Check-in 5 ngọn hải đăng thu hút tín đồ xê dịch
Thu vào tầm mắt khung cảnh biển trời bao la, 5 ngọn hải đăng dưới đây là điểm đến được các tín đồ xê dịch check-in.
Tọa lạc tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, hải đăng Đại Lãnh là địa điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Khoảnh khắc đón những tia nắng đầu tiên của ngày mới trong không gian bao la biển trời là trải nghiệm “phải thử” khi đến Phú Yên. Người dân địa phương khuyên du khách nếu đi từ trung tâm TP Tuy Hòa cần xuất phát từ 4h nếu muốn chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp này.
Trên con đường đi lên hải đăng Đại Lãnh, bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình của Bãi Môn. Con đường bên dưới với những lan can trắng cho bạn view xịn sò để “sống ảo”.
Ảnh: Hono.taki.2909, sapblogger.
Được xây dựng bằng đá, hải đăng Kê Gà thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Tháp đèn có hình bát giác, cao 66 m so với mực nước biển, bên trong có 182 bậc thang sắt để dẫn du khách lên đến đỉnh. Nơi đây đã được trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất ở nước ta.
Ảnh: Khanhhuyenct, _pkhanhuyen.
Hải đăng Gành Đèn thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách gành Đá Đĩa khoảng 15 phút đi bộ. Không nổi tiếng như hải đăng Đại Lãnh, hải đăng Kê Gà nhưng Gành Đèn nằm ở vị trí đắc địa nơi cửa biển, sắc đỏ, trắng của nơi đây có sức hút đặc biệt với nhiều du khách. Những phiến đá cổ màu hồng nằm dọc con đường dẫn tới ngọn hải đăng sẽ là background “sống ảo” dành cho bạn.
Ảnh: Anta_phann, lequocthanh91.
Nằm trên đỉnh núi Nhỏ, hải đăng Vũng Tàu có hình dạng giống một tháp tròn, sơn trắng, cao 18 m. Bên trong hải đăng có cầu thang dẫn lên đỉnh, nơi bạn có thể thu vào tầm mắt bức tranh thành phố biển tuyệt đẹp từ trên cao.
Ảnh: Phuongpham2018, vu_thi_hai_yen_91.
Được xây dựng từ năm 1890, hải đăng Cù Lao Xanh là điểm đến được nhiều người lựa chọn khi ghé đảo. Đây là một trong những ngọn hải đăng được xây dựng sớm và hiện đại nhất ở Việt Nam. Năm 1993, ngành bưu chính Việt Nam đã đưa hình ảnh hải đăng Cù Lao Xanh vào bộ tem do họa sĩ Nguyễn Thị Sâm thiết kế.
Những điều cực thú vị về mũi Kê Gà ở Bình Thuận
Trên thực tế, mũi Kê Gà không phải mũi đất đúng nghĩa mà là một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 500 mét. Về tên gọi Kê Gà có nhiều lý giải khác nhau...
Thuộc địa phận xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 40 km về phía Tây Nam, mũi Kê Gà là một địa danh nổi tiếng với cảnh quan độc đáo và những câu chuyện lịch sử lý thú.
Trên thực tế, mũi Kê Gà không phải mũi đất đúng nghĩa mà là một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 500 mét, tục gọi là Hòn Bà. Khi thủy triều rút xuống thì một dải cát hiện ra nối mũi Kê Gà với đất liền. Quanh mũi đất này là nhiều bãi đá với hình thù lạ mắt.
Về tên gọi Kê Gà có nhiều lý giải khác nhau. Theo một cách lý giải phổ biến trong dân gian, mũi Kê Gà còn được gọi là Khe Gà vì mũi đất có một cái khe giống đầu mỏ của một con gà. Theo thời gian, người dân đọc trại Khe Gà thành Kê Gà.
Một cách lý giải khác cho rằng mũi đất này là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức "Đảo Gà"), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển...
Trong lịch sử hàng hải khu vực Đông Dương, mũi Kê Gà là một vị trí hiểm yếu của tuyến đường biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Từ hàng thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí.
Vào thời thuộc địa, để đáp ứng nhu cầu vận tải và quân sự, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà từ năm 1897. Ngọn hải đăng có chiều cao 35 mét, từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65 mét. Tương truyền, nhiều người đã thiệt mạng do tai nạn khi xây dựng công trình.
Hải đăng Kê Gà bắt đầu hoạt động từ năm 1900. Ngọn đèn trên đỉnh hải đăng được thắp sáng bằng máy phát điện. Do vậy mũi đất này còn được người dân địa phương gọi là Mũi Điện.
Với tuổi đời 120 năm, hải đăng Kê Gà chính là ngọn hải đăng cổ nhất của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là ngọn hải đăng có chiều cao thứ nhì trong số khoảng 90 ngọn hải đăng ở mảnh đất hình chữ S.
Ngày nay, khung cảnh xung quanh mũi Kê Gà vẫn còn rất nguyên sơ. Đây thực sự là một điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Quốc Lê
Theo kienthuc.net.vn
Trai Hàn đi du lịch từ Hà Nội đến Sài Gòn bằng xe đạp trong gần 1 năm: "Nhiều người bảo tôi là đồ điên nhưng vì đam mê nên mặc kệ!" Dù nhận được sự cản trở từ gia đình và bạn bè, nhưng với niềm đam mê xê dịch quá lớn, chàng trai người Hàn Quốc này cuối cùng cũng hoàn thành chặng hành trình khám phá Việt Nam của trên chiếc xe đạp của mình. Chuyện người nước ngoài đi du lịch Việt Nam chắc hẳn không còn xa lạ gì đối...