Che nồi điện bằng khăn có tác dụng lớn, nhiều người sẽ hối hận vì không biết sớm hơn
Chỉ cần dùng chiếc khăn sạch là bạn đã có thể vừa tiết kiệm điện năng lại giúp nấu cơm nhanh hơn.
Nồi cơm điện ngày nay đã trở thành vật không thể thiếu trong gia đình, không những tiện lợi mà giá thành cũng rất phải chăng, phù hợp với kinh tế của mọi nhà. Nồi cơm điện tuy dễ sử dụng nhưng nếu bỏ túi thêm những mẹo bổ trợ sẽ khiến nó càng trở nên hữu ích và bền đẹp hơn.
Trong đó có một cách đơn giản mà chỉ cần dùng chiếc khăn sạch là bạn đã có thể vừa tiết kiệm điện năng lại giúp nấu cơm nhanh hơn. Rất đáng để học hỏi!
1. Rút ngắn thời gian nấu nướng
Thiết kế của nồi nấu cơm ngày càng tân tiến, nấu cơm tiện lợi và an toàn nên được sử dụng cho hầu hết các bữa cơm trong ngày. Mặc dù nồi cơm điện không cần mọi người quan tâm đến độ lớn nhỏ của nhiệt khi nấu cơm, nhưng đây cũng là điểm bất tiện của nó.
Ví dụ như khi bạn đi làm về khuya, sau giờ làm việc vất vả đã đói mà phải đợi nồi cơm điện nấu lâu. Lúc này, bạn nên phủ một chiếc khăn lên nồi cơm điện sẽ tốt hơn. Bạn sẽ thấy thời gian nấu nướng được rút ngắn lại, không còn phải mất nhiều thời gian để đợi cơm.
Lưu ý: Không dùng khăn che lỗ thoát khí của nồi cơm điện, nếu không hơi nước sẽ không thoát ra ngoài có thể làm hỏng nồi cơm điện, thậm chí gây nguy hiểm.
2. Tiết kiệm điện năng
Video đang HOT
Như đã đề cập trước đó, nồi cơm điện được phủ một lớp khăn, có thể giảm thời gian nấu cơm. Vì thời gian hoạt động của các thiết bị điện bị giảm xuống.
Một điều nữa, sau khi cơm chín, nhiều gia đình thường để cắm điện để giữ ấm, để những người về khuya ăn không cần hâm nóng lại bữa ăn. Tuy nhiên, dù lượng điện tiêu thụ không nhiều khi cắm điện nhưng tổng điện năng tiêu thụ theo thời gian là tương đối lớn. Ngoài ra, việc cắm điện còn làm giảm tuổi thọ của nồi cơm điện một cách trá hình.
Vậy làm cách nào để giữ ấm cơm mà không cần cắm điện? Lúc này, vấn đề đã được giải quyết bằng cách phủ một chiếc khăn lên trên. Đậy khăn có thể làm giảm lượng nhiệt thất thoát trong nồi cơm điện, do đó không cần các phương pháp giữ nhiệt tốn điện mà hiệu quả cũng không tồi.
3. Chống bẩn
Ngoài bếp, bồn rửa và các góc khác, một số thiết bị điện cũng dễ bị bám bụi. Trong đó những chiếc nồi cơm điện thường dùng của chúng ta hàng ngày có rất nhiều hơi nước, theo thời gian những nơi ẩm ướt đó trở thành điều kiện tuyệt vời để bám bẩn.
Dù có thói quen lau bề mặt nồi cơm điện hàng ngày nhưng vẫn không thể loại bỏ hết những bụi bẩn bám trong các kẽ hở. Chính chiếc khăn thấm nước chảy ra từ lỗ thoát hơi của nồi cơm điện sẽ một lần nữa giúp nồi không bị ướt, giảm bớt khả năng bám bụi, quá trình lau chùi cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thay khăn sạch hằng ngày và giặt giũ, phơi khô thường xuyên. Ngoài ra, sau khi nấu xong, đậy kín bề mặt của nồi cơm điện để không chỉ giữ ấm mà còn ngăn bụi xâm nhập vào lỗ thông hơi hoặc các khe hở khác.
5 thiết bị trong nhà đừng bật thường xuyên, đó là thứ ngốn điện hơn cả điều hòa
Cùng với máy lạnh, quạt lạnh là thiết bị được ưu tiên dùng nhiều hơn hẳn trong mùa nóng.
Chúng ta vẫn thường nghĩ điều hòa là thiết bị làm mát tiêu thụ điện năng đáng kể nhất trong nhà. Tuy nhiên, vẫn còn những thiết bị điện khác tiêu tốn điện năng không kém mà nếu không chú ý, chúng sẽ "ngốn" không ít chi phí trong cuối tháng.
Tủ lạnh
Đây có thể coi là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong gia đình. Được bật xuyên suốt, chính vì vậy tủ lạnh mặc dù có công suất không quá lớn nhưng lại là thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất.
Với một chiếc tủ lạnh có dung tích cỡ nhỏ là 150 lít với công suất từ 100-150 W. Trong một ngày, chiếc tủ lạnh này sẽ tiêu hao khoảng 4 kWh đến 5 kWh. Đối với những chiếc tủ lạnh có công suất và kích cỡ lớn hơn sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn khoảng 6 kWh điện mỗi ngày. Đây là một công suất không hề nhỏ đối với thiết bị điện trong gia đình. Việc mở ra mở vào nhiều lần trong ngày khiến máy phải hoạt động nhiều dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng vọt.
Nồi cơm điện
Là một thiết bị rất phổ biến trong gia đình, được sử dụng hằng ngày. Có rất nhiều bà nội trợ vì không có thời gian nên thường cắm cơm rất sớm.
Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hao tốn điện năng hơn cả điều hòa. Thời gian cắm điện kéo dài càng lâu thì điện năng để hâm nóng cơm càng tăng cao. Dễ gây lãng phí điện năng.
Với một chiếc nồi cơm điện có dung tích khoảng 1,2 lít sẽ có công suất tương đương 350-400W. Một chiếc nồi cơm điện như vậy nếu hoạt động trong hai giờ, trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 0,75 kWh. Đối với nồi cơm có dung tích lớn hơn thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn nữa.
Tivi
Đây là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Rất nhiều người có suy nghĩ tivi sẽ không tốn bao nhiêu tiền điện đâu vì chiếc tivi có công suất khá nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy.
Đối với những chiếc tivi có màn hình 32 inch có công suất khoảng 40W. Nếu Tivi được bật liên tục trong sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng. Ngoài lượng điện tiêu thụ ở màn hình thì lượng nhiệt tỏa ra từ tivi cũng gây hao mòn điện một cách đáng kể.
Ngay cả khi ở trong trạng thái không hoạt động chiếc TV được cắm điện cũng có thể khiến gia đình bạn tiêu tốn một khoảng 500.000 đồng tiền điện một năm.
Máy tính để bàn và laptop
Máy tính để bàn và laptop vẫn sẽ hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn đã tắt bằng lệnh turn off. Trung bình, các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày.
Tức là trong mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của gia đình bị đội lên khoảng 3 số điện vô ích cho mỗi chiếc máy tính ở trong nhà. Con số này sẽ cao lên gấp 15 lần nếu như bạn có thói quen để máy ở chế độ "Sleep".
Quạt lạnh
Cùng với máy lạnh, quạt lạnh là thiết bị được ưu tiên dùng nhiều hơn hẳn trong mùa nóng. Một chiếc quạt lạnh bình thường sẽ có công suất từ 80W đến 200W, như vậy nếu bật quạt điện 6 giờ mỗi ngày thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ vào khoảng 0.48 kWh đến 1.2 kWh.
Ngoài ra, đối với quạt điện thông thường khoảng 40W, nếu bật năm giờ mỗi ngày với tốc độ cao nhất thì người dùng sẽ phải trả thêm khoảng 2 ký điện mỗi tháng so với việc để quạt chạy ở mức độ thấp nhất.
Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, kiểm tra ngay xem trong nhà có phạm phải sai lầm này không Bật bình nóng lạnh suốt cả ngày, ngắt điện một số thiết bị điện khi không sử dụng,... là những thói quen phản khoa học. Đôi khi những thói quen hàng ngày của nhiều người tưởng chừng có thể giảm lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình, nhưng thực tế lại càng khiến tiền điện tăng nhanh, thậm chí giảm tuổi thọ...