Chế tài mạnh vi phạm giao thông
Lãnh đạo UBND TPHCM kiến nghị với Đoàn Giám sát Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tăng hình thức chế tài đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
CSGT quận 12 – TPHCM kiểm tra người sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông
Sáng 26-7, làm việc với Đoàn Giám sát Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về kết quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ông Nguyễn Hữu Tín, đề xuất tăng hình thức chế tài đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông (ATGT), nhất là các hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng người điều khiển phương tiện.
Uống rượu bia khi lái xe: Nguy hiểm
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn TPHCM giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (số vụ giảm hơn 30%, số người chết giảm hơn 27%). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Tín, sự quyết liệt trong xử phạt vi phạm giao thông ở TPHCM thời gian qua vẫn chưa đủ bởi nguyên nhân tai nạn xuất phát từ ý thức kém của người đi đường rất cao (chiếm trên 25%).
Từ thực tế này, TPHCM kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi một số quy định trong Nghị định 34, chú trọng tăng mức chế tài đối với các hành vi vi phạm về trật tự ATGT, nhất là các hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng người điều khiển phương tiện. Đại tá Ngô Minh Châu, Phó Giám đốc Công an TPHCM, phân tích: Qua quá trình điều tra, có 7 hành vi vi phạm trực tiếp dẫn đến TNGT, trong đó có các hành vi nguy hiểm: Đi không đúng làn đường, chạy quá tốc độ, tránh – vượt không đúng quy định, người đi bộ không đi đúng phần đường, sử dụng rượu bia khi lái xe…
Ông Nguyễn Hữu Tín lo ngại: “Hiện nay, hành vi đe dọa tính mạng, tài sản người khác bị xử lý hình sự, trong khi uống rượu bia mà tham gia giao thông cũng đe dọa tính mạng người khác nhưng chỉ bị xử lý hành chính. Các nước khác đã đưa hành vi này vào xử lý hình sự”. Trong năm 2011, lực lượng CSGT TPHCM đã xử lý hơn 5.000 trường hợp tài xế uống rượu bia; từ đầu năm 2012 đến nay, xử lý hơn 2.000 trường hợp, tuy có giảm nhưng vẫn đáng lo.
Video đang HOT
Xử lý đua xe: Nhiều lấn cấn
Tình trạng đua xe và cách xử lý còn nhiều lấn cấn cũng được các thành viên Đoàn Giám sát Ủy ban Pháp luật của Quốc hội quan tâm bởi TPHCM đang thí điểm các biện pháp nhằm ngăn chặn thực trạng này, như: tăng mức phạt vi phạm giao thông trong khu vực nội đô, phạt nặng 8 hành vi liên quan đến đua xe, xe đua bị tạm giữ sẽ chịu mức phạt 500.000 đồng/ngày tiền bến bãi…
Theo đại tá Ngô Minh Châu, do thực hiện quyết liệt nên đến nay, việc thanh thiếu niên tụ tập lạng lách, biểu diễn, đua xe đã giảm hẳn nhưng vẫn còn điều khó khăn là chưa cưỡng chế triệt để người vi phạm. Đa số đối tượng đua xe khi bị tịch thu thì bỏ phương tiện, không quay lại đóng phạt. Do đó, chỉ còn cách đưa họ vào quản lý nhưng chỉ có thể áp dụng khi đối tượng ở TPHCM, còn ở tỉnh khác thì rất khó.
Việc tạm giữ phương tiện đến nay vẫn nan giải với TPHCM. Dù TP đã giao lực lượng TNXP thuê đất và giữ phương tiện trong điều kiện tốt hơn nhưng phí tạm giữ hiện còn quá thấp, chỉ 6.000 đồng/ngày, nên không đủ thanh toán tiền thuê mặt bằng. Kho bãi đang quá tải, quy trình thanh lý xe tạm giữ hết hạn quá rườm rà nên TP đã kiến nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi.
Trước những ý kiến của TPHCM, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT, thành viên đoàn giám sát, cho biết sắp tới, bộ sẽ kiến nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đưa vào sửa đổi để áp dụng hiệu quả hơn.
Tài xế gây TNGT: Xử lý cả chủ phương tiện Vấn nạn tài xế xe tải ngủ gật gây TNGT hay chở quá tải cũng được các thành viên đoàn giám sát quan tâm. Theo đại tá Ngô Minh Châu, Công an TPHCM từng kiến nghị nếu tài xế chở quá tải hay ngủ gật gây TNGT thì không chỉ xử lý tài xế mà phải xử lý luôn cả chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp. Khi đó mới bảo đảm công bằng bởi tài xế phải chịu áp lực từ chủ phương tiện.
Theo NLD
Xe dù, bến cóc hoành hành
Suốt một thời gian dài, khu vực xung quanh bến xe Nước Ngầm - cửa ngõ lưu thông quan trọng ở phía nam Hà Nội - xe dù, bến cóc lộng hành khiến nhiều hành khách khốn khổ.
Xe dù 29B-004... dừng đỗ và bắt khách ngay giữa đường (cách cổng bến xe Nước Ngầm khoảng 300m) - Ảnh: Lâm Hoài
Sau nhiều ngày đeo bám, chúng tôi đã ghi nhận được quy luật đi lại và các mánh khóe thao túng của các loại xe dù, bến cóc khu vực này.
Nhét khách lên xe rồi chạy lòng vòng
Một chiều cuối tháng 7, chiếc xe khách biển số 29B-004... chạy chầm chậm qua cổng chính bến xe Nước Ngầm rồi đỗ xịch trên đường nhánh nằm dưới chân đường trên cao, hướng ra đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cách cổng chính bến xe khoảng 300m. Từ xa, sau một lúc lâu chèo kéo, một "cò" xe thuyết phục được một cô gái ngồi lên xe máy cà tàng của anh ta rồi rú ga đuổi theo chiếc xe khách trên. Đến điểm đỗ của chiếc xe khách, tay "cò" nhanh chóng đẩy cô gái lên cửa rồi lại quay vòng ra bến tiếp tục "nhặt" khách mới. Có thêm được một hành khách, chiếc xe lăn bánh từ từ hướng ra đường gom phía sau bến xe Nước Ngầm rồi mất hút về phía khu đô thị Pháp Vân.
Tạm giữ 3 xe dù Từ ngày 17-7 đến nay, đội cơ động xử lý vi phạm giao thông (gồm liên ngành thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông) và đội thanh tra giao thông Q.Hoàng Mai đã lập biên bản xử phạt hành chính và tạm giữ ba xe dù chạy tuyến Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo đại diện đội cơ động, các xe này tài xế không có giấy phép lái xe, không có phù hiệu xe khách, thiếu đăng ký xe... nhưng vẫn hoạt động công khai khu vực cửa ngõ phía nam.
30 phút sau, sau một hồi chạy lòng vòng, chiếc xe trên lại ló đầu ra đường Ngọc Hồi (đoạn cầu vượt bộ hành) rồi dừng hẳn trước cổng Công ty XNK Nông nghiệp (cách cổng sau bến xe Nước Ngầm chỉ khoảng 200m). Nhà xe lặp lại kịch bản cũ như thế tới hơn một giờ sau, khi lượng khách được đội ngũ "cò" tìm kiếm gần đầy xe mới chạy ra đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để bắt đầu hành trình.
Ngoài chiếc xe trên, chúng tôi ghi nhận được một số xe khác cùng kịch bản bắt khách như trên và chỉ chịu chuyển bánh ra đường cao tốc sau khi lượng khách trên xe đã "hòm hòm".
Ngoài xe dù, khu vực lân cận bến xe Nước Ngầm còn có một số bến cóc ngang nhiên hoạt động. Điểm thứ nhất là một bãi đỗ không tên, được trưng dụng từ khoảnh đất nhếch nhác, bụi mù nằm khuất dưới chân cầu vượt Pháp Vân. Bãi này được quây lại bằng các tấm lưới thép, khu vực hai bên được cắt lưới để làm "cửa" ra vào. Cùng thời điểm ghi nhận chiếc xe dù 29B-004... nói trên, chúng tôi thấy xe khách mang biển số 37V-20... đổ khách ngay tại bãi này.
Cách điểm này khoảng 500m là một bến cóc khác hoạt động nhộn nhịp hơn, luôn thường trực 4-5 xe khách. Bến này nằm ngay trên đường gom phía sau bến xe Nước Ngầm, hướng về khu đô thị Pháp Vân. Các xe khách hoạt động tại đây chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An... Nhiều ngày chứng kiến cảnh đón trả khách khá nhộn nhịp ở đây nhưng chúng tôi không hề thấy sự xuất hiện hay tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng ở khu vực này.
Chế tài, xử lý còn nhẹ
Theo ông Nguyễn Văn Lập - giám đốc bến xe Nước Ngầm, tình trạng xe dù, bến cóc, "cò" xe hoạt động lộn xộn khu vực xung quanh bến diễn ra trong một thời gian dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của bến. Để dẹp tối đa nạn "cò", bến xe Nước Ngầm đã quy định chỉ có những hành khách có vé mới được vào khu vực bên trong bến. Còn xe dù hoạt động bên ngoài bến xe nên lực lượng của bến không thể xử lý được, chỉ có thể nhắc nhở, xua đuổi khi các xe này hoạt động trước cửa bến.
Ông Hoàng Văn Mạnh, phó chánh thanh tra GTVT (Sở GTVT Hà Nội), thừa nhận xe dù hoạt động lộn xộn tại khu vực cửa ngõ phía nam Hà Nội. Ông Mạnh cho biết riêng lực lượng thanh tra giao thông đã phải điều động nhiều phòng nghiệp vụ và đội chuyên ngành để đi tuần tra, xử lý liên tục tại địa bàn phức tạp này. Ngoài ra, lực lượng thanh tra giao thông thường xuyên lên kế hoạch phối hợp với cảnh sát hình sự, cảnh sát trật tự (Công an TP Hà Nội) xử lý vi phạm về xe dù, bến cóc tại khu vực này. Tuy nhiên theo ông Mạnh, đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm được.
Ông Mạnh cho rằng chế tài, xử lý đối với xe dù hiện nay tối đa chỉ tạm giữ xe 10 ngày, tước giấy phép lái xe một tháng và xử phạt hành chính là còn nhẹ, chưa đủ mạnh để răn đe. "Khi hết hạn tạm giữ, thả xe ra là họ hoạt động trở lại. Tước giấy phép của lái xe này thì họ thay lái xe khác" - ông Mạnh cho hay. Chưa kể, theo ông Mạnh, đội ngũ chạy xe dù hoạt động rất manh động và bố trí cả người theo dõi ngược lại lực lượng chức năng. Trong khi đó, lực lượng thanh tra giao thông chỉ có thẩm quyền tuần tra, phát hiện, xử phạt. "Công cụ duy nhất của chúng tôi là biên bản xử phạt, không hề có công cụ hỗ trợ nên rất khó trấn áp, cưỡng chế khi đối tượng liều lĩnh chống đối" - ông Mạnh nói.
Trung tá Nguyễn Hồng Thái, đội trưởng đội cảnh sát giao thông số 4 (Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội), cho biết đội luôn bố trí lực lượng tuần tra thường xuyên, phát hiện và xử phạt rất nhiều trường hợp xe dừng đỗ, đón trả khách sai quy định tại khu vực xung quanh bến xe Nước Ngầm. Tuy nhiên, tình trạng này lắng một thời gian rồi bùng phát trở lại.
Theo Tuổi Trẻ
Cần có chế tài mạnh với DN phát tờ rơi gây mất mỹ quan Luật sư Đinh Thế Hùng cho biết: Hành vi phát tờ rơi có nội dung quảng cáo tại các ngã tư, ngã năm vừa gây cản trở giao thông, vừa làm mất vệ sinh môi trường do người tham gia giao thông vứt bỏ các tờ rơi này. Vài năm trở lại đây, khi nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập...