Check-in bên đầm sen ở Quảng Nam
Từ tháng 5 đến tháng 8, đầm sen rộng khoảng 35 ha tại huyện Duy Xuyên, Quảng Nam nở rộ tạo nên một khung cảnh màu xanh – hồng lãng mạn, thu hút nhiều người đến chụp hình lưu niệm.
Đầm sen Trà Lý – Đồng Lớn nằm ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Nơi này cách TP Hội An khoảng 25 km, cách TP Đà Nẵng khoảng 60 km về phía nam và nằm trên tuyến đường đi Khu đền tháp Mỹ Sơn.
Đầm sen Trà Lý – Đồng Lớn có diện tích khoảng 35 ha.
Theo người dân địa phương mùa sen ở đây kéo dài khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, sen tại Trà Lý bắt đầu nở, tạo nên một khung cảnh màu xanh – hồng lãng mạn thu hút nhiều người đến đây để chụp hình lưu niệm.
Du khách khi đến Trà Lý đều muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất bên bông sen hồng. Tại đây, khách du lịch có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan chung, không tự ý bẻ lá hoặc hoa sen khi chưa có sự cho phép của chủ vườn.
Video đang HOT
Đến chụp hình sen ở Trà Lý, du khách có thể mua những bó hoa sen, hạt sen tươi, sen sấy khô về làm quà.
Lãnh đạo UBND xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên cho hay trung bình mỗi vụ sen, người nông dân thu về khoảng 70-100 triệu đồng/ha, chủ yếu từ bán hạt sen tươi. Hoa sen trở thành nguyên liệu chủ lực cho những sản phẩm OCOP của xã Duy Sơn là sen sấy khô, bột ngũ cốc và sắp tới sẽ có thêm trà tim sen.
Đầm sen rộng khoảng 35 ha mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương.
Đầm sen Trà Lý – Đồng Lớn là nơi thu hút các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên đến khi lại khoảnh khắc khi sen nở.
Với vị trí nằm trên cung đường nối liền giữa di sản văn hóa thế giới Hội An và khu đến tháp Mỹ Sơn, đầm sen Trà Lý – Đồng Lớn là điểm du lịch hấp dẫn. Du khách sẽ được đắm mình trong khung cảnh thơ mộng, lãng mạn khi đến đây tham quan.
Du lịch miền núi tiềm năng nhưng vẫn "mạnh ai nấy làm"
So với lợi thế và tiềm năng, du lịch miền núi Quảng Nam được đánh giá chưa thực sự được đầu tư tương xứng, vẫn còn tình trạng phát triển manh mún, "mạnh ai nấy làm".
Ngày 18/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam tổ chức Tọa đàm "Kết nối phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam".
Tọa đàm chủ đề kết nối du lịch miền núi được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền núi Quảng Nam (Ảnh: Công Bính).
Các tham luận, ý kiến tại tọa đàm tập trung thảo luận, tìm ra hướng đi cho du lịch miền núi của tỉnh, từng bước tháo gỡ, khắc phục tình trạng phát triển manh mún, "mạnh ai nấy làm", tăng cường kết nối để tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao và bền vững.
Tuyến đường Đông Trường Sơn đi qua nhiều huyện miền núi Quảng Nam. Đây cũng là tuyến đường kết nối nhiều điểm du lịch miền núi Quảng Nam (Ảnh: Công Bính).
Theo đó, vùng núi Quảng Nam được nhận định có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch, sở hữu nhiều tài nguyên văn hóa và tự nhiên với dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhiều sông, suối, rừng nguyên sinh, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành.
Nổi bật là rừng sâm Ngọc Linh - bảo vật của quốc gia, cung đường Hồ Chí Minh huyền thoại cùng các khu di tích lịch sử trong hai cuộc kháng chiến.
Miền núi phía tây Quảng Nam còn là nơi lưu giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của người đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu, Cor, Xơ đăng, Giẻ triêng với các lễ hội đặc trưng, đặc sản phong phú, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng...
Trò chơi đi cà kheo được bà con Cơ tu trình diễn phục vụ du khách (Ảnh: Công Bính).
Đây là những chất liệu quan trọng để hình thành nên những sản phẩm du lịch riêng, độc đáo, hấp dẫn du khách với các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch lịch sử...
Điệu múa tung tung da dá của đồng bào Cơ tu (Ảnh: Công Bính).
Ông Văn Bá Sơn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam - cho hay, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh và 9 huyện miền núi quan tâm phát huy tối đa lợi thế của địa phương để phát triển.
Nhiều sản phẩm du lịch được du khách trong, ngoài nước đón nhận, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch khu vực miền núi, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách khi đến Quảng Nam.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở cho rằng du lịch miền núi Quảng Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ. Điều này trở thành rào cản không nhỏ để phát triển tour, tuyến du lịch.
Bên cạnh đó, sự trùng lặp sản phẩm giữa các địa phương làm cho việc kết nối, tạo sản phẩm thực sự độc đáo để du khách hào hứng với những chuyến khám phá đại ngàn vẫn chưa được như mong đợi; lao động còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng; nhiều nơi làm du lịch tự phát, chưa được quy hoạch, đầu tư bài bản; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan...
"So với tiềm năng, lợi thế sẵn có, du lịch miền núi Quảng Nam chưa thực sự được đầu tư tương xứng, hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại chưa đáng kể, người dân bản địa vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển của du lịch", ông Văn Bá Sơn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam - phát biểu.
Loạt điểm check-in nên thơ, khách đến Quảng Nam không nên bỏ lỡ Quảng Nam có nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới, như khu đền tháp Mỹ Sơn, rừng dừa Bảy Mẫu (Hội An)... Quảng Nam cũng chọn du lịch xanh làm kim chỉ nam để thu hút khách. Rừng dừa Bảy Mẫu ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An là một trong những điểm du lịch thu hút...