Chê trách người khác thô bạo: Biểu hiện tâm thần?
“Chê trách người khác cũng là bất bình thường. Hơn nữa, chê trách người khác thô bạo cũng là biểu hiện tâm thần”.
Ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết bên lề buổi họp báo nhân ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) do Hội sức khỏe tâm thần Việt Nam tổ chức chiều 3/10.
Chê trách người khác thô bạo cũng là hành động bất bình thường. (Ảnh minh họa)
Theo ông Cương, người bình thường trong suốt cuộc đời có ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng tâm thần. Những triệu chứng này làm tổn hại não bộ, tổn hại thần kinh, nó chỉ đạo con người. Nếu bộ não chỉ đạo sai, hành vi sai dẫn đến phạm tội thậm chí cướp của giết người.
“Chê trách người khác cũng là bất bình thường. Hơn nữa, chê trách người khác thô bạo cũng là biểu hiện tâm thần. Nếu là người bình thường chỉ nhận định chứ không chê trách. Nếu ai đó bị chê sẽ ác cảm.. Như vậy bản thân họ sẽ nảy sinh mâu thuẫn, căng thẳng thần kinh, phản ứng với người kia”, ông Cương nói.
Video đang HOT
Người bị rối loạn tâm thần bị tổn thương nếu bị tổn thương về tâm lý, việc chữa trị tâm lý rất hiệu quả và tiên tiến.
Cũng tại buổi họp báo, Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội công bố, tỷ lệ người trưởng thành nghiện rượu chiếm 3% dân số, trong đó 10% số lượng người nghiện rượu bị rối loạn tâm thần.
Theo ông Tình, loạn thần do rượu bia là vấn đề rất nóng cùng với loạn thần do sử dụng ma túy đá. Ở Việt Nam, 80% rượu là do người dân tự nấu, những rượu này chưa loại bỏ được một số chất độc vì vậy gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gan.
“Số lượng bệnh nhân tâm thần gia tăng hàng năm, trong đó nguyên nhân do sử dụng bia, rượu”, ông Tình nói.
Ông Tình cũng cho biết, trước đây 70% người tâm thần trước khi đến bệnh viện đều đi cúng bái trước đó, và đa phần đều đến muộn sau hai năm mắc bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tâm thần phân liệt là một trong những nguyên nhân tàn phế hàng đầu thế giới. So với người bình thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt tử vong sớm hơn 15-20 năm.
Tại Việt Nam ước tính có hơn 250 nghìn người mắc bệnh tâm thần phân liệt, những người này chủ yếu sống tại gia đình và không có việc làm.
Theo Khampha
Ấm lòng bệnh nhân nghèo với quán cơm nhân ái 2k
Quán cơm 2.000 đồng là một trong những hoạt động của Hôi Thiên nguyên Tâm Đưc Nam Đinh. Quán được đặt tại đia chi 31 Pham Ngoc Thach, phường Lộc Hạ, thanh phô Nam Đinh do chị Nguyên Thi Chuc - Chủ tịch hội sáng lập.
Với mục đích "chia sẻ yêu thương", quán cơm mở cửa vào các ngày thứ ba, năm, bảy trong tuần để phục vụ những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nam Định. Quán cơm đặt tại khu vực tập trung nhiều bệnh viện của tỉnh nên các bệnh nhân nghèo điều trị dài ngày tại các Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Ung Bướu là đối tượng được phục vụ chính mỗi ngày.
Chỉ với 2.000 đồng, khách hàng đã nhận được một suất cơm 5 mon đầy đu dinh dương và đam bao vê sinh an toan thưc phẩm. Lượng khách đến với quán cơm rất đông nhưng quán mới phục vụ từ 120-150 suất cơm mỗi bữa.
Lượng khách đến với quán cơm rất đông.
7h30 sáng những ngày mở hàng, anh Phạm Thanh Hùng - chồng chị Chúc và các tình nguyện viên bắt đầu chuẩn bị thực phẩm và phục vụ người nhà và bệnh nhân. Lượng khách đến rất đông nên quán phải cần tới 10 tình nguyện viên giúp đỡ.
Tình nguyện viên của quán chủ yếu là các bạn sinh viên thuộc các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh Nam Định. Bạn Trần Xuân Bắc - Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Nam Định cho biết: "Được tham gia phục vụ tại quán cơm này với tư cách là một tình nguyện viên, mình cảm thấy rất vui và hào hứng với công việc. Mình mong muốn được góp một phần nhỏ sức lực để giúp đỡ xã hội".
Tình nguyện viên của quán chủ yếu là các bạn sinh viên.
Theo Laodong
Vẫn chưa giải mã được bé gái "ma cà rồng" hút máu trẻ con Gia đình khánh kiệt vì liên tục phải đền tiền cho các nhà nạn nhân bị con mình bắt cóc. Bệnh viện tâm thần từ chối tiếp nhận, nói cô bé hoàn toàn bình thường. Công an phải thông báo đến từng hộ dân trên địa bàn để cảnh giác. Hiện cô bé kỳ lạ đang bị gia đình quản thúc, mong chờ...