Chế tạo siêu máy bay ném bom, TQ nhái thiết kế Nga-Mỹ
Quân đội Trung Quốc đang chế tạo siêu máy bay ném bom, nhiều khả năng mô phỏng thiết kế của mẫu oanh tạc cơ chiến lược Nga hoặc Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc chỉ có tầm bay 6.000 km.
Chuyên gia nghiên cứu về không quân Trung Quốc, Fu Qianshao nhận định mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa đang được Bắc Kinh phát triển, có thể trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt.
Chuyên gia Fu Qianshao bình luận sau khi chỉ huy không quân Trung Quốc, tướng Ma Xiaotian lần đầu xác nhận trước công chúng về kế hoạch phát triển mẫu máy bay này.
Ông Fu đưa ra ý kiến dựa trên nhu cầu thực tế và năng lực công nghệ của không quân Trung Quốc. Theo đó, các máy bay ném bom mới gần như chắc chắn sẽ được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt WS-10. Đây là các động cơ vốn được lắp đặt trên các chiến đấu cơ.
WS-10 có hai phiên bản riêng biệt, một có lực đẩy đốt sau (afterburner) và phiên bản còn lại không có khả năng này. Bên cạnh đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng phiên bản máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ và Nga.
Video đang HOT
Trung Quốc dường như đang nghiêng về mẫu thiết kế tương tự như “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga.
Hiện tại, trên thế giới chỉ có Mỹ và Nga sở hữu oanh tạc cơ chiến lược tầm xa. Washington có 3 phiên bản bao gồm B-52 Stratofortress, B-1 Lancer và the B-2 Spirit. Nga có Tu-95 Bear và “thiên nga trắng” Tu-160 Blackjack. Máy bay Mỹ tập trung vào năng lực tàng hình với lượng vũ khí mang theo cực lớn, trong khi Nga lại có mẫu máy bay ném bom siêu thanh Tu-160, đạt vận tốc lên tới 2.220 km/giờ.
Dựa trên các mẫu máy bay này và loại động cơ WS-10, ông Fu nêu ra 3 giả thuyết về loại máy bay ném bom mới của Trung Quốc. Đầu tiên, mẫu oanh tạc cơ tầm xa có thể trang bị tính năng tàng hình nhưng không hoạt động ở vận tốc siêu thanh. Thứ hai, Trung Quốc có thể tập trung phát triển máy bay ném bom chiến lược đạt tốc độ ngang chiến đấu cơ như Nga.
Cuối cùng, Bắc Kinh cũng có thể tham vọng tích hợp cả công nghệ siêu thanh và tàng hình vào cùng một loại máy bay ném bom. Đây là điều mà năng lực kỹ thuật công nghệ Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng, ông Fu nói.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-2 của Mỹ.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia quân sự tin rằng, Trung Quốc sẽ nâng cấp máy bay ném bom chiến lược tầm trung H-6K, để có thể bay liên tục trên quãng đường 8.000-9.000 km. Nhưng ông Fu cho rằng, máy bay như H-6K không nên vươt quá 6.000 km. Máy bay ném bom tầm xa sẽ có khả năng bay gấp đôi quãng đường như vậy và mang theo 20-30 tấn bom.
Quyết định cuối cùng về 3 khả năng chế tạo máy bay phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc, ông Fu nói. Tuy nhiên, có một điều gần như chắc chắn đó là dù đến sau nhưng sự hiện diện của các máy bay ném bom chiến lược tầm xa cho thấy Bắc Kinh đang rút ngắn khoảng cách với các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, thậm chí là có những yếu tố nổi trội hơn.
Wang Yanan, một chuyên gia hàng không Trung Quốc khác nhận định, Bắc Kinh ngả về hướng phát triển máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe giống như Tu-160 của Nga hơn, thay vì dạng cánh bay như B-2 Spirit của Mỹ.
Theo Đăng Nguyễn – China.org.cn (Dân Việt)
Mỹ tiết lộ tên máy bay ném bom tàng hình thay thế B-52
Không quân Mỹ ngày 19.9 thông báo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới của nước này sẽ được đặt tên là "B-21 Raider.
Mỹ phát triển máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới để thay thế oanh tạc cơ B-52.
Cựu chiến binh Richard E. Cole, 101 tuổi, thành viên duy nhất còn sống hiện tại của phi đội "Doolittle Raiders" trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đã thông báo tên dành cho máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới của nước này tại một hội nghị hàng năm của Không quân Mỹ ở Maryland.
May bay ném bom tầm xa tương lai của Mỹ được gọi là B-21 Raider, theo tên của phi đội Doolittle Raiders.
Vào ngày 18.4.1942, phi đội Doolittle Raiders của quân đội Mỹ bao gồm 80 thành viên và 16 máy bay ném bom B-25 đã xuất kích từ tàu sân bay USS Hornet để thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở quân sự và nhà máy gần thành phố Tokyo, Nhật Bản, một đòn trả đũa trận Trân châu cảng do không quân Nhật thực hiện trước đó 4 tháng.
Tên của máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới được lựa chọn theo kết quả một cuộc khảo sát do Bộ tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu Mỹ thực hiện hồi tháng 3.2016. Cuộc khảo sát đã lấy ý kiến từ các phi công hiện tại, quân nhân nghỉ hưu và gia đình họ.
Cuộc khảo sát đã nhận được hơn 2.000 ý kiến đóng góp và "Raider" được Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng David Goldfein và Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah James lựa chọn để đặt tên cho máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới.
Vào tháng 10.2015, hợp đồng chế tạo máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới trị giá 21,4 tỷ USD đã được trao cho Grumman Corp, sau khi tập đoàn này đánh bại hai đối thủ khác là Lockheed Martin và Boeing. Tập đoàn Grumman Corp từng sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit. Không quân Mỹ dự kiến sẽ mua 100 máy bay ném bom thế hệ mới.
"Chúng tôi chưa có con số chính thức", Tư lệnh của Bộ tư lệnh Không quân tấn công toàn cầu Mỹ, Tướng Robin Rand cho biết. "Nhưng chúng tôi dự định mua ít nhất 100 máy bay B-21 Raider".
Máy bay ném bom tàng hình tầm xa B-21 Raider dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong quân đội Mỹ từ giữa những năm 2020.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
Dự đoán năng lực vũ khí hạt nhân Nhật Bản Nhật Bản có thể nhanh chóng xây dựng kho vũ khí hạt nhân phóng từ đất liền hoặc tàu ngầm, trước những căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực và sự suy yếu của Mỹ trong năng lực răn đe hạt nhân. Một vụ nổ hạt nhân. Ảnh minh họa. Theo Washington Free Beacon, đây là dự đoán được nêu trong...