Chế tạo chiến đấu cơ: Ukraine nhắc Nga nhớ lại hào quang?
Tuyên bố chế tạo chiến đấu cơ nội địa, Ukraine dường như đang muốn nhắc Nga nhớ lại thời hào quang, thân thiết giữa 2 nước
Ukraine lên kế hoạch chế tạo chiến đấu cơ nội địa
Mới đây, truyền thông Ukraine đồng loạt đưa tin về việc chính phủ Kiev đang rục rịch phát triển một mẫu máy bay chiến đấu mới.
Theo đó, khi đến tham quan một doanh nghiệp quốc phòng nhà nước hôm 28/4, Tổng thống Ukraine cho biết nước có thể sản xuất một chiến đấu cơ nội địa.
Ông Poroshenko nhấn mạnh, Ukraine là một trong số 5 nước trên thế giới có thể tạo ra một chiến đấu cơ hoàn toàn từ các sản phẩm nội địa, đồng thời tin tưởng rằng, các công ty quốc phòng nước này đủ khả năng tạo ra một loại động cơ nội địa cho các chiến đấu cơ trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, truyền thông Ukraine còn khẳng định, công ty Ivchenko-Progress đã trình lên chính phủ một dự án phát triển chiến đấu cơ 2 ghế ngồi mới, có tên “Chiến đấu cơ hạng nhẹ (LBL)”.
Máy bay mới của Ukraine sẽ giống với tiêm kích MiG-29 do Nga thiết kế
Video đang HOT
Theo thông tin trên tờ Ekonomicheskie Izvestia, mẫu máy bay mới sẽ có thiết kế gần giống tiêm kích MiG-29 do Liên-xô thiết kế nhưng khả năng chiến đấu của nó được trông chờ sánh ngang mẫu JAS 39 Gripen của Thụy Điển, MiG-35 của Nga hay FC-1 Xiaolong của Trung Quốc.
Tuy nhiên ngay sau đó, nhà phân tích quốc phòng Vladimir Tuchkov trên hãng tin online Nga Svobodnaya Pressa đã chỉ ra hàng loạt những điểm còn hạn chế, không khả thi trong kế hoạch này.
Điểm đầu tiên mà ông Tuchkov đề cập đến là cục thiết kế Ivchenko. Theo vị chuyên gia, đây là cục có lịch sử từ năm 1945 và trong hơn 50 năm qua họ liên tục tạo ra các động cơ cho … máy bay vận tải như chiếc An-124 Ruslan do vậy họ không có kinh nghiệm trong lĩnh vực động cơ máy bay chiến đấu.
Điểm thứ hai, đó là các hệ thống điện tử hàng không. Ông Tuchkov nhận định rằng, viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của Ukraine – Kvantum không thể có khả năng tạo ra một hệ thống radar hiện đại trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất như hiện nay. Đặc biệt, sẽ không nước phương Tây nào lại chấp nhận cung cấp vũ khí hiện đại cho một đất nước bất ổn và đang trong thời gian trong chiến tranh.
Điểm thứ ba mà ông Tuchkov khẳng định là quan trọng nhất, đó là vấn đề tài chính. Ukraine không thể có đủ điều kiện tài chính để đầu tư cho dự án này vì nên kinh tế đã đi vào khủng hoảng sâu và nợ đầm đìa các nhà tín dụng quốc tế.
Ukraine nhắc Nga nhớ lại hào quang?
Rõ ràng với những điều kiện như hiện nay, ý tưởng chế tạo chiến đấu cơ nội địa của Ukraine sẽ khó có thể đạt được. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, thông qua những tuyên bố này, chính quyền Kiev đang muốn nhắc Nga nhớ lại hào quang thời còn thân thiết giữa 2 nước trước đây.
Thực tế, trước đây Ukraine đã từng là nước cung cấp cho Moskva phần lớn các thiết bị, phương tiện vũ khí. Tuy nhiên kể từ khi điện Kremlin sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước này, mối quan hệ căng thẳng giữa 2 nước đã khiến chính quyền Poroshenko quyết định hủy toàn bộ hợp đồng vũ khí, quân sự đã được ký kết trước đó.
Dù từng nhập khẩu nhiều thiết bị từ Kiev, tuy nhiên khi Ukraine tỏ vẻ cứng rắn như vậy, điện Kremlin cũng đã có ngay những phương án thay thế mới.
Trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin hồi tháng 6 năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov đã thông báo, Bộ này đang thay thế những linh kiện (vũ khí) được nhập khẩu từ Ukraine.
“Dự kiến, từ năm 2014 – 2025, 826 loại vũ khí và khí tài quân sự sẽ thay thế các mặt hàng nhập khẩu.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, chúng ta đã thay thế các loại linh phụ kiện nhập khẩu từ Ukraine, được sử dụng trong 57/102 loại vũ khí. Chúng ta cũng đã thay thế linh kiện nhập khẩu từ nhập khẩu từ NATO và các nước EU của 7/127 loại vũ khí”, ông Borisov khẳng định.
Ukraine đang nhắc Nga nhớ lại hào quang thời kỳ thân thiết?
Đặc biệt, Ukraine cũng đã từng có ý định làm khó Nga trong vấn đề cung cấp động cơ cho 2 tàu Gepard của Việt Nam trong hợp đồng được ký kết trước đó.
Tuy nhiên sau cùng mọi chuyện đã được giải quyết khi phía Việt Nam chủ động đàm phán và đạt được sự chấp thuận từ phía Kiev để chuyển giao cho Nhà máy Gorky.
Trong bối cảnh đất nước khó khăn, bất ổn như hiện nay, việc chính quyền Poroshenko mong muốn nối lại mối quan hệ thân tình như trước với điện Kremlin ngày càng trở nên xa vời hơn. Moskva đã chủ động khắc phục mọi khó khăn trước việc hủy bỏ hợp đồng đột ngột của Kiev và sẽ không dễ dàng chấp nhận thỏa hiệp vào lúc này.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Liên quân Pháp - Mỹ không kích cơ sở chế tạo bom của IS
Ngày 1/5, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, quân đội Pháp và Mỹ đã cùng triển khai 2 đợt không kích riêng biệt nhằm vào một cứ điểm hậu cần quan trọng của nhóm IS tại Iraq.
Mục tiêu là cứ điểm hậu cần của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đóng tại Al-Qaim, gần biên giới Iraq và Syria. Đây là địa điểm trọng yếu được IS sử dụng làm căn cứ chế tạo một lượng lớn bom và các phương tiện gây nổ trong những vụ tấn công liều chết. Do địa bàn khu vực rộng lớn, quân đội Pháp và Mỹ đã chia ra thực hiện hai đợt tấn công riêng biệt.
Tháng 9/2014, Pháp là quốc gia châu Âu tiên phong tham gia lực lượng liên minh quốc tế chống IS do Mỹ đứng đầu với nhiệm vụ thực hiện các cuộc không kích nhằm vào những khu vực do IS kiểm soát theo yêu cầu hỗ trợ từ phía Chính phủ Iraq.
Theo_VTV
Nga hoàn thiện tên lửa siêu thanh khiến Mỹ run sợ Ngày 19/4/2016 tại trường bắn của tỉnh Orenburg, Nga phóng thành công tên lửa RS18B "Stilet"-đây là một sự kiện gây chú ý đặc biệt cho các chuyên gia cả Nga Mỹ. Thực ra, chính bản thân tên lửa RS-18B " Stilet" đã có trong trang bị của Quân đội Xô Viết (nay là Nga) từ năm 1979 và không có gì lạ...