điều khiến Chi bộ, Ban Giám đốc vườn cảm thấy vui là rừng được bảo vệ tốt, không bị xâm hại. Các vụ việc vi phạm lâm luật cũng giảm. Điều đó có nghĩa là mọi người ngày càng yêu rừng hơn.
Cây di sản tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập - Ảnh: Thanh Trà
"Hiện nay, chúng tôi ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với hơn 600 hộ nhận khoán ở 10 cộng đồng là các thôn vùng đệm thuộc 3 xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Các cộng đồng muốn nhận bảo vệ nhiều hơn diện tích được giao, nhưng do phải chia sẻ đều để cùng chung trách nhiệm nên không đáp ứng mong mỏi của bà con được. Nhưng đó cũng là niềm vui, cho thấy người dân nơi đây đã thực sự ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng. Nếu không có các cộng đồng, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi lực lượng kiểm lâm mỏng, diện tích rừng lớn, đường đi hiểm trở, chưa nói là các đối tượng xấu ở khu vực giáp ranh vẫn âm thầm theo dõi, chỉ cần sơ hở là mất rừng ngay!" - Giám đốc Hòa nhấn mạnh.
Nhiều tin vui mới
VQG Bù Gia Mập là cánh rừng nguyên sinh liền khoảnh lớn nhất của tỉnh Bình Phước với diện tích gần 26.000 ha, độ che phủ hơn 90%, phần lớn là rừng tự nhiên với 2 kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Hai kiểu rừng này tạo nên tính đa dạng của các loài thực vật, từ đó tạo sinh cảnh thuận lợi cho nhiều loài động vật phát triển.
Thác Đắk Bô, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn rất nhạy cảm. Một số tiểu khu vùng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông và biên giới Việt Nam - Campuchia luôn là điểm "nóng" về công tác bảo vệ rừng, đường đi rất khó khăn... Thế nên, tất cả lực lượng chức năng nơi đây đều phải luôn cảnh giác và đặt ra mục tiêu quyết tâm bảo vệ rừng thật tốt. Thời gian qua, bên cạnh 10 trạm kiểm lâm, đơn vị đã lập thêm nhiều chốt nằm sâu trong rừng để bảo vệ an toàn cho những cánh rừng. Nhờ đó, tài nguyên rừng được bảo vệ nguyên vẹn, không xảy ra cháy rừng.
Trong năm 2023, VQG Bù Gia Mập được công nhận là khu du lịch sinh thái cấp tỉnh, đạt tiêu chí đề cử di sản thiên nhiên cấp quốc gia và khu vườn di sản ASEAN (AHP). Hiện tỉnh Bình Phước và Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đang khảo sát lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận vườn là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới" với vùng lõi là toàn bộ VQG Bù Gia Mập hiện hữu; vùng đệm và vùng chuyển tiếp bao gồm huyện Bù Đốp, Lộc Ninh và một phần của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Điều đáng mừng là lượng khách đến du lịch trải nghiệm tại vườn năm 2023 đạt khoảng 6.300 lượt, tăng hơn 1.300 lượt so với năm 2022. Những ngày đầu năm 2024, thác Đắk Mai 1, thôn 8, xã Bù Gia Mập nằm liền kề VQG vào top 7 điểm du lịch sinh thái có cảnh đẹp ấn tượng năm 2023 do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức bình chọn. Đó là những tín hiệu vui cho du lịch sinh thái ở VQG trong thu hút khách tham quan.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập ngày càng có đông du khách tìm đến vui chơi, dã ngoại - Ảnh: Trường Giang
Đón tết ở... rừng
Đến Trạm kiểm lâm Đắk Trang, chúng tôi thấy những ba lô áo quần, đồ đạc, gạo, thức ăn và cả những chiếc bánh chưng, bánh tét chuẩn bị theo các anh vào rừng. Ở đây, không khí tết đến, xuân về rõ ràng hơn khi cành mai được trang trí trước thềm; bàn thờ Bác Hồ cũng có hoa trái và bánh tét, bánh chưng.
Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập Vương Đức Hòa thăm, động viên, tặng quà tết cán bộ, nhân viên Trạm kiểm lâm Đắk Trang - Ảnh: Ngọc Thảo
Tâm sự với các anh, chúng tôi hiểu, ai cũng rất muốn về sum vầy bên tổ ấm, gia đình và bạn bè dịp tết, nhưng vì nhiệm vụ giữ rừng nên đành tiếp tục lỗi hẹn. Anh Đinh Duy Thắng, Phó trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang cho hay: Chúng tôi chia làm 2 ca trực để bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, 100% danh sách trực tuân thủ nghiêm 24/24 giờ giữ rừng, phòng chống cháy rừng, không để "lâm tặc" lợi dụng các dịp lễ, tết vào khai thác rừng trái phép.
Anh Đinh Duy Thắng, Phó Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang trang trí cành hoa đào ngày xuân - Ảnh: Ngọc Thảo
Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng tuy phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập nhưng không làm các anh nản chí, mà càng gắn bó với rừng hơn. Rất nhiều kỷ niệm khó quên đọng lại với các anh trong những thời điểm đón xuân nơi đại ngàn xanh thẳm. Có người hơn 20 tết không được vui đón giao thừa cùng gia đình; có người hơn 40 tuổi vẫn "ế", chưa tìm được nhân duyên. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc hành hung cán bộ kiểm lâm khiến một số người không khỏi dao động... Đó cũng là những trăn trở của lãnh đạo Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập.
Chia tay những người bảo vệ rừng ở VQG Bù Gia Mập, chúng tôi hiểu rằng, dẫu tết có xa nhà, thực hiện nhiệm vụ nơi non cao, rừng thẳm, đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng tình yêu rừng đã giúp họ chiến thắng tất cả. Để những bước chân không biết mỏi ngày đêm băng rừng, lội suối canh giữ, bảo vệ bình yên cho đại ngàn.
Ngày xuân là dịp để mọi người sum họp, quây quần bên gia đình, thăm hỏi người thân, bạn bè.
Thế nhưng, vì sự bình yên cho những cánh rừng và muông thú, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước vẫn cần mẫn làm việc, ngày đêm lặn lội khắp cánh rừng tuần tra, canh giữ 'lá phổi xanh' của vùng Đông Nam Bộ.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng - Ảnh: Kiều Đình Tháp, Trường Giang
Gió thổi mạnh khiến những cành, lá va chạm vào nhau nghe xào xạc, như reo mừng chúng tôi đến với rừng. Cùng đi với Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa kiểm tra việc phòng, chống cháy rừng và chúc tết sớm các trạm kiểm lâm, nhìn những đàn khỉ rung cành đùa giỡn trên tán cây, tiếng chim rừng hót ríu rít, tôi bày tỏ: "Ở trong rừng yên bình quá, anh ha!". Anh Hòa cười trả lời: "Thấy vậy thôi, chứ anh em ở đây lúc nào cũng áp lực. Dịp tết thì càng áp lực hơn, dường như không có thời gian nghỉ, cả ngày lẫn đêm đều phải trực phòng, chống cháy và bảo vệ rừng...".
Diện tích rừng được bảo vệ tốt
Giám đốc Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập Vương Đức Hòa chia sẻ: Năm 2023, điều khiến Chi bộ, Ban Giám đốc vườn cảm thấy vui là rừng được bảo vệ tốt, không bị xâm hại. Các vụ việc vi phạm lâm luật cũng giảm. Điều đó có nghĩa là mọi người ngày càng yêu rừng hơn.
Cây di sản tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập - Ảnh: Thanh Trà
"Hiện nay, chúng tôi ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với hơn 600 hộ nhận khoán ở 10 cộng đồng là các thôn vùng đệm thuộc 3 xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Các cộng đồng muốn nhận bảo vệ nhiều hơn diện tích được giao, nhưng do phải chia sẻ đều để cùng chung trách nhiệm nên không đáp ứng mong mỏi của bà con được. Nhưng đó cũng là niềm vui, cho thấy người dân nơi đây đã thực sự ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng. Nếu không có các cộng đồng, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi lực lượng kiểm lâm mỏng, diện tích rừng lớn, đường đi hiểm trở, chưa nói là các đối tượng xấu ở khu vực giáp ranh vẫn âm thầm theo dõi, chỉ cần sơ hở là mất rừng ngay!" - Giám đốc Hòa nhấn mạnh.
Nhiều tin vui mới
VQG Bù Gia Mập là cánh rừng nguyên sinh liền khoảnh lớn nhất của tỉnh Bình Phước với diện tích gần 26.000 ha, độ che phủ hơn 90%, phần lớn là rừng tự nhiên với 2 kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Hai kiểu rừng này tạo nên tính đa dạng của các loài thực vật, từ đó tạo sinh cảnh thuận lợi cho nhiều loài động vật phát triển.
Thác Đắk Bô, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn rất nhạy cảm. Một số tiểu khu vùng giáp ranh với tỉnh Đắk Nông và biên giới Việt Nam - Campuchia luôn là điểm "nóng" về công tác bảo vệ rừng, đường đi rất khó khăn... Thế nên, tất cả lực lượng chức năng nơi đây đều phải luôn cảnh giác và đặt ra mục tiêu quyết tâm bảo vệ rừng thật tốt. Thời gian qua, bên cạnh 10 trạm kiểm lâm, đơn vị đã lập thêm nhiều chốt nằm sâu trong rừng để bảo vệ an toàn cho những cánh rừng. Nhờ đó, tài nguyên rừng được bảo vệ nguyên vẹn, không xảy ra cháy rừng.
Trong năm 2023, VQG Bù Gia Mập được công nhận là khu du lịch sinh thái cấp tỉnh, đạt tiêu chí đề cử di sản thiên nhiên cấp quốc gia và khu vườn di sản ASEAN (AHP). Hiện tỉnh Bình Phước và Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đang khảo sát lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận vườn là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới" với vùng lõi là toàn bộ VQG Bù Gia Mập hiện hữu; vùng đệm và vùng chuyển tiếp bao gồm huyện Bù Đốp, Lộc Ninh và một phần của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Điều đáng mừng là lượng khách đến du lịch trải nghiệm tại vườn năm 2023 đạt khoảng 6.300 lượt, tăng hơn 1.300 lượt so với năm 2022. Những ngày đầu năm 2024, thác Đắk Mai 1, thôn 8, xã Bù Gia Mập nằm liền kề VQG vào top 7 điểm du lịch sinh thái có cảnh đẹp ấn tượng năm 2023 do Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức bình chọn. Đó là những tín hiệu vui cho du lịch sinh thái ở VQG trong thu hút khách tham quan.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập ngày càng có đông du khách tìm đến vui chơi, dã ngoại - Ảnh: Trường Giang
Đón tết ở... rừng
Đến Trạm kiểm lâm Đắk Trang, chúng tôi thấy những ba lô áo quần, đồ đạc, gạo, thức ăn và cả những chiếc bánh chưng, bánh tét chuẩn bị theo các anh vào rừng. Ở đây, không khí tết đến, xuân về rõ ràng hơn khi cành mai được trang trí trước thềm; bàn thờ Bác Hồ cũng có hoa trái và bánh tét, bánh chưng.
Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập Vương Đức Hòa thăm, động viên, tặng quà tết cán bộ, nhân viên Trạm kiểm lâm Đắk Trang - Ảnh: Ngọc Thảo
Tâm sự với các anh, chúng tôi hiểu, ai cũng rất muốn về sum vầy bên tổ ấm, gia đình và bạn bè dịp tết, nhưng vì nhiệm vụ giữ rừng nên đành tiếp tục lỗi hẹn. Anh Đinh Duy Thắng, Phó trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang cho hay: Chúng tôi chia làm 2 ca trực để bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, 100% danh sách trực tuân thủ nghiêm 24/24 giờ giữ rừng, phòng chống cháy rừng, không để "lâm tặc" lợi dụng các dịp lễ, tết vào khai thác rừng trái phép.
Anh Đinh Duy Thắng, Phó Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Đắk Trang trang trí cành hoa đào ngày xuân - Ảnh: Ngọc Thảo
Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng tuy phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập nhưng không làm các anh nản chí, mà càng gắn bó với rừng hơn. Rất nhiều kỷ niệm khó quên đọng lại với các anh trong những thời điểm đón xuân nơi đại ngàn xanh thẳm. Có người hơn 20 tết không được vui đón giao thừa cùng gia đình; có người hơn 40 tuổi vẫn "ế", chưa tìm được nhân duyên. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc hành hung cán bộ kiểm lâm khiến một số người không khỏi dao động... Đó cũng là những trăn trở của lãnh đạo Ban Quản lý VQG Bù Gia Mập.
Chia tay những người bảo vệ rừng ở VQG Bù Gia Mập, chúng tôi hiểu rằng, dẫu tết có xa nhà, thực hiện nhiệm vụ nơi non cao, rừng thẳm, đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng tình yêu rừng đã giúp họ chiến thắng tất cả. Để những bước chân không biết mỏi ngày đêm băng rừng, lội suối canh giữ, bảo vệ bình yên cho đại ngàn.
Đồi cỏ cháy mênh mông đẹp như phim, thu hút du khách tại Hạ Lang Nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) khoảng 70 km về phía Đông, đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý) nằm giáp ranh giữa xóm Khum Đin và xóm Bắc Vọng, thuộc địa phận xã Vinh Quý (Hạ Lang) là tọa độ "sống ảo" mới mẻ thu hút nhiều tín đồ mê xê dịch...