Chế phẩm bảo vệ gan từ cây An xoa
Chế phẩm được tạo từ cao chiết etyl acetat của thân và lá cây An xoa.
Cây An xoa được coi là khắc tinh của bệnh gan.
Chế phẩm có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc ức chế hai enzym aspartat aminotransferaza (AST) và alanin aminotransferaza (ALT) khi gan bị tổn thương.
Tìm ra hoạt chất quý
TS Nguyễn Thanh Trà và cộng sự, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa nhận bằng độc quyền giải pháp hữu ích “Quy trình bào chế chế phẩm có tác dụng bảo vệ gan từ cây An xoa (Helicteres hirsuta)” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
Chế phẩm được tạo từ cao chiết etyl acetat của thân và lá cây An xoa, có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc ức chế hai enzym aspartat aminotransferaza (AST) và alanin aminotransferaza (ALT). AST và ALT sẽ được phóng thích vào trong máu và tăng rõ rệt khi gan bị tổn thương.
TS Nguyễn Thanh Trà cho biết, cây An xoa (hay Dó lông, Tổ kén cái) có tên khoa học là Helicteres hirsuta Loureiro thuộc họ Trôm Sterculiaceae. An xoa là loại cây bụi, cao khoảng 1 – 3m, nhánh hình trụ, có lông. Lá hình trái xoan, dài 5 – 17 cm, rộng 2,5 – 7,5 cm, gốc thuôn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, mép có răng không đều.
Mặt dưới lá màu trắng, cả hai mặt phủ đầy lông hình sao, cuống lá dài 0,8 – 4cm, lá kèm hình dải. Cụm hoa là những bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ, cuống hoa có khớp, đài hình ống phủ lông hình sao, chia 5 răng.
Cây An xoa phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Ở Việt Nam, loại cây này thường gặp ở các đồi cây bụi, rừng thưa, ven rừng, từ Bắc vào Nam, nhưng phân bố nhiều nhất ở Bình Phước, Lâm Đồng và ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo y học cổ truyền, từ xa xưa, cây An xoa được xem như là một bài thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị xơ gan của người dân tộc thiểu số ở Campuchia. Sau này, người Campuchia đã bày cách cho người dân ở Bình Phước uống cây này cho kết quả tốt.
Cho đến gần đây, cây An xoa nổi lên như bài thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan hiệu quả. Loài cây này được gọi là “khắc tinh của bệnh gan” như chống viêm gan, giảm tích tụ mỡ trong gan, loại bỏ chất độc, tăng cường bài tiết dịch mật, giảm đau, chống viêm.
Hiện nay, trên thị trường đang có bán các sản phẩm thảo dược từ cây An xoa dưới dạng bài thuốc cổ truyền trong đó có kết hợp với Cà gai leo, Diệp hạ châu hay Nấm lim xanh giúp mát gan, giải độc gan, nhằm hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan. Cây An xoa còn được dùng để chữa nhiều bệnh khác như cảm cúm, sỏi, ung nhọt hay kiết lỵ.
Video đang HOT
Thử nghiệm khả quan
Nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình bào chế chế phẩm từ thân và lá cây An xoa có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc đánh giá hai chỉ tiêu enzym quan trọng liên quan đến bệnh gan là AST và ALT. Ở người khỏe mạnh hàm lượng AST và ALT trong máu thấp. Khi gan bị tổn thương AST và ALT được phóng thích và tăng rõ rệt. Vì vậy, AST và ALT là hai thử nghiệm quan trọng để phát hiện bệnh gan.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình bào chế chế phẩm bảo vệ gan từ thân và lá cây An xoa và thử nghiệm tác dụng bảo vệ gan của chế phẩm này trên mô hình gan chuột bị gây tổn thương bằng paracetamol.
Trong đó, quy trình này bao gồm các bước: Mẫu bột khô cây An xoa bao gồm thân và lá được ngâm trong EtOH 70% có gia nhiệt và khuấy. Lọc thu dịch chiết, cô quay lại thu hồi dung môi cho tới khi dịch chiết còn lại từ 2 – 2,5 lít. Tiếp tục hòa dịch này với nước theo tỉ lệ 1:1.
Dịch này được chiết phân bố với n-hexan nhằm loại bỏ chất màu và acid béo. Thu pha n-hexan và pha nước riêng rẽ. Pha nước tiếp tục được chiết phân bố với EtOAc, và cô quay dưới áp suất giảm loại EtOAc đến khô kiệt thu được cao chiết. Sấy chân không ở 50C thu được cao khô EtOAc, sau đó nghiền nhỏ thu được sản phẩm.
Nhóm đã định lượng hàm lượng flavonoit tổng số có trong chế phẩm bằng phương pháp đo quang (UV-VIS) với chất so sánh chuẩn là quercetin. Các hợp chất phenolic dạng favonoit là lớp chất chính quyết định đặc tính chống các tác nhân oxy hóa, gây hại cho tế bào gan.
Xác định hoạt độ hai enzym AST và ALT trong huyết thanh chuột, cùng với sự quan sát mô bệnh học của gan chuột thực nghiệm để đánh giá tác dụng bảo vệ gan của mẫu thử nghiệm. Đánh giá độc tính cấp trên mô hình thử nghiệm với chuột theo đường uống cho thấy hiệu quả đạt được của giải pháp hữu ích.
Nhóm đã thu nhận được chế phẩm từ thân và lá cây An xoa. Quy trình được thực hiện đơn giản, xác định được hàm lượng favonoit có trong chế phẩm là 9,85%.
Ở liều lượng 3000 mg/kg, chế phẩm từ cây An xoa làm giảm 50 – 60% hàm lượng AST và ALT trong máu. Chế phẩm từ cây An xoa an toàn, không gây độc trên chuột với giá trị LD50 10000 mg/kg thể trọng.
Theo TS Nguyễn Thanh Trà, kết quả này là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển và sử dụng chế phẩm cây An xoa trong hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan.
Đây sẽ là giải pháp bảo vệ sức khỏe an toàn, không gây hại, không có tác dụng phụ do có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, giá thành rẻ do nguồn nguyên liệu phong phú, khai thác tại chỗ.
Nghiên cứu có nhiều tiềm năng để thương mại hóa do hiện nay nhu cầu về sản phẩm bảo vệ gan từ thảo dược lành tính rất lớn. Nhóm sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu để cho ra sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan mật.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Đông trùng hạ thảo từ lâu được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, vậy uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Từ lâu đông trùng hạ thảo được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Vậy, uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng. Tên khoa học của loài này là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. Chúng thuộc họ Nang khuẩn Ascomycetes họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.
Tên đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sâm.
Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con con vật làm nó chết.
Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền với đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm để dùng.
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe.
Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều ở Tứ Xuyên và tốt nhất ở Tây Tạng.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Bài viết của ThS.BS. Phạm Đức Thắng, BS. Đỗ Thị Ly - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, theo y học cổ truyền, dược liệu đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn, quy vào hai kinh phế và thận, tác dụng ích phế thận, bổ tinh tủy, chữa thần kinh suy nhược, ho kéo dài, lưng gối đau mỏi, liệt dương, di tinh.
Đây là loại dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng đặc biệt. Nhiều nghiên cứu chứng minh loại dược liệu này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa miễn dịch, chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường chức năng thận, chống loãng xương, điều trị rối loạn đường huyết, rối loạn mỡ máu.
Một số bài thuốc có đông trùng hạ thảo
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương - Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số món ăn, bài thuốc, trà thuốc... có trùng thảo, bổ dưỡng:
Bài 1: Đông trùng hạ thảo 5g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm phế quản mạn tính.
Bài 2: Đông trùng hạ thảo 5g, tục đoạn 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, ngưu tất bắc 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Dùng tốt cho người đau mỏi thắt lưng, kinh nguyệt kéo dài, nhạt màu, ra ít, đầu váng mắt hoa.
Bài 3: Thục địa 10g, liên tu 10g, đông trùng hạ thảo 10g, câu kỷ tử 10g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa liệt dương, di tinh.
Món ăn, trà thuốc, rượu thuốc có đông trùng hạ thảo
- Thịt gà hầm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10g, thịt gà ác 200g hầm nhừ, thêm gia vị. Chia ăn 1-2 lần trong ngày.
Công dụng: Dùng tốt cho người bị thiếu máu, liệt dương, di tinh.
- Trà đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10 cọng cho vào ấm trà, đổ nước sôi trong 10 phút. Uống trà hàng ngày.
Công dụng: Mát phổi, ích khí tráng dương dùng cho người liệt dương, di tinh.
- Rượu đông trùng hạ thảo: Đông trùng 100g, kỷ tử 50g, ngâm với 7 lít rượu 40o sau 10 ngày có thể dùng được. Ngày 1 lần buổi tối 30ml.
Công dụng: Chữa chứng đau lưng, mỏi gối...
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?". Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Người trẻ bị suy thận ngày càng nhiều Nếu trước đây, bệnh thận chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 tuổi, thì nay tỷ lệ người trẻ được chẩn đoán suy thận ngày càng nhiều hơn. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Duy Hiệu. Tại Việt Nam, có khoảng trên dưới 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận...