Check in chùa Cọc An Giang chiêm ngưỡng kiến trúc chùa vàng Khmer Nam Bộ tuyệt đẹp
Nếu có dịp du lịch Tịnh Biên, bạn đừng bỏ qua cơ hội viếng chùa Cọc An Giang – công trình kiến trúc tôn giáo mang đậm phong cách Khmer với những chóp nhọn cùng tông vàng rực rỡ đặc trưng.
Tây Nam Bộ nói chung và vùng An Giang nói riêng còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị. Mỗi nơi du khách đi qua đều mang trong mình một vẻ đẹp và sức lôi cuốn riêng biệt. An Giang được xem là điểm đến nổi bật với diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng và được xem là “bảo tàng tôn giáo” của Việt Nam với 9 tôn giáo cùng tồn tại và phát triển. Mỗi tôn giáo đều có bề dày lịch sử lâu đời, thể hiện qua nhiều công trình kiến độc đáo và ấn tượng. Trong số đó, phải kể đến ngôi chùa cổ Khmer mang tên chùa Cọc với dấu ấn văn hóa, phong cách xây dựng đặc sắc và được mệnh danh là một trong 4 ngôi chùa thuộc top đẹp nhất An Giang mà bạn nên ghé thăm.
Nơi tu hành của phần lớn bà con dân tộc Khmer sinh sống trong khu vực An Giang.
Check in tọa độ chùa Cọc An Giang
Du lịch Tịnh Biên An Giang, du khách không chỉ được khám phá hàng loạt thiên đường sống ảo với những địa danh nức tiếng miền Tây như rừng Tràm Trà Sư, núi Cấm, núi Kéc và những ngôi chùa đẹp và linh thiêng như chùa Kim Tiên, chùa Vạn Linh mà đặc biệt là chùa Cọc.
Thiên đường sống ảo mới dành cho giới trẻ.
Chùa Cọc còn được gọi với tên khác là chùa Kos Onh Deth. Vì là một ngôi chùa Khmer nên công trình có kiến trúc từ ngoài vào trong mang dấu ấn khá độc đáo, nhất là phần mái vòm có hoạ tiết sặc sỡ. Dưới ánh nắng vàng vùng Tây Nam Bộ, sắc vàng của ngôi chùa càng thêm nổi bật và rực rỡ. Nơi này được rất nhiều du khách, mà đặc biệt là các bạn trẻ đến chụp ảnh check in.
Chùa tọa lạc tại khu vực xã An Hảo, Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Địa điểm này giáp ranh với huyện Tri Tôn nên nếu đang có kế hoạch tham quan cổng trời Tri Tôn , hồ Tà Pạ hay cây thốt nốt hình trái tim thì các bạn có thể tranh thủ kết hợp lịch trình tham quan với chùa Cọc luôn cho tiện đường nhé.
Chùa còn có tên gọi là Kos Ong Deth.
Kiến trúc Khmer ấn tượng của chùa Cọc
Nếu Thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar mang âm hưởng của kiến trúc dân tộc Chăm thì chùa Cọc An Giang lại là công trình phản ánh văn hóa, tôn giáo từ người Khmer. Điều đặc biệt hơn khiến cái tên Kos Onh Deth thường được nhắc tới khi đề cập các công trình tôn giáo nổi bật ở An Giang là ngôi chùa này đã tồn tại hơn trăm năm, là nơi tu hành của phần lớn bà con dân tộc Khmer sinh sống trong khu vực An Giang.
Kiến trúc tôn giáo đẹp của An Giang.
Video đang HOT
Tuy nhiên, so với các ngôi chùa Khmer nổi tiếng khác như chùa Dơi Sóc Trăng, chùa Chùa Hang Trà Vinh, chùa Xiêm Cán Bạc Liêu thì chùa Kos Ong Deth còn khá mới mẻ với du khách vì vẫn chưa được biết đến nhiều. Vì vậy nếu có dịp đến Tịnh Biên, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tìm ghé thăm và tìm hiểu công trình này nhé.
Trên các trụ cột hay diềm mái đều được điêu khắc họa tiết rất tỉ mỉ.
Xét về mặt tổng thể, ngôi chùa Cọc An Giang sở hữu kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Khmer Nam Bộ nhưng vẫn chịu sự ảnh hưởng từ Campuchia, thể hiện ở hình ảnh những chóp nhọn cùng tông vàng rực rỡ đặc trưng. Ngoài ra, trên các trụ cột hay diềm mái đều được khắc, chạm các họa tiết rất tỉ mỉ và tinh tế.
Công trình phản ánh văn hóa, tôn giáo từ người Khmer.
Hầu như từng đường nét thiết kế trong ngôi chùa Kos Ong Deth đều biểu thị rõ sự tinh xảo, điển hình là hình con rắn chín đầu, dáng vươn cao và xoè rộng hay các bức phù điêu nữ thần Kâyno, tượng trưng cho sự hòa bình và thịnh vượng… Tất cả đều những hình tượng đặc trưng và phổ biến trong kiến trúc Khmer xưa. Khuôn viên chùa thoáng đãng với sân chùa rộng rãi. Còn những lối đi, hành lang không chỉ sạch sẽ mà còn được trang trí hài hoà, đẹp mắt.
Có thể nói với kiến trúc, cách bày trí từ không gian bên ngoài đến bên trong của ngôi chùa đã thể hiện được các nét đặc trưng của tinh hoa kiến trúc và qua đó thể hiện được phần nào nét đẹp tâm linh đặc sắc của cộng đồng dân tộc khmer nơi này.
Có ngay ảnh xịn khi đến với chùa Cọc.
Điểm check in độc đáo ở Tịnh Biên
Đến với chùa Cọc An Giang , du khách sẽ được tham quan kiến trúc đặc sắc của chùa, tìm hiểu về dấu ấn kiến trúc tôn giáo của đồng bào Khmer sau đó tận hưởng khung cảnh thanh bình, tĩnh lặng và nhất là chụp lại nhiều bức ảnh kỷ niệm độc đáo nữa đấy.
Background chất lừ để chụp ảnh check in.
Bởi vì Chùa Cọc không chỉ là ngôi chùa Khmer lâu đời và nổi tiếng nhất nhì ở Tịnh Biên mà còn sở hữu kiến trúc mang dáng dấp văn hóa Khmer cổ xưa, gợi lên vẻ đẹp hài hòa mà tinh xảo được thiết kế công phu. Đến tham quan chùa, hãy chọn những góc có các hoa văn, họa tiết trang trí tỉ mỉ với màu sắc rực rỡ, bắt mắt như phù điêu nữ thần, hình rắn chín đầu hoặc các hình ảnh Phật giáo được chạm trổ chi tiết tạo thành background chất lừ để chụp ảnh check in nhé. Bạn sẽ thu về được nhiều bức ảnh xịn xò và ấn tượng chẳng kém gì tại “xứ chùa Vàng” hay nơi đất Thái, đất Lào đâu đấy.
Đặc biệt là với những ai từng thích thú và say mê tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ, những truyền thuyết về thần rắn và văn hóa Angkor thì chùa Cọc là điểm đến không thể thích hợp hơn tại xứ sở của những cây thốt nốt An Giang. Đừng bỏ lỡ ngôi cổ tự mang đậm phong cách Khmer tại An Giang với khung cảnh đẹp như tranh vẽ để tạo được cho mình những bức ảnh đẹp tại đây nhé.
Những chóp nhọn cùng tông vàng đặc trưng của kiến trúc Khmer.
Lưu ý khi viếng thăm ngôi chùa cọc An Giang
Chùa Cọc nói riêng và những ngôi chùa cổ tại An Giang nói chung đều là những điểm đến tâm linh và thanh tịnh, vì vậy khi đến đây bạn hãy chú ý những điều sau nhé:
- Du khách cần ăn mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, áo quần dài tay, không ăn mặc hở hang khi vào chính điện.
Một ngôi chùa Khmer có lối kiến trúc thiên hướng Phật giáo Ấn Độ.
- Bạn có thể chụp ảnh kỷ niệm hay check in torng chùa nhưng nhớ chú ý các quy định hoặc những nơi cấm chụp ảnh.
- Đi nhẹ, nói khẽ và không gây ồn ào chốn cửa Phật để giữ không khí trang nghiêm, thanh tịnh cho chùa cổ.
Một góc trong khuôn viên chùa Cọc. Ảnh: nem-vn
Có thể nói An Giang vừa là vùng đất sở hữu khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với vùng Bảy Núi, hồ Ô Thum, hồ Tà Pạ xinh đẹp cùng vô vàn công trình tín ngưỡng độc đáo, nổi tiếng cả nước như miếu Bà Chúa Xứ núi Sam , chùa Vạn Linh, chùa phật Di Lặc núi Cấm. Và chùa Cọc An Giang dù là cái tên còn ít người biết đến nhưng lại mang dấu ấn khó quên với những ai từng ghé thăm dù chỉ một lần. Vì vậy, nếu có dịp du lịch An Giang , bạn nhớ đến công trình kiến trúc được phủ sắc vàng rực rỡ này để được chiêm ngưỡng và khám phá một nét văn hóa bản địa Khmer đặc sắc nhé.
Ấn tượng với kiến trúc "độc" của bảo tàng nổi tiếng Thái Lan
Ancient Siam là bảo tàng nổi tiếng với kiến trúc vô cùng ấn tượng ở Thái Lan. Đây là điểm du lịch hút khách ở xứ Chùa Vàng hiện nay.
Ancient Siam, còn được gọi là Thành cổ, là một công viên bảo tàng nổi tiếng ở tỉnh Samut Prakan, Thái Lan. Đây hiện là một trong những điểm du lịch hút khách tham quan tại xứ Chùa Vàng.
Ancient Siam được mệnh danh là bảo tàng ngoài trời lớn nhất thế giới. Bảo tàng nằm gần trại cá sấu ở tỉnh Samut Prakan. Bảo tàng rộng 320 hecta bao gồm 116 công trình kiến trúc và di tích nổi tiếng của Thái Lan.
Công viên bảo tàng Ancient Siam.
Hình dáng khu đất của Ancient Siam gần tương ứng với hình dạng của đất nước Thái Lan với các di tích nằm ở đúng vị trí địa lý của chúng. Một số tòa nhà là bản sao kích thước thực của các địa điểm hiện có hoặc trước đây, trong khi một số công trình khác được thu nhỏ lại.
Các công trình nổi bật trong khu bảo tàng bao gồm "bản sao" tòa nhà Grand Palace của Ayutthaya, thánh địa Phimai ở Nakhon Ratchasima, và đền Wat Khao Phra Viharn ở biên giới Campuchia.
Ancient Siam rất thu hút khách tham quan.
Ancient Siam mang vẻ đẹp yên bình, là nơi lý tưởng nếu du khách cần một không gian yên tĩnh để tận hưởng và thư giãn. Đây cũng là địa điểm được nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích.
Công viên bảo tàng có diện tích rất lớn nên du khách có thể đi dạo quanh công viên bằng xe đạp hoặc thuê xe điện nhỏ. Trong công viên, những đài phun nước tráng lệ, tháp vàng và những ngôi nhà lớn nằm giữa những khu rừng xung quanh tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh với sự tái hiện chân thực của những ngôi làng trong lịch sử xen kẽ với những ao, hồ và kênh đào đẹp mắt.
Ancient Siam có nhiều công trình kiến trúc rất lạ mắt.
Ancient Siam là một công viên rộng và thoáng đáng nên sẽ không có cảnh đám đông chen chúc như một số điểm du lịch khác ở Thái Lan. Tại đây cũng có nhiều cửa hàng đồ ăn và thức uống rất ngon với giá cả bình dân phục vụ nhu cầu của du khách.
Khu công viên bảo tàng mở cửa hàng ngày từ 9h - 19h. Phí vào cửa khác nhau tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Từ 9h - 16h, vé vào cửa dành cho người lớn là 700 bath (khoảng 480 nghìn đồng) và vé trẻ em là 350 bath (khoảng 240 nghìn đồng).
Đến Ninh Bình chiêm ngưỡng ngôi chùa Vàng độc đáo nằm giữa hồ Không nổi tiếng như chùa Bái Đính nhưng chùa Vàng Ninh Bình lại có một vị trí đặc biệt giữa sóng nước mênh mông, toát lên một vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng làm "say" lòng người. Chùa Vàng Ninh Bình ở đâu? Chùa Vàng nằm trên kiến trúc cũ của chùa Bát Long - ngôi chùa cổ được vua Lê Đại Hành...