Chế tạo thành công vắc-xin đặc trị Alzheimer đầu tiên trên thế giới
Công ty Công nghệ sinh học được thành lập bởi 2 mẹ con đã phát triển thành công loại vắc-xin trị Alzheimer đầu tiên trên thế giới.
Bệnh Alzheimer là một căn bệnh khủng khiếp cướp đi nhân cách và trí nhớ của bệnh nhân trước khi tử vong. Đó là kẻ giết người lớn thứ sáu ở Mỹ và hiện tại, đã có 5,8 triệu người Mỹ sống chung với căn bệnh này.
Ước tính rằng Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác sẽ tiêu tốn tới 290 tỷ đô la Mỹ trong năm nay và nó sẽ trở thành một căn bệnh nghìn tỷ đô la một năm vào năm 2050.
Theo công bố mới nhất của công ty Công nghệ sinh học được thành lập bởi 2 mẹ con, họ đã phát triển thành công loại vắc-xin trị Alzheimer đầu tiên trên thế giới.
Tiến sĩ Chang Yi Wang, một nhà phát minh sinh học nổi tiếng với các công trình trong lĩnh vực miễn dịch và sinh hóa đã hợp tác với con gái Mei Mei Hu và con rể Louis Reese đã thành lập khoa Thần kinh học 4 năm trước.
Mei Mei đã thúc giục mẹ cùng mình nỗ lực nghiên cứu vắc-xin Alzheimer.
Tiến sĩ Chang Yi Wang và con gái đã chế tạo thành công vắc-xin đặc trị Alzheimer.
Video đang HOT
Vào tháng 1, United Neuroscience Inc đã công bố kết quả đầy hứa hẹn đầu tiên từ một thử nghiệm lâm sàng thí điểm trên vắc-xin Alzheimer có tên là UB-311 ở 42 bệnh nhân ở người, theo báo cáo từ Bloomberg.
Vắc-xin chứa các phiên bản tổng hợp của chuỗi axit amin kích hoạt kháng thể tấn công protein Alzheimer trong máu. Điều làm cho vắc-xin của Wang khác với những nỗ lực trước đó là nó tấn công protein Alzheimer mà không có bất kỳ tác dụng phụ bất lợi nào. Theo nhóm nghiên cứu của Yi, vắc-xin có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh trong 5 năm.
Tiến sĩ Wang cho biết: “Chúng tôi đã có thể tạo ra một số kháng thể ở tất cả bệnh nhân, và đó là điều cực kỳ khó tin mà một liều vắc-xin làm được. Tỷ lệ ngăn chặn Alzheimer của vắc-xin gần như là 100%. Cho tới nay, chúng tôi đã thấy được sự hồi phục hoàn toàn của các bệnh nhân Alzheimer thông qua một bài kiểm tra nhận thức chuyên biệt”.
Thep bà, Alzheimer là một căn bệnh khủng khiếp gây ra bởi các mảng bám phát triển trong mô não, ban đầu làm mất đi tính cách và trí nhớ của bệnh nhân trước khi dẫn đến tử vong.
Việc gần như không thể dọn sạch tiền gửi từ mô đã khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp chữa trị. Trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã tập trung vào việc phát hiện và phòng ngừa sớm hơn là điều trị. Hơn 200 nỗ lực không thành công để tìm ra cách chữa trị căn bệnh này đã được thực hiện cho đến nay và tỷ lệ chấm dứt thử nghiệm lâm sàng là 98%.
“Dĩ nhiên bạn sẽ muốn thấy một tỷ lệ cao hơn, nhưng đây là con số lớn nhất chúng tôi có thể đạt được cho tới bây giờ. Nó cũng như một “viên đạn bạc” vậy, nếu người bệnh có thể tiếp nhận vắc-xin an toàn và vượt qua được giai đoạn đầu thì bệnh sẽ có dấu hiệu khởi sắc, và ngược lại” – James Brown, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về tuổi già thuộc Đại học Aston phát biểu.
Theo giadinhvietnam
Nỗi lo sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi
Sa sút trí tuệ (SSTT) là một nhóm các rối loạn nhận thức đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt động, nhận diện đồ vật và rối loạn chức năng thực hiện, khả năng lập kế hoạch, tổ chức...
Bệnh SSTT gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân sa sút trí tuệ
Khi phát hiện, bệnh đã nặng
Dáng vẻ mệt mỏi khi phải chăm mẹ tại Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM, chị Trần Thị Hương (ngụ Bình Chánh, TPHCM) buồn bã: "Các bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi mắc SSTT, anh chị em trong nhà phải thay phiên nhau chăm sóc, không dám rời bà nửa bước, sợ bà lẫn quá bỏ đi lung tung"... Trước đó, BV cũng tiếp nhận điều trị cho bà N.T.N. (84 tuổi, ngụ tại Tiền Giang), nhập viện vì cơ thể suy kiệt. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, bà N. rất hay quên, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và thường không dám ra ngoài một mình vì sợ bị ám hại. Bà N. ăn kém dần, không biết cách nhai thức ăn, không cảm giác đói, dẫn đến tình trạng suy kiệt và phải nhập viện cấp cứu. Tại Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, các bác sĩ chẩn đoán bà N. bị SSTT giai đoạn trung bình và tiến hành điều trị kháng sinh đủ liều, tập các bài tập nhận thức, vận động.
Tiến sĩ - bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ BV Đại học Y Dược TPHCM, cho biết nguyên nhân gây SSTT bao gồm di truyền, ảnh hưởng từ các bệnh lý (như bệnh Alzheimer, đột quỵ não, Parkinson...) và lạm dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi nhưng hay bị bỏ sót, nếu có phát hiện thì thường là khi đã bước vào giai đoạn trung bình hoặc đã nặng. Hiện có tới 75% trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm trước khi được phát hiện. Do đó, việc nhận biết và phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng, giúp giảm những ảnh hưởng xấu của bệnh gây ra.
Cần hiểu đúng để điều trị sớm
Theo các chuyên gia y tế, SSTT không chỉ xảy ra ở người già (và không phải ai già cũng bị bệnh), thậm chí có những trường hợp mới 50 tuổi cũng mắc. Triệu chứng của bệnh rất đa dạng, tùy vào từng giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng nổi bật nhất là suy giảm trí nhớ ngắn hạn, có những thay đổi tính tình như trở nên khó tính hơn, dễ nóng giận và kích động. Ở giai đoạn trung bình, người bệnh bắt đầu biểu lộ những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân; mất khả năng tiếp thu những thông tin mới, bị rối loạn định hướng về không gian và thời gian; các rối loạn hành vi trở nên nặng nề hơn, người bệnh hoang tưởng bị ám hại, trở nên nghi kỵ những người xung quanh hoặc vô cớ tấn công người khác. Ở giai đoạn nặng, người bệnh mất toàn bộ khả năng độc lập trong sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người chăm sóc do mất trí nhớ, không còn nhận biết được người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại.
Nhiều người khi thấy có biểu hiện suy giảm trí nhớ là nghĩ đến dấu hiệu do tuổi tác, nên bỏ qua cơ hội khám và điều trị. Chính vì vậy, đa phần người bệnh nhập viện đều ở giai đoạn muộn. Cùng với việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng nhận thức, rối loạn hành vi tâm thần, việc chăm sóc người bệnh đúng cách, tập luyện chức năng nhận thức cũng góp phần quan trọng trong việc khôi phục nhận thức, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Ngoài ra, cần phải chú ý điều trị tốt các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, Parkinson... khi điều trị cho người bệnh SSTT.
Bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể cho biết, tình trạng SSTT có thể được cải thiện nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, do đó cần nâng cao sự hiểu biết cũng như cách phòng ngừa trong cộng đồng. Đối với người cao tuổi, nên ăn uống cân bằng, đủ chất, tránh những thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường và muối; tăng cường luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội; luôn sống vui vẻ, lạc quan; chơi các trò chơi trí tuệ cùng con cháu...
Các chuyên gia y tế khuyến cáo cần chăm sóc, điều trị SSTT khi có 10 biểu hiện: giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hàng ngày; khó khăn trong việc giải quyết vấn đề; khó khăn trong hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc; nhầm lẫn về thời gian và không gian; khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian; phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết, đọc; đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ; giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định; thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội; thay đổi cảm xúc và nhân cách.
Hưởng ứng Ngày SSTT thế giới 21-9, BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức kiểm tra sinh hiệu đường huyết, đánh giá các hoạt động chức năng cơ bản và sinh hoạt hàng ngày, thực hiện các test tầm soát rối loạn trí nhớ nhận thức. Thời gian từ 7 giờ đến 11 giờ 30, ngày 22-9-2019, tại tầng trệt khu A, BV Đại học Y Dược TPHCM (215 Hồng Bàng, quận 5).
Tại Việt Nam, thống kê của Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức cho thấy, hiện có khoảng 500.000 người cao tuổi mắc SSTT, chiếm khoảng 4,8% - 5% dân số.
THÀNH AN
Theo SGGP
Căn bệnh khiến người phụ nữ đi chợ quên đường về nhà Mỗi lần đi chợ, người phụ nữ ở Tiền Giang là mất cả nửa ngày mới về nhà. Nguyên nhân là đi chợ xong, lại quên đường về nhà và thường xuyên đi lạc sau khi ra khỏi nhà. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, gần đây nhiều bệnh nhân có dấu hiệu sa sút trí tuệ để thăm khám...