Chế tạo thành công robot lấy máu bệnh nhân tự động
Các nhà khoa học của Đại học Rutgers (Mỹ) vừa công bố chế tạo thành công robot lấy mẫu máu tự động có thể thực hiện công việc này tốt hơn cả các nhân viên y tế.
Robot này đã được thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người, nó giúp giải phóng thời gian cho các y tá và bác sĩ để họ tập trung điều trị cho bệnh nhân. Robot mới có thể tìm tĩnh mạch của bệnh nhân qua hình ảnh siêu âm, đưa kim vào tĩnh mạch và sau đó lấy máu. Robot cũng bao gồm cả chức năng phân tích máu dựa trên máy ly tâm.
Kết quả của thử nghiệm được công bố trên tạp chí Technology cho thấy robot có “tỷ lệ thành công chung là 87% đối với 31 bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Với 25 người có mạch máu dễ tiếp cận, tỷ lệ thành công là 97%”.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các nhân viên y tế khi thực hiện thao tác lấy máu có tỷ lệ thành công 73% ở những bệnh nhân không có tĩnh mạch rõ ràng, 60% ở những bệnh nhân không sờ thấy tĩnh mạch và 40% ở những bệnh nhân gầy gò, tiều tụy.
Video đang HOT
Tác giả chính Josh ERICheimer, đang là nghiên cứu sinh tại Trường Kỹ thuật Rutgers-New Brunswick cho biết: “Robot có thể giúp các bác sĩ lấy mẫu máu một cách nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy, ngăn ngừa các biến chứng và đau đớn không cần thiết ở bệnh nhân vì phải chịu đựng nhiều lần chọc kim”.
Trong tương lai, trường đại học Rutgers cho biết, thiết bị này cũng có thể được sử dụng cho các thao tác y tế thông thường khác như đặt ống thông tĩnh mạch và chạy thận nhân tạo.
Huy Hoàng
Theo vietq
Robot lấy máu tĩnh mạch giỏi hơn y tá
Theo Rutgers Today, các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công một robot tự tin lấy máu ngay cả từ các tĩnh mạch phức tạp. Và sau khi lấy máu, robot phân tích các mẫu. Trong tương lai, robot sẽ có thể thay thế y tá trong các thủ tục khác.
Robot lấy máu tĩnh mạch và phân tích - Ảnh: Unnati Chauhan
Các nhà khoa học từ Đại học Rutgers (Mỹ) đã hoàn thành nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về robot có khả năng lấy mẫu máu tĩnh mạch và tiến hành các phân tích tiếp theo. Hiệu quả của robot trong công việc này ngang bằng và thậm chí cao hơn trình độ hiện có của các nhân viên y tế.
Các nhà khoa học cho biết kết quả hoạt động của robot tương đương và vượt tiêu chuẩn lâm sàng. Điểm hiệu quả tổng thể là 87% và trong số những người có tĩnh mạch dễ tiếp cận thì hiệu quả đạt đến 97%. Các y tá thường gặp khó khăn trong việc lấy máu ở 27% bệnh nhân có tĩnh mạch kém và ở 40% những người có tĩnh mạch khó tìm.
Việc dùng kim tiêm lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương tĩnh mạch, gây huyết khối và viêm tĩnh mạch. Ngoài ra, các thủ tục như vậy kéo dài đáng kể thời gian thăm khám. Chỉ riêng ở Mỹ, hậu quả của tình trạng này ước tính gây thiệt hại khoảng 4 tỉ đô la mỗi năm.
Robot có thể nhanh chóng và an toàn thực hiện một quy trình cho con người, ngăn ngừa các biến chứng và đau đớn. Thiết bị hoạt động bằng cách sử dụng kiểm tra siêu âm và cũng bao gồm một mô đun phân tích dựa trên máy ly tâm để xử lý mẫu.
Các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng robot trong các khoa cấp cứu, trên xe cứu thương, các văn phòng của bác sĩ. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang làm việc trên phiên bản tiếp theo của robot.
Ngoài việc lấy máu từ tĩnh mạch, robot cũng được lên kế hoạch sử dụng để đặt ống thông tĩnh mạch, lọc máu và các thủ tục y tế khác.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Sử dụng "robot" mang thức ăn hạn chế lây nhiễm virus Corona Ngày 10-2, GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện (BV) T.Ư Huế cho biết, để giảm lây lan cũng như đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế trước diễn biến phức tạp của virus Corona, bệnh viện đã cải tiến xe điện tử điều khiển từ xa nhằm phục vụ bệnh nhân cách ly trong giai đoạn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực

Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

5 loại thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Trạng Quỳnh bản 3D lần đầu ra rạp có gì đặc biệt?
Phim việt
07:10:48 07/05/2025
Đạo sĩ đẹp nhất Trung Quốc 2025: Đỉnh lưu nhan sắc nhưng nhìn rất gian, gương mặt cực "tếu" xem cười rụng rốn
Hậu trường phim
07:07:23 07/05/2025
Vợ Hồ Văn Cường 'xả' ảnh đi biển, khoe vóc dáng khét lẹt, 'ăn đứt' loạt hoa hậu
Netizen
07:04:03 07/05/2025
G-Dragon "không hẹn mà gặp" Sơn Tùng, gây nổ MXH, em gái BLACKPINK bị réo?
Sao châu á
07:02:49 07/05/2025
Hoa hậu Phương Lê có bầu, Vũ Luân lên chức, khóc nức nở, 3 con riêng thái độ
Sao việt
06:57:46 07/05/2025
Cố cân bằng game, nhà phát triển "đi sai nước cờ", nhận mưa chỉ trích, tụt rating thảm hại trên Steam
Mọt game
06:55:17 07/05/2025
5 món ăn phải có trên mâm cơm trong tiết Lập hạ: Thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng - bỏ qua thì quá tiếc!
Ẩm thực
06:09:56 07/05/2025
Đức: Chưa bầu được Thủ tướng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên
Thế giới
06:00:06 07/05/2025
Cựu 'bom sex' Katie Price kể chuyện phá sản: '6 năm qua là địa ngục'
Sao âu mỹ
05:57:44 07/05/2025
Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày
Góc tâm tình
05:03:59 07/05/2025