Check-in địa điểm ‘Đi về nơi có gió’ ở Quảng Ngãi
Vườn hoa ‘Đi về nơi có gió’ tại xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi, đang là địa điểm ‘check-in’ mới của giới trẻ với mùa hoa cải vàng, vườn hoa cánh bướm, cầu bên sông Trà Khúc, thuyền về bến…
Xã Tịnh Long nằm lặng lẽ bên sông Trà Khúc thơ mộng với vẻ đẹp hoang sơ, bình yên. Tịnh Long cũng ẩn chứa nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch ẩm thực kết hợp lời ca tiếng hát trên dòng sông Trà.
Xuân Giáp Thìn, HTX Du lịch và Nông nghiệp sạch Sung Tích khai trương điểm check-in mới. Ảnh: NGUYỄN TRANG
HTX Du lịch và Nông nghiệp sạch Sung Tích (xã Tịnh Long) đã thực hiện công trình vườn hoa với chủ đề “Đi về nơi có gió”, tổ chức tour trải nghiệm, khám phá đời sống nông nghiệp bên dòng sông Trà.
Điểm nổi bật của địa điểm này là cánh đồng hoa cải vàng, hoa cánh bướm, những cánh hoa vàng tươi trở thành điểm nhấn giữa nền xanh của lá và mộc mạc của dòng sông.
Bạn trẻ thích thú với mùa hoa cải đậm chất “hương đồng gió nội”. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cùng với hoa cải, cả một triền sông rộng khoảng 5 sào đất được tô điểm bởi ngàn hoa cánh bướm, hoa hướng dương…Bên cạnh đó, HTX cũng mang về những loài hoa đặc trưng miền Bắc như tam giác mạch, tuyết mai trắng… nở một vùng khiến không gian “Đi về nơi có gió” thêm phần thơ mộng trong tiết trời se lạnh.
Hoa cải và hoa cánh bướm tại “Đi về nơi có gió”. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Việc khai trương địa điểm “Đi về nơi có gió”, HTX hy vọng nơi đây sẽ trở thành địa điểm thu hút khách du lịch không chỉ ở xã Tịnh Long nói riêng và Quảng Ngãi nói chung, mang lại nguồn thu nhập cho người dân ở xã Tịnh Long, góp phần phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Vườn hoa cánh bướm bên cạnh cối xay gió
Hoa cánh bướm rực rỡ giữa thời tiết se lạnh
Một chiếc cầu tre dưới vườn hoa cải nhìn ra sông Trà Khúc
Hoa cải vàng mang vẻ đẹp “hương đồng gió nội”
Chụp ảnh bên vườn hoa
Du khách thích thú chụp ảnh bên vườn hoa
Mang mùa xuân của miền Bắc về với miền Trung
Cành tuyết mai trắng nở hoa báo hiệu năm mới đến
Dòng sông Trà thơ mộng như tranh vẽ
Khám phá đầm An Khê - dấu ấn trên bản đồ du lịch Quảng Ngãi
Chiều 4/8, đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam đã tham quan, khám phá đầm An Khê - đầm nước lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nằm trong hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh.
Chương trình do Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi tổ chức nhằm quảng bá các điểm tham quan, du lịch tỉnh Quảng Ngãi và giới thiệu về Di tích Quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh tới các cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Chương trình diễn ra từ ngày 3-6/8.
Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam ngồi thuyền trải nghiệm đầm An Khê. (Ảnh: L.C)
Anh Huỳnh Chí Cường, Phụ trách Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh cho biết, đầm An Khê là đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vùng ven biển Sa Huỳnh, giáp ranh giữa 2 xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh (Đức Phổ). Đầm có diện tích mặt nước 347 ha, chiều dài nhất đo được 3,5 km, chiều rộng nhất chừng 1 km.
Đoàn báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam khám phá văn hóa Sa Huỳnh
Đầm có nước quanh năm, mực nước nơi sâu nhất trong đầm là 4 m.
Theo các nhà địa chất, đầm An Khê hình thành trong thời kỳ biển thoái sau biển tiến cực đại Flandrian 6.000-7.000 năm trước và trở thành đầm nước ngọt khoảng 3.000-4.000 năm cách ngày nay.
Nước đầm An Khê là môi trường sống thích hợp của nhiều loài thủy sinh.
Thủy sản sống trong đầm chủ yếu là các loài nước ngọt như cá diếc, cá thác lác, cá bống, cá chép, cá chình, cá trắm cỏ, cá mè, tôm, ốc, cá rô phi...
Đoàn nghe thuyết minh về đầm An Khê. (Ảnh: L.C)
Anh Huỳnh Chí Cường chia sẻ, các nhà nghiên cứu nhận định, đầm An Khê là mắt xích quan trọng nhất trong quá trình phát sinh, phát triển và lan tỏa của văn hóa Sa Huỳnh trong quá khứ. Nơi đây cũng là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, khai thác thủy sản và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng cư dân Sa Huỳnh cổ.
"Quanh khu vực đầm An Khê còn có nhiều di tích lịch sử-văn hóa. Cách đầm An Khê không xa là Vũng Bàng, là vùng biển có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
Phía Bắc đầm An Khê, tại thôn Phú Long, xã Phổ Khánh có vết tích của một cây cầu bằng đá, gọi là cầu đá Phú Long, công trình của người Chămpa cổ. Tiếp liền Vũng Bàng về phía Đông Nam đầm An Khê là con đường lát đá cổ băng qua một ngọn núi mà dân cư quanh vùng gọi là núi Bồ...", anh Cường giới thiệu.
Một góc đầm An Khê. (Ảnh: Bảo Ngân)
Bà Nguyễn Thị Xị, thôn Phú Long, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, người lái thuyền tại đầm An Khê cho biết, 3 năm trở lại đây, đầm An Khê thu hút rất đông khách du lịch, nhất là trong dịp Hè. Bình quân mỗi ngày, bà chở từ 5-7 lượt đoàn khách tham quan.
Bà Xị có hơn 40 năm kinh nghiệm làm nghề chài lưới. Kể từ khi đầm An Khê ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch tỉnh Quảng Ngãi, bà Xị có thêm nghề mới - người lái đò. Nhiều người dân địa phương cũng có hướng đi mới như bà Xị.
Chia sẻ với phóng viên TG&VN, anh Phạm Đức Anh, quay phim ở Đài truyền hình NHK tại Việt Nam cảm nhận, với giá trị lịch sử, văn hóa hiếm có và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đầm An Khê sẽ là điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. Đến đây, khách du lịch sẽ cảm thấy thư thái trước sự mộc mạc, yên bình.
Du lịch Quảng Ngãi: Phải lòng Gò Cỏ "Tôi đang ở một nơi rất xa, nơi không có khói bụi thành phố...", xin mượn lời bài hát của ca sĩ Soobin Hoàng Sơn để ghi lại cảm nhận của tôi khi lần đầu đến Gò Cỏ, Quảng Ngãi. Từ làng Gò Cỏ nhìn ra biển Sa Huỳnh. (Ảnh: Linh Chi) Trong chuyến khảo sát đến Gò Cỏ, TS. Guy Martini, Tổng...