Chê việc, công nhân thuê người “thế mạng”
Chê công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng muốn một chỗ làm nhà nước để được nộp bảo hiểm, hưởng các chế độ trợ cấp… nhiều công nhân ở Hà Nội đã thuê lao động tự do làm việc hộ mình. Tuy nhiên, rất nhiều rủi ro đang chờ đợi những lao động thế mạng này.
Rủi ro tự chịu
Lao động tự do làm thuê dựng cột, kéo dây cho nhân viên điện lực đồng nát làm thuê thu gom rác cho nhân viên môi trường đô thị sinh viên viễn thông làm thuê cài đặt internet, điện thoại cố định cho công nhân điện thoại… Đó là những câu chuyện, hiện tượng đang diễn ra thầm lặng nhưng khá phổ biến ở Hà Nội.
Không chuyên môn, không ràng buộc pháp luật, những người làm thuê chỉ bán sức với thỏa thuận miệng với các công nhân “VIP” chỉ giữ chỗ ở công ty nhà nước. Hiểm nguy rình rập những người bán sức lao động tự do vì thiếu chuyên môn, môi trường làm việc nặng nhọc, ô nhiễm nguy hiểm.
Trong khi anh N.M.Tấn, nhân viên công ty điện thoại đang diện bộ đồng phục taxi đưa đón khách thì cậu sinh viên năm 3 ngành viễn thông T.V.Bình và bạn cùng lớp đang lắp đặt đường dây internet cho một hộ dân ở quận Đống Đa. Việc thuê mướn này đã được hai bên tiến hành hơn 3 tháng kể từ khi anh T mua được chiếc ô tô đóng vào công ty taxi.
Những ngày đầu, B theo anh T đi làm để làm quen công việc, B học nhanh và làm đâu ra đó nên anh B khoán trắng cho B công việc của mình. Chủ thuê bao lắp đặt internet đinh ninh B là nhân viên công ty điện thoại, tuy nhiên khi ký vào giấy xác nhận hoàn thành lắp đặt, ít thuê bao nào để ý B không bao giờ ký mà luôn để trống phần tên của nhân viên lắp đặt.
Đã có những rủi ro xảy ra. Hai cậu con trai của chị Trần Thị Hằng (xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) mới chỉ lên 6 và 10 nhưng đã phải chịu cảnh mồ côi cha.
Chị Hằng tức tưởi nhớ lại: “Anh ấy lên Tuyên Quang làm việc, mỗi tháng anh gửi về 4 triệu tiền công từ việc đi đào và lắp đặt cống ngầm cho công ty xây dựng công. Một tai nạn nổ khí trong đường hầm làm anh chết mất ngay tại chỗ mà thân thể không còn nguyên vẹn”.
Khi gia đình chị Hằng lên nhận thi thể anh H, chị được giải thích anh H, chồng chị làm thuê công việc cho một người nhận cai thầu đoạn đường ống đó. Công ty không có hợp đồng lao động với anh nên không có trách nhiệm ràng buộc gì cả. Cuối cùng, ông chủ đứng ra thuê anh H làm đã “rủ lòng thương” cho chị ít tiền lo tang ma cho chồng và cho hai cháu mỗi đứa một sổ tiết kiệm với số tiền khiêm tốn.
Video đang HOT
Hiểm nguy rình rập những người bán sức lao động tự do vì thiếu chuyên môn (Ảnh minh họa)
Tới khu nhà trọ ở xóm 6 Triều Khúc, Hà Nội ai cũng biết chị Vinh đồng nát. Đã nửa năm chị ngồi nhà với một bên chân bị hoại tử đi lại lê lết. Chị Vinh tâm sự: “Tôi đi làm thuê cho chị T.T.H ở công ty cây xanh. Hàng ngày đi xén cây, trồng cây ở các khu công cộng. Hôm ấy đang kéo xe phân bón nặng quá không tránh kịp thì bị hai thằng chạy trốn cảnh sát giao thông cán qua chân”. Được chị H (người thuê làm) đưa cho 20 triệu trọn gói với điều kiện không khiếu kiện hay tố cáo gì, chị Vinh nhập viện và chữa trị được ít bữa rồi tự xin về để tiết kiệm viện phí. Không chữa trị tới nơi tới chốn, chân chị bị hoại tử rồi không đi lại được. Gánh nặng đổ lên vai chồng chị đang đi làm phụ xây thuê.
Chị Vinh ngậm ngùi: “Chị H cũng có qua thăm vài lần. Chị ấy cũng không giàu có gì và bảo, nếu đưa ra công ty, chị, tôi cũng không được gì mà chị ấy thì sẽ bị kỷ luật, có khi cho thôi việc. Nghe vậy vợ chồng tôi không dám làm phiền gì chị ấy nữa, đành chịu vậy”.
Chị Vinh kể, mấy chị em làm thuê cùng nhau giờ bỏ hết rồi vì người ta thuê rẻ mạt lại không có trách nhiệm. Có chị cũng bị ngã từ trên xe xuống khi đang khênh những chậu cây nặng và bị ảnh hưởng đốt sống nhưng không được đền bù gì, thậm chí họ phủi tay luôn để tránh liên lụy. Vào viện mà họ chỉ trả 200 tiền công ngày hôm đó thôi.
Anh Đồng Văn Hưng từ quê Tiền Hải, Thái Bình lên Hà Nội làm thuê đã gần 10 năm tâm sự: “Tôi cũng may có người quen ở Hà Nội giới thiệu mối nên thường xuyên có việc làm thuê cho mấy anh bên công ty nước sạch và trả công khá tốt, có khi lên đến 400 ngàn một ngày tùy thuộc công việc. Lắm khi cũng biết phải chấp nhận nguy hiểm nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào bởi làm tự do việc gì cũng có rủi ro cả và cũng tự phải chịu”.
Anh Hưng cho hay, tùy thuộc mức độ công việc vất vả và nguy hiểm ra sao, nhân viên công ty sẽ thuê các anh với mức tiền tương ứng và có nói rõ, sẽ không chịu trách nhiệm khi có chuyện gì xảy ra. Vì mưu sinh, các anh vẫn chấp nhận.
Không giải quyết được!
Đó là trả lời của một cán bộ quản lý ngành môi trường đô thị. Theo ông, công ty quản lý nhân viên khá chặt chẽ song không thể giám sát hết bởi đặc thù công việc nhân viên đi làm ngoài hiện trường. Cán bộ này cho biết, cũng đã được nghe phản ảnh về hiện tượng này song chưa có ai tố cáo hay bắt được nên chưa thể xử lý. Đặc biệt, những công việc thuê ngoài này chủ yếu là thỏa thuận miệng và có thời hạn ngắn nên rất khó phát hiện và xử lý.
Đã từng đi làm thuê như thế, Nguyễn Mạnh Hùng, sinh viên Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh tâm sự: “Tuy là đi làm thuê cho công nhân nhưng chúng tôi cũng cố gắng tìm việc gì có chút chuyên môn để rèn luyện thêm. Tuy vậy cũng có nhiều bạn đi làm lao động tay chân thuê cho họ, ngày kiếm một hai trăm ngàn”.
Hùng kể thêm, có cậu sinh viên khóa trên làm thuê cho một chú ở bên công ty thoát nước, cứ hệ thống thoát nước khu vực chú này phụ trách có mưa bão ngập lụt hay vấn đề gì là bị gọi đi ngay. Chú công nhân kia đứng ngoài, cậu sinh viên lao vào làm theo chỉ đạo. Lâu dần quen, bão ngập úng cũng chỉ cậu này chạy ra đường. Các đồng nghiệp của chú kia cũng quen với việc “thằng cháu” khỏe nên đi làm thay chú.
Hùng khẳng định: “Mấy năm rồi mà không thấy ai có ý kiến gì, bao nhiêu người biết mà cũng không sao”.
Trong khi đó, theo một cán bộ của công ty điện thoại khẳng định, chưa phát hiện ra hiện tượng này, nhưng nếu có sẽ đuổi việc nhân viên thuê ngoài ngay.
Theo ông này, một nhân viên điện thoại đi làm có đồng phục, thẻ ngành và rất khó để có thể đưa người khác vào làm thay. Tuy nhiên, do sự “dễ dàng” của người dân nên có thể sẽ có việc như đã đề cập. Trong trường hợp sự cố, ông cũng khẳng định công ty không có trách nhiệm gì mà trách nhiệm thuộc về hai bên bởi đó là một hợp đồng công việc không hợp pháp.
Theo 24h
Vẫn nhiều băn khoăn về luật Thủ đô
Nhiều ĐB vẫn băn khoăn về cơ chế đặc thù của một thủ đô chưa thể hiện rõ trong dự thảo luật Thủ đô khi thảo luận tại tổ chiều 27.10.
ĐB Nguyễn Bá Thanh phát biểu thảo luận tại tổ - Ảnh: Ngọc Thắng
Luật cho Hà Nội hay thủ đô ?
ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) đặt vấn đề: luật này mới phục vụ TP.Hà Nội chứ chưa có tính đặc thù của thủ đô nói chung. Nếu di dời thủ đô vào Huế hay TP.HCM thì luật Thủ đô vẫn phải có giá trị chứ? Nếu chỉ cần hạn chế dân hay tạo bộ mặt cho thủ đô thì chỉ cần nghị định là được, cần gì luật.
ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) phát biểu: có nhiều điều trong dự luật có thể quy định cho các TP khác, có những quy định trên cả Hiến pháp thì không ổn. Hà Nội muốn có cơ chế tài chính đặc thù và hạn chế nhập cư. Nhưng trong luật không thể hiện rõ và chúng tôi không chắc là luật này sẽ thúc đẩy sự thay đổi tích cực. Do vậy, ĐB Hải đề nghị nên soạn lại luật.
Khó "siết" người nhập cư
Không vi hiến
Cũng theo ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, dù sửa Hiến pháp hay xây dựng luật Đô thị thì cũng không thể bao chứa hết được các yêu cầu của một thủ đô. Trong khi những luật đã thông qua thiếu các điều kiện cho việc phát triển Hà Nội thì việc xây dựng luật này là để hoàn thiện hệ thống pháp luật của ta hiện nay chứ không hề vi hiến.
Nhiều ĐB cho rằng, quy định siết nhập cư liệu có giảm được mật độ dân số khi mà chỉ siết nhập khẩu thường trú trong khi nhu cầu tạm trú của người dân vẫn rất nhiều.
ĐB Huỳnh Ngọc Ánh bày tỏ lo ngại: giảm dân như quy định trong dự luật cũng không thực chất, vì chỉ giảm trên giấy tờ. Chúng ta phải tính đến hai mặt của vấn đề vì thực tế người ta vẫn vào nội thành ở mà không cần nhập khẩu và Hà Nội cũng vẫn cần người nhập cư.
ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng: quy định siết người nhập cư vào nội đô là cần nhưng phải bàn kỹ, dân gian có câu "thóc đến đâu bồ câu đến đấy" và người dân có quyền cư trú bất cứ đâu, Hiến pháp đã quy định như vậy. Nhưng "nếu cứ để như hiện nay, thêm hồi nữa chúng tôi ra họp là không có đường đi, nên quy định chặt là chính xác, lớp học còn có sĩ số đừng nói là thủ đô. Nếu vênh luật Cư trú thì phải sửa cả luật này", ông Thanh ủng hộ việc "siết" nhập cư.
ĐB Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu quan điểm: siết nhập cư xét cho cùng cũng là để đảm bảo cuộc sống cho người mới nhập cư cũng như người ở cũ phù hợp với hạ tầng. Q.Hoàn Kiếm diện tích 4,5 km2, nhưng có đến 22 vạn dân. Ông Nghị cũng khẳng định: quy định này không tác động lên người lao động tự do, họ vẫn làm việc và đăng ký tạm trú, chỉ có điều không được đưa cả gia đình, con cái lên định cư, học hành thôi. "Không phải chúng tôi là những người đã an cư lạc nghiệp rồi thì không muốn ai vào thêm nữa nên tìm cách ngăn cấm. Ai vào sống ở đây cũng phải được chăm lo về những điều kiện sống hợp lý", ông Nghị tiếp tục lý giải về việc vì sao phải siết nhập cư vào nội thành.
Theo TNO
Hơn 100 lao động làm việc tại lò gạch bị nổ không có bảo hiểm Đó là thực tế xảy ra tại Công ty cổ phần Quyết Chiến đóng trên địa bàn thôn Đổng Viên, xã Phù Đổng, H.Gia Lâm, TP.Hà Nội. Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Trần Quyết Chiến - Giám đốc Công ty cổ phần Quyết Chiến cho hay: Hiện công ty có hơn 100 công nhân làm việc trong các khu sản xuất...